Sóng Thần

Sóng Thần tiếng nói của người viễn xứ, gửi về quê hương yêu dấu, niềm tin và hy vọng Dân Chủ Đa Nguyên

 
 
 
     Ước Vọng Toàn Dân
 

Thư Hà Tây Hà Tây, ngày 20 tháng 12 năm 2007

 

  Nguyễn Thượng Long 

 

NN và NP thân mến !

    Vấn đề mà cả hai bạn thường thắc mắc với tôi đă có câu trả lời rồi đấy. Hai chủ nhật vừa qua, những ǵ đă xảy ra trước cửa Đại sứ quán Trung Quốc ở Hà Nội và trước cửa Lănh sự quán Trung Quốc ở Sài G̣n đă đủ sức để nói rằng: Ḷng yêu nước chưa bao giờ lụi tắt trong ḷng dân tộc chúng ta. Người Việt Nam chúng ta dù ở trong nước, dù ở nước ngoài, dù chính kiến người này người nọ chưa chắc đă hoàn toàn đồng thuận với nhau th́ mẫu số chung của tất cả chính là thái độ dứt khoát không ngồi im khi phải chứng kiến những bộ phận lănh thổ thiêng liêng của tổ tiên dân tộc đang bị Trung Quốc thoán đoạt bằng những cách thức rất tầm thường về mặt liêm xỉ.

    Trong những trang thư vội vă này, thật khó ḷng mà chuyển tải hết được tới các bạn những ǵ  đă diễn ra trong hai ngày đáng nhớ đó. Có lẽ tốt nhất tôi xin trích đoạn một số trang ghi chép của tôi khi tôi vinh dự đứng cùng với sinh viên và học sinh của chúng ta trong hai ngày đáng nhớ vừa qua.

    Ngày 9/12/2007

    Mấy ngày trước Mobile của tôi xuất hiện một tin nhắn lạ “8h30’ sáng ngày 9/12/2007 sẽ có một cuộc biểu t́nh trước cửa sứ quán Trung Quốc”. Tôi biết ngay, lại vấn đề Hoàng Sa, Trường Sa rồi đây. Phía Trung Quốc mới thành lập đơn vị hành chính Tam Sa quy tụ cả Hoàng Sa và Trường Sa của chúng ta vào đảo Hải Nam làm một. Như thế là toàn bộ lănh hải của chúng ta chỉ c̣n là cái ao tù bị họ vây bủa kín bưng. Không cần quan tâm đến việc ai đă nhắn tin cho tôi, tôi sẽ đến với cuộc biểu t́nh này. Ḿnh đến với mọi người để thể hiện ḷng yêu nước th́ có ǵ phải ngần ngại.

    Suốt dọc đường đi, trong tôi trộn lẫn những suy tư hào sảng lẫn với không ít những ưu phiền. Là một thầy giáo dạy địa lư suốt 37 năm qua là 37 năm tôi dạy học sinh của tôi: “Phần đất liền của tổ quốc chúng ta có diện tích 330991km2 và phần lănh hải của chúng ta cùng với hệ thống đảo và quần đảo có diện tích gấp nhiều lần như thế”. Thế mà sách giáo khoa Địa lư thí điểm cho ban khoa học XH &NV năm học 2007-2008 xanh rờn ḍng chữ diện tích phần đất liền của chúng ta chỉ có 329297 km2!. Vậy th́ 330991km2 - 329297 km2 = 1694km2 đất đai của ông cha để lại đi đâu mất rồi hỡi trời, hỡi đất, hỡi người Việt Nam !.

