Sóng Thần

Sóng Thần tiếng nói của người viễn xứ, gửi về quê hương yêu dấu, niềm tin và hy vọng Dân Chủ Đa Nguyên

 
 
 
     Dặm Trường Quê Hương
 

Nhà Văn Nguyễn Chí Kham và tập truyện ngắn

“Chuyến Tàu Ngày Mai” *

Lê Đ́nh Cai

 

Trước tháng 4/1975, tôi có dịp đọc văn Nguyễn Chí Kham dưới dạng bút kư, truyện ngắn đăng trên các báo Ngôn Luận, Sài G̣n Mới, Miền Nam, Nghệ Thuật... trong những năm giữa thập niên 1960. Vào những năm đầu thập niên 1970, văn anh xuất hiện trên các tạp chí Tiền Phong, Tiền Tuyến, Chiến Sĩ VNCH. Có lẽ thời kỳ này anh đă giă từ đời sống thư sinh, khóac chinh y của một thời lửa đạn.

Bây giờ, với thân phận lưu đày khi quê hương cách xa cả nửa ṿng trái đất tôi gặp lại một nhà văn Nguyễn Chí Kham hoàn toàn khác. Sự bồng bột, sôi nổi, những chua chát đắng cay của một thời khi người lính chiến phải đối diện với cái chết từng phút, từng giây đă được thay vào bởi sự sâu lắng, nỗi thao thức, và sự khát khao t́m về hồi ức của một thời đă qua. Quăng đời thanh xuân đầy hoa bướm cứ bàng bạc trong từng tác phẩm đă xuất bản của tác giả: Trăng Ơi, Thơ Aáu Măi (1998), Nắng Hồng Phương Nam (2003), Thành Phố Tuổi Trẻ (truyện dài), Việt An xuất bản 2005 và mới đây tập truyện ngắn “ Chuyến Tàu Ngày Mai” (2007) cũng của nhà xuất bản Việt An ở California.

Tôi chọn “Chuyến Tàu Ngày Mai” (tập truyện ngắn) của anh để nêu lên một vài cảm nhận của ḿnh trong tư cách một độc giả. Tôi không làm công việc của một nhà phê b́nh văn học v́ địa hạt chuyên môn của tôi thuộc ngành sử học. Dĩ nhiên những suy nghĩ của tôi hẳn là chủ quan, điều mà chắc chắn không ai tránh khỏi khi nh́n theo góc độ tương quan giữa tác giả và bạn đọc.

Tập truyện ngắn “Chuyến Tàu Ngày Mai”, dày khỏang 190 trang gồm 8 truyện ngắn: Bên Bờ Sông (tr 9-28), Trở Về Cùng Gió Mùa (tr 29-50), Đôi Mắt (tr 51-66), Chuyến Tàu Ngày Mai (tr 67-92) , Mưa Hạ Ly Hương (tr 93-106), Nhớ Khóa 69B (tr 107-144), Nước Mắt Trong Khói Thuốc (tr145-157), Đôi Cánh Thời Gian (tr 159-186)

Trong từng ấy câu chuyện để kết thành tập truyện ngắn “Chuyến Tàu Ngày Mai”, các nhân vật đều xoay quanh chủ đề t́m lại hồi ức của một thời đă qua trên quê nhà, đa số các chuyện kể đều có liên hệ đến h́nh ảnh một người con gái đă một thời đi qua và để lại những dấu ấn đậm nét trong con tim của tác giả. Một dáng đi, một đường nét đặc biệt của khuôn mặt, một đôi mắt u buồn của người thiếu nữ nào đó đi qua trong đời của NCK dù là một khoảnh khắc cũng làm cho anh bâng khuâng thương nhớ. Tôi thích cái lăng mạn, đa t́nh và đầy chất thơ trong ng̣i bút tài hoa của nhà văn này. Truyện ngắn “Bên Bờ Sông”, tác giả kể lại hồi ức của nhân vật Tiến và Phương vào một thời đă xa khi c̣n ở quê nhà và tâm trạng của hai người khi gặp lại nhau trên đất khách quê người. Việc trao quà cho người con gái để tỏ t́nh – lần đầu trong đời ai mà chả có một thoáng ngại ngần, nhưng để diễn tả được nội tâm của chàng trai đang yêu trong giây phút đó, th́ Nguyễn Chí Kham đă diễn tả rất dễ thương và hết sức chân thật.:

