Sóng Thần

Sóng Thần tiếng nói của người viễn xứ, gửi về quê hương yêu dấu, niềm tin và hy vọng Dân Chủ Đa Nguyên

 
 
 
     Dặm Trường Quê Hương
 

Người bạn già

Tam Giang

 

Người ta nói, một trong những hạnh phúc lớn nhất ở đời nầy là có một người bạn thân để gửi gấm những tâm sự thầm kín.Nhớ đến lời nói nầy tôi lật đật t́m số điện thoại của một người bạn thân từ hồi ở quê sống cùng làng và học cùng một trường. Làng đó là làng Nam Phổ chuyên nghề trồng cau với những cô gái quê nổi tiếng một thời về buôn bán cau ở xứ Huế.Ngày đó người ta thường chọc ghẹo các cô gái làng tôi bằng câu ca dao “Gái Nam Phổ ở lỗ trèo cau”.Sự thật chúng tôi là người làng Nam Phổ chưa bao giờ thấy một người dân làng nào dám ở truồng mà trèo cau cả huống chi đàn bà con gái! Vậy câu ca dao trên chỉ có ư nói lên cái đẹp của vườn cau xanh với những người con gái đảm đang, quán xuyến mọi việc từ trong nhà cho đến ngoài vườn.Nhưng người bạn tôi lại cho rằng câu ca dao đó là: “Gái Nam Phổ ở lỗ nh́n cau”mới đúng v́ vườn cau bạt ngàn cây và cây thẳng tắp nên cứ mỗi lần ra sau vườn để “tè” là các cô tham công tiếc việc, tranh thủ thời gian nh́n lên các cây cau xem thử các buồng cau đă đứng hạt chưa để mướn người đến lột.Rồi anh bạn tôi đă thầm kín khoe: “Nhờ bất chợt nh́n trộm cô láng giềng Nam Phổ ở lỗ nh́n cau mà tôi phải mê mệt để rồi yêu nàng và sau đó cưới nàng làm vợ”.Tôi cũng có nhiều chuyện về người con gái Nam Phổ lắm nên cứ mỗi lần hai đứa gặp nhau là có dịp nhắc đến chuyện xưa, với vô số chuyện lúc c̣n ở truồng rong chơi trong các vườn cau cho đến lúc đi học trường làng rồi trường huyện.Sau đó lên tỉnh học hai đứa mới thật sự xa nhau. Qua Mỹ chúng tôi t́nh cờ gặp lại, mặc dầu không c̣n thân như hồi c̣n nhỏ nhưng thỉnh thoảng chúng tôi đến thăm nhau hay gọi điện thoại cho nhau.Bạn tôi là một tay chơi quần vợt lâu năm nên cuối tuần nào anh cũng ra sân với bạn bè và mỗi năm nếu nhận được cúp giải lăo tướng hay kiện tướng quần vợt anh đều gọi điện thoại báo tôi biết và chúng tôi lại gặp nhau ở quán bún ḅ Huế hay một quán phở nào đó để ăn mừng chiến thắng.

Thường lệ chúng tôi gọi thăm nhau bằng câu:

A lô, cho gặp Nam Phổ.

Bên kia đầu dây dù anh hay bà xă của anh nhận điện thoại đều biết tôi là ai nên vui vẻ trả lời:

Chào anh, Nam Phổ đây.Mấy lâu nay đi mô mà không nghe tăm hơi anh đâu cả?

Không đi mô hết. Nghe Huế lụt, hỏi anh chị xem làng ḿnh có răng không?

Không có răng hết, lụt nhẹ thôi.Ngày mai rănh dến nhà tui chơi, mụ vợ tui nấu cơm âm phủ ngon lắm! Có hến từ cồn Hến bên nhà mới gửi qua nữa đó!

Như vậy Nam Phổ là “nick-name” thân thương của hai gia đ́nh chúng tôi mà chỉ có chúng tôi mới hiểu rơ ngọn ngành.Chúng tôi xem nhau như bạn cố tri thân thiết, chia xẻ vui buồn và lắng nghe nhau tâm sự. Lúc nói chuyện, chúng tôi xưng hô thân mật với nhau như lúc c̣n ở quê nhà. Con cái chúng tôi đều có gia đ́nh và ở riêng, bạn bè ở bên này cũng chẳng c̣n bao nhiêu người do đó chúng tôi xem t́nh bạn vào tuổi già như là một niềm an ủi lớn.