    Thôi cố mà quên đi cái nỗi đau Hoàng Sa thất thủ trong ngày 9/1/1974 mà không mấy ai sống ở miền Bắc được biết đến để mà tự chít lên đầu ḿnh một vành khăn trắng khi hơn 70 con dân đất việt đă ngă  xuống trong cuộc đọ sức quả chênh lệch giữa Hải quân Việt Nam cộng hoà với không quân và hải quân Trung Quốc. Mảnh đất Hoàng Sa thiêng liêng của ông cha đă bị chúng chiếm giữ, xây đồn bốt, mở tua du lịch và nghênh ngang nhóm ngó kiểm soát không phận, hải phận chúng ta.

    Thôi cố mà quên đi cái công hàm hết sức tai hại năm 1958 mà những ai đă v́ quá nông cạn và nhẹ dạ đă t́nh nguyện trao vào tay kẻ cướp cái lá bài để hôm nay chúng chạy tội mỗi khi chúng xả súng bắn giết ngư dân của ḿnh.

    Chả lẽ hơn 50 năm ra đời, cái công hàm đó vẫn đủ sức triệt khẩu hơn 600 tờ báo và tạp chí trong nước, không cho phép họ ho he ǵ về chuyện này hay sao!

    Chả lẽ cái công hàm đơn phương tán dương sự xâm lăng của kẻ cướp đó lại thay thế được tuyên bố đanh thép của chính phủ Trần Văn Hữu trên diễn đàn liên hiệp quốc tại Xanfransico 1952 rằng: “Tây Sa và Nam Sa là lănh thổ thiêng liêng của quốc gia Việt Nam”.

    Chả lẽ cũng v́ cái công hàm tai hại đó mà mỗi lần kẻ láng giềng tham lam giở tṛ th́ người phát ngôn của chúng ta chỉ được phát phát lại măi đoạn băng rè:

    “Phía Việt Nam đầy đủ chứng cứ để khẳng định chủ quyền của ḿnh trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa”. Phản đối theo kiểu : “Phản đối xong! tất cả lại về! ồ ô ố ồ ô!”. Trong khi đó rất nhiều diện tích đất đai ở biên giới đă bị mất. Nghe nói muốn đến thăm thác đẹp Bản Giốc giờ đây phải có hộ chiếu ! Ải Nam Quan nơi lưu giữ những kỉ niệm vô giá của cha con Nguyễn Phi Khanh và Nguyễn Trăi đă trở thành một mục Nam quan đầy nḥm ngó, rồi lại trở thành một Hữu Nghị Quan đầy lèo lá và giờ đây đă tụt sâu vào đất khách quê người rồi.

    Măi rà soát, rượt lại những ǵ mà cả đời tôi đă trải nghiệm, tôi đă chan hoà vào đám đông sinh viên học sinh trước cửa sứ quán Trung Quốc lúc nào không rơ. Xung quanh tôi là các em, các cháu chỉ trạc tuổi con tôi, học sinh những khoá sau của tôi. Họ đang say sưa gào thét:

*  Việt Nam! chủ quyền !

*  Trường Sa - Hoàng Sa là của người Việt Nam !

*  Đả đảo Tam Sa !

*  Tẩy chay hàng hoá Trung quốc !

    Có một điều tôi rất lạ là thái độ của công an, của Cảnh Sát Cơ Động. Trong tay họ lăm lăm dùi cui gỗ, dùi cui điện nhưng thái độ của họ lại khá ôn hoà. Có lẽ trong họ cũng có cái ǵ đó đang rần rần chảy như trong huyết quản của mọi người dân Việt. Có lẽ chỉ v́ bộ sắc phục, v́ một mệnh lệnh nào đó đă bắt họ phải g̣ ḿnh trong vai diễn bất đắc dĩ này. Đám đông xung quanh tôi sau một hồi hô khẩu hiệu, tất cả lại rùng rùng chuyển động và cùng ḥa ca: “Kết đoàn chúng ta là sức mạnh ! Kết đoàn chúng ta là thép gang !” và rồi Tiến  Quân Ca, là Dậy Mà Đi Hỡi Đồng Bào Ơi!