“B́nh gợi ư rất hay, nên hôm cuối tháng nhận được tiền dạy học của ba Phương đưa, Tiến ra hiệu sách, mua cuốn truyện Hai buổi chiều vàng của nhà văn Nhất Linh để tặng Phương. Và cuốn sách mua được rất vừa ư, nhưng nó lại c̣n muốn gây khó khăn cho Tiến. Anh lại cầu cứu bạn, nghĩ B́nh học ban C, chắc sẽ t́m được câu hay để viết lời tặng. Nh́n bạn càng thương bạn, B́nh cười. Suốt một buổi chiều, hai đứa cất nhắc từng câu chữ, Tiến mới viết nắn nót ở trang đầu cuốn sách: Tặng Đông Phương, hy vọng cuốn sách này sẽ cho em những niềm vui. Viết xong, Tiến hơi run tay lúc kư tên, nhưng cuối cùng, chuyện cũng đă xong”. (NCK,CTNM, tr 20)

Hồi ức về quê nhà của tác giả ẩn hiện hay bàng bạc trong từng câu chuyện được kể. H́nh ảnh của thành phố Huế, nơi một thời đă từng là đế đô của Triều Nguyễn, nơi tụ hội của bao thế hệ trai trẻ nuôi mộng “công hầu khanh tướng” được tác giả phác họa lại dù vài nét đơn sơ nhưng vẫn làm nổi bật được dáng nét phong lưu đài các của một thời hoàng tộc với lối sống rất mực thước và nghiêm túc.

“Huế là thành phố cổ kính, trầm lặng trong mọi nếp sinh họat hay giải trí, và người ta nh́n thấy rất rơ bóng dáng màu ngói cũ kỹ của những ṭa nhà nơi các công sở làm việc, những trường học, hay h́nh ảnh nghiêm trang mực thước của những người thầy giáo, những viên công chức, c̣n tuổi trẻ ở đây là những sinh viên, học sinh cũng quá nề nếp trong một đời sống của ḍng sông buồn lặng, ít sôi nổi”. (NCK, CTNM, tr19)

Mối t́nh giữa Tiến và Phương, nói đúng là t́nh yêu đơn phương của người con trai dành cho người con gái đă đi vào bế tắc cùng với biến cố tháng 4/1975 nghiệt ngă...Bây giờ t́nh cờ gặp lại nhau trên đất nước Hoa Kỳ, nói chính xác là ở quận Cam thuộc bang Cali. Hai người đă sống lại với nhau những kỷ niệm của một thời hoa mộng. Nhưng dù sao thực tế với trách nhiệm và bổn phận buộc họ phải dừng lại đúng lúc. Một kết thúc đầy nhân bản và là một bài học đạo đức cần thiết cho một xă hội thực dụng và dễ tha hóa:

“Ngày trước, thời thiếu nữ của Phương, anh yêu Phương tha thiết. Sau bao nhiêu năm, giờ Phương gặp lại anh, nàng đang sống bên anh, và trong vẻ lạnh lùng với cuộc đời một người đàn bà ly hương, nàng đột nhiên đi t́m anh để nói cho hết tâm trạng đớn đau, buồn chán của nàng. Thế thôi, không c̣n ǵ nữa. Những kỷ niệm về tuổi trẻ, về t́nh yêu, về một thành phố cũng lụi tàn theo cuộc chiến đă kết thúc”. (NCK, CTNM, tr 27)

Trong những câu chuyện ngắn khác cũng vậy. Kết cấu thật đơn giản, các nhân vật luôn là những người gần gũi với tác giả với cuộc đời thường như “ chuyện thường ngày ở Huyện”, nhưng chất chứa một cái ǵ rất quí giá của t́nh bằng hữu, của t́nh yêu đôi lứa. Ngay cả câu chuyện về Huế dự đám cưới của người em gái trong “Chuyến Tàu Ngày Mai” cũng đă khiến tâm tư tác giả như bùng vỡ với biết bao kỷ niệm của ấu thời, nhất là h́nh ảnh của ngôi nhà nhỏ của gia đ́nh gần sân ga Quảng Trị dạo nào:

“Tôi có cảm tưởng ngồi đây như không c̣n ai, chỉ riêng ḿnh khi đọc thư và đă để tâm hồn buông thả nhớ đến những kỷ niệm trong gia đ́nh, về anh em chúng tôi lúc c̣n nhỏ, và về một căn nhà ngày xưa ở Quảng Trị, tất cả, bỗng nhiên nó gây trong tôi một nỗi ngậm ngùi v́ chợt nhớ những tiếng c̣i của đoàn tàu vang vọng lên từ mỗi buổi sáng sớm ra đi, mỗi buổi chiều trở, dừng lại bên tháp nước nhà ga”. (NCK,CTNM tr27)

Đọc Nguyễn Chí Kham qua tập truyện CTNM, tôi cứ đắm ḿnh trong những kỷ niệm của tuổi thơ hồi ấy...khúc phim tuổi nhỏ với những tháng ngày đùa vui, ḥ hét trong sân vận động vào những dịp cuối tuần để tâm hồn kích động theo từng đường banh của các cầu thủ đội nhà, chuyện t́nh bạn thân thiết khi cùng chung mái trường trên miền quê cũ, đến các chiến hữu trên thao trường tắm gội mồ hôi vào những ngày nắng cháy, cho đến những giờ phút tử sinh nơi vùng lửa đạn. NCK đă kể lại với giọng văn rất b́nh dị nhưng làm xao xuyến ḷng người. Ai cũng có những mối t́nh để nhớ, ai cũng có h́nh ảnh một người con gái để t́m về khi tuổi đời xế bóng với những hoài niệm tiếc thương. Truyện của Kham không có những đột biến tâm lư bất ngờ làm người đọc ngạt thở nhưng trái lại tạo xúc tác cho chúng ta liên tưởng - và nhớ về một đọan đường đời không thể nào quên. Từ người con gái tên Phương trong Bên Bồ Sông hay Thùy trong Trở Về Cùng Gió Mùa hay Ly trong Đôi Cánh Thời Gian” đều toát lên được sự thánh thiện trong t́nh yêu đầu đời mà Nguyễn Chí Kham đă trải qua. Những mối t́nh thật đẹp và rất gần trong đời sống của thế hệ chúng tôi.

Tôi không kể đến những hồi ức của tác giả về những biến cố bi thảm của quê nhà mà chính tôi cũng đă trải nghiệm như vụ thảm sát Mậu Thân trong Chuyến Tàu Ngày Mai hay trong Nhớ Khóa 69B, như ngày đổ sụp của miền Nam tháng 4/1975, hay những đớn đau tủi nhục của người tù cải tạo trong Nước Mắt Trong Khói Thuốc, nhưng điều mà tôi xẻ chia với anh nhiều nhất là lối kể chuyện đằm thắm, giản dị, nhưng thật sự đă truyền đi những thông điệp về t́nh người vô cùng cao quí và đầy tính nhân bản (xin đọc Mưa Hạ Ly Hương để xẻ chia với tác giả cái cao quí của t́nh người này)

*

Nhà văn Nguyễn Chí Kham đă tạo cho ḿnh một thế đứng vững chắc ra sao trong văn học hải ngọai ? Đó là thẩm quyền đánh giá của các nhà phê b́nh văn học. Nhưng tôi, với cách nh́n của một độc giả đă từng quen với văn phong của anh từ hồi trong nước cho đến nay ở hải ngọai, tôi thấy anh đă chọn đúng hướng đi cho đời ḿnh: trở thành một nhà văn chân chính để truyền đạt những cái hay cái đẹp cho đời. Với tư cách là một người đồng hương và là một người bạn cùng thế hệ tôi xin chia xẻ sự thành công của anh và cầu chúc anh tiến mau hơn nữa trong sự nghiệp cầm bút.

San José, vào thu 2007

Lê Đ́nh Cai.

* Nguyễn Chí Kham, “Chuyến Tàu Ngày Mai”, nxb Việt An, Cali, 2007

Nguồn TTNTT
 

Trang Nhà  :

 

Tiếp nhận thư tín :