Vậy mà bẳng đi một thời gian lâu không biết v́ lư do ǵ chúng tôi không liên lạc với nhau, đến khi t́m được số điện thoại, gọi nhưng chẵng có ai trả lời. Sợ gọi không đúng số, tôi nhấc phôn và gọi lại lần nữa.Tôi nghe tiếng động nhẹ rồi một giọng yếu ớt:

A lô, ai đó?

Nam Phổ đây, anh nghe rơ không?

Nam Phổ hả? Anh là ai, ở đâu?

Tôi vô cùng ngạc nhiên, mỗi lần nhận điện thoại của tôi là anh cười vang như diều gặp gió rồi nói chuyện huyên thuyên một hồi mới chấm dứt. Nhưng bây giờ không hiểu tại sao bạn tôi lại xem tôi như người xa lạ.Tôi liền có ư định đến thăm anh:

Nam Phổ.Anh cho tôi địa chỉ để tôi đến thăm anh bây giờ có được không?

Bên kia ngập ngừng một lúc rồi nói:

Anh lại chợ Bàn Cờ hỏi tên tôi ai cũng biết! Dể kiếm lắm...từ đó đến ngă tư Phan Đ́nh Phùng quẹo phải là nhà tôi.

     Tôi tưởng anh đùa giỡn nên hỏi lại:

Nam Phổ ơi!Bàn Cờ đâu ở bên Mỹ nầy? Thôi, tôi sẽ đến gặp anh ngay.

    Trên đường lái xe tôi miên man nghĩ đến người bạn già, sức khoẻ tốt mà sao lại đến nông nổi nầy.Tôi nhớ đă có lần đến thăm nhà bạn ở sau lưng chợ Người Việt nên lần nầy cố t́m lại cũng không khó lắm.Dừng xe trước căn nhà mà hai vợ chồng người bạn đă bỏ bao công sức, có lúc làm hai ‘job’ để mua nhà và nuôi dạy đàn con từ ngày qua Mỹ.Nay con cái đă thành đạt, chúng đều ra riêng chỉ c̣n lại vợ chồng già lủi thủi trong căn nhà lớn nầy.Tôi bấm chuông, tiếng bước chân chậm chạp, nặng nề lê gần đến cánh cửa, rồi có tiếng hỏi nhỏ:

Ai đó?

Nam Phổ đây anh.

Cánh cửa hé mở.Tôi thấy h́nh dáng to cao của người bạn cố tri của tôi nay không c̣n nữa mà thay vào đó là h́nh dáng của một thân ḿnh tiều tụy trong bộ đồ ngủ màu xám đang đứng che khoảng trống của cánh cửa.Người bạn nhận ra tôi, mở nụ cười và mở toang cánh cửa mời tôi vào.Câu đầu tiên mà tôi hỏi anh:

Anh có bệnh ǵ không mà sao trông anh gầy và xanh xao quá vậy?

Người bạn trả lời:

Chỉ gầy thôi, nhưng tôi không có bệnh ǵ cả.

Không bệnh sao anh nói anh ở gần chợ Bàn Cờ bên Việt Nam?

Ờ, tuổi già đôi khi cũng lẫm cẩm mà!

Không phải đâu anh.Lẫm cẩm khác, c̣n đây là anh quên hẳn chỗ ở của anh ở bên Mỹ nầy rồi.Anh có vấn đề rồi đó!Anh có biết không?

Tôi chẳng có th́ giờ kiểm tra sức khoẻ của tôi mà anh.

Tại sao anh không có th́ giờ?Anh c̣n chơi quần vợt không?

Nh́n những chiếc cúp xinh đẹp, bóng loáng treo trên tường, anh lắc đầu:

Tôi bỏ chơi hai năm nay sau khi bị té găy chân.

Như thường lệ, mỗi lần tôi đến, bà xă anh cũng ra pḥng khách để cùng chúng tôi tṛ chuyện.Có khi chị cho chúng tôi ăn các món Huế như bún ḅ, bánh ít, bánh nặm, bánh khoái do chính tay chị làm.Đây là lúc chúng tôi nhớ lại làng Nam Phổ với bao kỷ niệm khó quên..Ngày xưa chị cũng là người láng giềng của tôi, nhưng hôm nay vắng chị, tôi hỏi anh:^

Bà xă anh đi đâu rồi?