    Tôi thực sự thấy cay cay nơi khoé mắt khi phải chứng kiến cháu sinh viên đứng cạnh tôi đă khản giọng v́ gào thét, khi nhận ra tôi cháu nói lớn : Hăy để thầy Long cầm trịch các bạn ơi! Tôi vội bảo : đừng các cháu. Người Trung Quốc hôm nay người ta không sợ ǵ thế hệ già chúng tôi đâu. Các cháu là tương lai của đất nước. Họ sẽ phải nghĩ lại, tỉnh ngộ trước các cháu chứ họ chẳng lạ ǵ, chẳng sợ ǵ những người mà họ đă góp phần đào tạo suốt mấy thập kỉ nay. Cuộc đối thoại giữa tôi và các cháu sinh viên chưa kết thúc th́ một chiếc xe cảnh sát đỗ xịch trước mặt chúng tôi. Người cảnh sát mặc thường phục gọi loa: Học sinh và sinh viên hăy giải tán và trở về nhà trường. Vấn đề này là vấn đề của hai nhà nước. Đám đông lại rùng rùng chuyển động như sóng dậy với những tiếng thét: Mấy chục năm mất Hoàng Sa rồi có giải quyết được ǵ đâu ? Không! Chúng tôi không giải tán. Bất ngờ bên tôi xuất hiện người lính già Vũ Cao Quận, ông hiên ngang bước xuống ḷng đường đứng trước mũi xe cảnh sát ông phanh ngực quát lớn : Tôi chiến sĩ Điện Biên phủ 1954 đây ! xin hỏi các  ông, các ông có c̣n ḷng yêu nước không ? Tôi thực sự không cầm được nước mắt khi chứng kiến cảnh  một người cha c̣n trẻ công kênh con trai trên đầu. Cháu bé vẫy cờ đỏ rối rít, người cha nghẹn ngào dặn con ḿnh : Hăy hô to tên tổ quốc ḿnh đi con! Một lúc sau cha con họ như tan hoà trong biển người đang gào thét. Tôi như được sống lại cái hứng khởi ngày nào:

“Gió ơi gió hăy làm dông làm tố

Cuốn tung bay cờ đỏ máu thắm tươi

Vàng vàng bay rực rỡ sao sao bay

Ta ngă vật giữa ḍng người cuộn thác”

    Hàng giờ đă trôi qua, thời gian như ngừng đọng lại. Tôi quên cả tuổi tác của ḿnh, tôi như được hồi sinh, như trẻ lại giữa sinh viên và học sinh. Tôi cũng  không thể ngờ được người ta đă giải tán cuộc biểu t́nh một cách nhanh chóng và gọn gàng đến thế. Sau những lời nhắc nhở giải tán rất ôn hoà không có kết quả, chiếc xe cảnh sát tung ra một mệnh lệnh mới : “Các đồng chí cảnh sát giao thông hăy chuẩn bị xử lư số xe máy để sai quy định trên vỉa hè đường Điện Biên Phủ!”.

    Cảnh sát đă ra đ̣n đánh trúng chỗ yếu nhất của mọi người. Sinh viên và học sinh không thể bỏ mất xe được. Mọi người đă tự giải tán, trước khi giải tán các em c̣n  kịp dặn nhau : chủ nhật tới lại tiếp tục.

    Tôi lững thững đi về phía bệnh viện XanhPôn. Ngang qua tượng đài “ I lich vĩ đại” Tôi thầm hỏi : Thưa ông ! ông vẫn đứng ở đây ư ! Người Việt Nam chúng tôi quả là “Thuỷ chung có trước, có sau !” Hôm nay ông nghĩ ǵ về lớp con  cháu chúng tôi ! ?... Riêng tôi, trong ḷng tôi tràn ngập niềm vui thật khó tả khi tận mắt chứng kiến thế hệ 8X, 9X bầy tỏ ḷng yêu tổ quốc của ḿnh một cách mạnh mẽ và trong trẻo đến thế. Tại sao chỉ có 8X, 9X ? vậy các X khác đâu  hết cả rồi ! Họ không có mặt ở đây là v́ họ đă có một t́nh yêu nào khác c̣n lớn hơn cả t́nh yêu đất nước hay sao? Rẽ vào thăm tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang, tôi được anh cho biết cùng với Hà Nội trước cửa lănh sự quán Trung Quốc ở Sài G̣n vài trăm sinh viên và học sinh đă làm sống lại những ngày hát cho đồng bào tôi nghe! Những đêm không ngủ ! Những đêm  thắp nến chắp tay nguyện cầu cho bồ câu xuất hiện ! Những bài hát : Tự nguyện ! Dậy mà đi hỡi đồng bào ơi! Nối ṿng tay lớn !... Những ca khúc lừng danh của Trịnh Công Sơn, Tôn Thất Lập… đă làm sống dậy những ngày hào hùng trước 1975, là sự giáng trả đầy ư nghĩa cho người hàng xóm không mấy tử tế phương Bắc.

* * *

    Chủ nhật 16/12/2007

    Ngay tối 15/12/2007 tôi đă nhận được tin dữ, gần như toàn bộ những người dân chủ đă có lệnh phải bị cầm chân tại gia đ́nh trong ngày 16/12/2007. Tức là người ta nghi ngờ những người dân chủ là tác giả của kịch bản biểu t́nh! Riêng cá nhân tôi, tôi có vẻ như được hưởng một đặc ân nào đó th́ phải.

    Sáng 16/12/2007 tôi rời nhà rất sớm bằng xe đạp. Tôi chủ động chọn phương tiện đó để dễ dàng tiếp cận và dễ cơ động tới các địa điểm nhạy cảm. Suốt từ 7h30’ đến 10h00’ sáng tôi không biết bao lần ḷng ṛng qua khu vực vườn hoa trước cửa đại sứ quán Trung Quốc, lăng cụ Hồ, vườn hoa Mai Xuân Thưởng… Trong ḷng tôi như có lửa đốt khi thấy toàn bộ vườn hoa đă tràn ngập bóng công an mặc sắc phục, cảnh sát cơ động xùm xụp mũ sắt trên đầu, tay cầm gậy đứng dàn hàng ngang. Lẽ nào cái không khí bắt bớ và sẵn sàng đàn áp thẳng tay này đă đập tan cuộc biểu t́nh ngày hôm nay. Các em học sinh và sinh viên, các em đang ở đâu rồi !

    Tôi đang hết sức buồn phiền và bối rối v́ những ǵ đang nh́n thấy th́ bà vợ tôi gọi điện  thoại đến : “Anh vừa ra khỏi nhà th́ công an ập đến. Họ bảo xin bà giáo thông cảm, có lệnh khẩn của cấp trên yêu cầu chúng tôi can thiệp bằng mọi cách để ông giáo không được đi đâu trong ngày hôm nay. Em bảo: Chồng tôi dù ở nhà hay đi đâu, anh ấy không bao giờ làm việc ǵ phi nghĩa và phạm pháp. Nghe em nói thế họ vẫn kiên nhẫn: Xin bà giáo thông cảm, việc chính trị chúng tôi không am hiểu. Đây là lệnh trên, đă là lệnh chúng tôi có nhiệm vụ phải thừa hành. Em cười và bảo họ: Các ông đến muộn mất rồi chồng tôi đi Hà Nội từ sớm”.

    Tôi dặn ḍ bà vợ tôi vài câu rồi cũng quyết định ra về mà trong ḷng dằng dặc những day dứt.