Bà xă tôi bị tai biến mạch máu năo đă hơn một năm rồi.Nay bà bị liệt toàn thân người, tôi bận ở bên cạnh bà suốt một năm nay nên không liên lạc với các anh được.

C̣n các con anh đâu?

Tụi nó cuối tuần mới về thăm mẹ nó.

Ngoài ra có ai đến giúp chị hằng ngày không?

Sở xă hội có cho người đến săn sóc bà mỗi ngày hai tiếng.

     Tôi nh́n anh mà thấy xót xa.Một năm nay anh phải làm “baby sitter” không chuyên nghiệp.Anh vốn là người chịu đựng, chỉ biết âm thầm làm việc cho đến nơi đến chốn như lúc c̣n trong quân ngủ.Tôi ngỏ ư muốn vào thăm chị.Anh đưa tôi vào căn pḥng với ánh đèn mờ đục, ngỗn ngang những xe lăn, gậy chống, xe đầy...và trên giường chị nằm cũng ngỗn ngang nào tả lót, khăn, giấy, bao ni lông...trên chiếc bàn kế giường chị nằm là chai lọ, chén, bát, đủa, muỗng.Chị chắc đă nghe những ǵ chúng tôi nói ở ngoài pḥng khách, nhưng không thể ngồi dậy được nên khi thấy chúng tôi vào, chị nh́n và chào chúng tôi qua hai hàng nước mắt tuông trào.Có thể chị cảm thấy tủi thân khi phải nằm như vậy cả năm trời, nếu không có anh chắc chị phải vào viện dưởng lăo, điều mà chị cũng như anh  không ai muốn.

Những lần trước chúng tôi đến với nhau là đem cho nhau những nụ cười, nhưng hôm nay tôi chẳng biết nói ǵ hơn là chúc chị sớm b́nh phục và cố gắng làm theo lời chỉ dẫn của bác sỉ và chuyên viên để sớm phục hồi chức năng cơ thể bị hư v́ cơn tai biến mạch máu năo.

Nh́n thấy chị gầy đét, nằm liệt, chỉ c̣n hai con mắt yếu ớt nh́n lên trần nhà.Tôi trở ra pḥng khách và ḷng cảm thấy không yên ổn chút nào.Tôi nói với anh về khoa học tiến bộ, về phương pháp và dụng cụ trị liệu ngày càng tối tân, hy vọng chị sớm b́nh phục. Nhưng đối với sức khoẻ và tuổi tác của anh, ngày đêm bên cạnh chị như vậy, tôi e anh cũng không kham nổi.Mỗi sáng anh phải thức dậy sớm để lo vệ sinh, thay tả, thay quần áo...Rồi phải lo ba bửa cơm, lại phải đút ăn, nước, thuốc uống. Chị thật hạnh phúc đă có một người bạn đời như vậy! Nhưng trong thâm tâm tôi lo lắng cho sức khoẻ cả hai nguời nếu chị và cả anh không được chú ư chửa chạy đúng mức.

 Người bạn tôi mỉm cười nhưng vẫn ngồi im lặng.Một lát sau anh chậm răi:

Nhiều lúc thấy tôi cực khổ, bà cũng muốn vào viện dưỡng lăo cho tôi đỡ nhọc. Nhưng trong ḷng tôi không muốn như vậy v́ tôi c̣n sức để lo cho bà.Tuổi già thường phụ thuộc vào nhau. Vợ chồng già như đũa có đôi. Lúc khỏe mạnh sống với nhau, lúc già yếu xa nhau sao đành.Sức khoẻ tôi có giảm sút, nhưng tinh thần tôi chưa đến nổi nào phải không anh?

Tôi nh́n anh nói nhỏ chỉ đủ hai đứa nghe:

Tôi thấy chị bịnh nặng lắm và anh cũng đang bịnh đó.Anh cần phải đi bác sỉ ngay.Anh nên nói các con anh hảy nghỉ một ngày làm việc để đến với mẹ nó và đưa anh đến bác sỉ để xem anh có bịnh ǵ hay không.

Anh chần chừ:

Tụi nó đứa nào cũng bận gia đ́nh và việc làm nên chỉ có cuối tuần mới rảnh.Ghé thăm cha mẹ cũng phải đi cả vợ chồng con cái và cũng chỉ nửa giờ là nhiều. Ḿnh đang ở xă hội Mỹ mà anh!