    Đường về hôm nay sao mà xa xôi  và buồn bă đến thế. Lẽ nào ḷng yêu nước hừng hực như triều dâng thác đổ hôm chủ nhật trước đă bị răn đe bằng không khí phũ phàng sặc mùi bạo lực như những ǵ tôi đă nh́n thấy sáng ngày hôm nay. Lẽ nào mới chỉ có thế thôi, b́nh xịt vẫn c̣n đóng khoá, lưu đạn cay vẫn c̣n nguyên chốt, ṿi rồng phun nước chưa phải sử dụng, côn gỗ rất dài chưa phải vung lên ! đội h́nh của học sinh và sinh viên đă tan vỡ. Tôi chạnh ḷng và xấu hổ thay cho thế hệ tuổi tôi. Tại sao và điều ǵ đă níu kéo, đă cầm giữ đôi chân của thế hệ cũng đă từng một mùa, hai mùa kháng chiến! V́ sao chẳng có mấy những gương mặt già nua tuổi tác trong đội ngũ của các cháu học sinh sinh viên ngày nay ! Tôi sực nhớ tuyên ngôn bất hủ của cố nhà văn Nguyễn Minh Châu để lại : “Là cái thằng nhà văn Việt nam lúc này mà không dám nói ǵ về dân chủ là loại vô nhân cách”.

    Theo tôi chủ nhật trước con cháu của chúng ta đă dậy cho những kẻ bá quyền phương Bắc một bài học, các cháu cũng đă gián tiếp nhắc nhở cha anh của ḿnh rằng : Thái độ vô cảm trước vận mệnh của tổ quốc là thái độ không thể chấp nhận được.

    Tại sao ? Tại sao các nhà lănh đạo quốc gia không ư thức được : Để đương đầu thành công với gă Đại Hán tồi tệ này, ông cha chúng ta đă biết huy động toàn bộ sức mạnh của dân tộc để có được những B́nh Than, những Diên Hồng, mới có tiếng thét vang động đất trời Đông A: Sát Thát ! Mới có ba lần đại thắng quân Nguyên, mới có Bạch Đằng, mới có Chi Lăng, mới có B́nh Ngô Đại Cáo, mới có Rạch gầm, xoài mút, mới có Đống Đa và 12 ngày đêm Điện Biên Phủ trên bầu trời Hà Nội…

    Ngày 16/12 lẽ ra sẽ là một ngày buồn đối với tôi nếu như buổi tối hôm đó không có nhiều tốp học sinh cũ của tôi đến thăm tôi. Gặp tôi, các em mừng vui và hối hả kể : Khi biết không thể đến được cổng sứ quán Trung Quốc, ngay từ sáng sớm chúng em đă lặng lẽ tản về các khu dân cư và biểu t́nh đă bùng phát hàng ngàn người với cờ tổ quốc, với pa nô khổ lớn in bia chủ quyền, khẩu hiệu khổ lớn bằng tiếng Anh, tiếng Nhật, tiếng Trung Quốc… đă có bắt bớ, đă có căng thẳng giữa sinh viên và lực lượng đàn áp. Một em đưa tặng tôi một tập ảnh mà em download từ trên mạng. Thật thú vị trong tập ảnh đó có cả tấm ảnh tôi với gương mặt nhàu nát đang vung tay đứng bên sinh viên trong buổi sáng 9/12/2007. Đúng là ngày 16/12, công an và CSCĐ đă khoá cứng được vườn hoa trước cửa sứ quán Trung quốc nhưng họ không bao giờ khoá được ḷng yêu nước của sinh viên học sinh chúng ta.

    Tiễn các em ra về, tôi buồn bă nói với các em : “Chủ nhật tới thầy giáo khó mà được tự do để cùng với các em thể hiện ḷng yêu đất nước của ḿnh, để cùng các em nói với người láng giềng phương Bắc không mấy tử tế rằng: Đất nước chúng tôi là có chủ ! Xin các quư vị hăy nhớ lại những ǵ đă từng xảy ra  trong quá khứ!”.