Tôi thở dài.Thấy không thể làm ǵ hơn, tôi bèn hỏi anh:

Vậy tôi có thể làm ǵ giúp được anh trong hoàn cảnh nầy?

Người bạn tôi vui hẳn lên:

Lúc nào rănh rỗi, bạn lại đây uống cà phê và nói chuyện với tôi.Cả năm nay, tôi lu bu và làm biếng không vào internet và cũng không xem TV, nghe đài, đọc báo.Vườn hoa quanh nhà chẳng có ai tưới tắm nên cũng chẵng có cái bông nào. Hôm nay bạn đến, tôi cảm thấy cuộc đời của vợ chồng tôi cũng c̣n nhiều hy vọng lắm.Sự hiện diện của bạn hôm nay như ngọn nến trong đêm tối.Cám ơn bạn đă dến thăm vợ chồng tôi.

Tôi ra về và hứa sẽ trở lại thăm người bạn cố tri.Nhưng vài ngày sau tôi lại được tin  bà xă anh bị cơn trụy tim phải đưa vào bệnh viện cấp cứu và đă mất sau đó vài giờ.Tôi sửng sốt và đau buồn khi biết tin nầy. Cái chết của chị là sự đoạn tuyệt đột ngột với quá khứ của anh.Anh đă mất chị như mất cả một phần của cuộc sống mà hai người đă gửi gấm cho nhau suốt cả cuộc đời.

Ba tháng sau, tôi gọi điện thoại cho anh:

Phổ Đông.Anh mạnh khỏe không?

Cám ơn bạn.Tôi khoẻ hơn trước.Hôm bà xă tôi mất, các bạn xa gần đều gọi điên, gửi email chia buồn mà đến nay tôi vẫn chưa cám ơn hết.Tôi đang chuẩn bị bán căn nhà nầy để thuê một căn chung cư người già như anh để ở.Vào cái tuổi nầy tôi chẳng c̣n thiết tha cái ǵ cả, ngay cả người vợ thân yêu nhất đời cũng phải ra đi, huống chi của cải vật chất.Bán nhà xong, tôi chia đều cho các con, tôi giữ một ít để làm việc thiện, đi du lịch, vui chơi với bạn bè v.v.

Tôi nói với anh lần chót trước khi gác điện thoại:

Tôi biết hơn một năm nay anh đă quên tất cả để lo cho chị, mặc dầu con cái của anh chị cũng đă thành đạt và khá giả, nhưng xứ Mỹ nầy là vậy, con cái có gia đ́nh rồi là không c̣n dính dấp ǵ đến cha mẹ nữa.Thỉnh thoảng mỗi năm vào ngày lễ lớn mới về thăm cha mẹ một hai lần là đủ.Do đó cha mẹ phải tự lo cho tương lai của ḿnh chứ không nên trông chờ con cái như ở bên Việt Nam ḿnh.Hôm nay anh có quyết định như vậy là hơi trể nhưng cũng chưa muộn.

Tất cả mọi chuyện rồi cũng qua đi, cuối cùng chỉ c̣n lại thế giới của người già, nhưng  phải làm sao thế giới nầy cũng c̣n nhiều điều đáng nói, đó là sự thật như bài thơ “Phục Sinh” trong tập thơ “ Tôi không c̣n đơn độc” của nhà thơ Thanh Tâm Tuyền:

                 Hảy mở cửa trái tim

                 tâm hồn anh vừa sống lại thành trẻ thơ

                 trong sạch như một lần sự thật

C̣n chúng ta là bạn già tri kỷ, thỉnh thoảng t́m đến nhau để nh́n thấy nhau, để không mất sự hiện diện của nhau, v́ nó là một phần của quê hương và quá khứ. Như ngày xưa nhà thơ Nguyễn Công Trứ tuổi già sức yếu vẫn chống gậy đến thăm bạn hiền:

                 Tao ở nhà tao, tao đến thăm mi

                 Thăm mi tao phải bước chân đi

                 Không đi mi bảo sao không đến

                 Đến rồi mi bảo đến làm chi

                 Làm chi tao chẳng biết làm chi được

                 Làm được tao làm chắc sướng ghê!

Tam Giang

Nguồng TTNTT
 

Trang Nhà  :

 

Tiếp nhận thư tín :