    Học sinh ra về, tôi cũng tắt đèn đi ngủ sau một ngày vất vả và buồn phiền. Giấc ngủ chỉ chập chờn không  chịu đến. Tôi cứ trằn trọc măi một suy nghĩ: Sáng nay và có thể nhiều buổi sáng khác nữa, những người dân chủ lộ diện như chúng tôi sẽ bị cách ly  khỏi biến cố này. Thế nhưng biểu t́nh sẽ vẫn tiếp tục nổ ra và có chiều không kiểm soát được. Những ǵ mà những người dân chủ đă làm cho chính quyền đảng trị và công an trị khó chịu bấy lâu nay thực ra chẳng là ǵ so với những ǵ “Tảng băng ch́m” bất ngờ phát lộ. Diễn biến này là không lạ, không hề bất ngờ. Điều ǵ phải đến đă đến và sẽ c̣n đến. Tiến tŕnh dân chủ hoá sẽ phải đến với người Việt Nam. Dân tộc Việt Nam không hề có tội t́nh ǵ, chúng tôi hoàn toàn xứng đáng được hưởng những ǵ mà các dân tộc văn minh khác đă được hưởng.

* * *

    NN và NP thân mến!

    Để khép lại những trang tâm sự này, tôi xin trích đoạn một số câu chữ trong Thư toà soạn được đăng trang trọng trên trang 1 Bán Nguyệt San tổ quốc số 31. (Tiếng nói từ suy từ và ước vọng của nhân dân Việt Nam) :

    “Việc thanh niên Hà Nội và Sài G̣n biểu t́nh chống Trung Quốc sát nhập hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nói lên ḷng yêu nước và ư trí giữ nước của tuổi trẻ Việt Nam. Lần đầu tiên một cuộc biểu t́nh có nội dung chính trị không do Đảng và nhà nước cộng sản Việt Nam tổ chức không hề bị đàn áp. Đó là một sự kiện đáng ghi nhận và mở ra một hy vọng”.

    Đoạn khác:

    “Không một chính quyền nào muốn mất đất và biển cho nước ngoài cho nước ngoài cả. Nói Đảng cộng sản Việt Nam dâng đất và biển cho Trung quốc là quá đáng. Tuy vậy Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn có trách nhiệm lớn, rất lớn.”

    Đoạn khác:

    “ Muốn có sức mạnh để đương đầu phải có đoàn kết dân tộc trong quyết tâm giữ nước, điều kiện chỉ có thể có được nếu đất nước là của mọi người thay v́ là của riêng một Đảng, nói cách khác nếu có dân chủ. Chính chế độ độc Đảng đă khiến chúng ta bất lực và bị lấn chiếm.”

    Tôi nghĩ rằng người viết lên những ḍng chữ này,  tờ báo đă đăng tải lá thư này khi đứng trước hiện t́nh đất nước họ thực sự cũng có một “Tâm thượng quang khuê tảo”.

    Tôi nghĩ rằng hai bạn cũng đồng suy nghĩ với tôi. Lại một mùa giáng sinh nữa đang về với quê hương xứ sở. Tôi chúc hai bạn và cũng cầu chúc cho dân tộc Việt nam chúng ta dù đang ở đâu trên mặt đất vẫn c̣n quá nhiều điều cuồng nộ và phi lư này sớm có được những Noel hạnh phúc.

    Thân mến chào tạm biệt hai bạn!.

 

  Nguyễn Thượng Long 

Nguyên Giáo viên PTTH thuộc tỉnh Hoà B́nh - Hà Tây - Nguyên Thanh tra Giáo dục kiêm nhiệm Hà Tây - Người đương thời GD & ĐT 2006

- Ứng cử ĐBQH 12

Địa chỉ: Thôn Văn La - xă Văn Khê - Tp Hà Đông - Hà Tây

Điện thoại nhà riêng: 0343.521.066

Di động: 0953.298.198

 
  Về Trang Thư Mục Nguyễn Thượng Long
 

Trang Nhà  :

 

Tiếp nhận thư tín :