Sóng Thần

Sóng Thần tiếng nói của người viễn xứ, gửi về quê hương yêu dấu, niềm tin và hy vọng Dân Chủ Đa Nguyên

 
 
 
     Dặm Trường Quê Hương
 

Những giai đoạn tranh đấu của Phong trào Quốc gia Việt Nam

Nghiêm Xuân Hồng,

 

Từ trước tới nay, nhiều học giả VN cũng như ngoại quốc đă ghi chép và nghiên cứu về các phong trào quốc gia tại VN trong khoảng 80 năm Pháp thuộc gần đâỵ Sự ghi chép và nghiên cứu nhiều khi đă được làm 1 cách công phu và đầy đủ chi tiết. Song hầu hết những người đó đều đứng trên 1 cương vị 1 sử gia, nghĩa là 1 người ngoài cuộc, để ghi chép 1 cách khá khách quan tất cả những sự kiện, những biến cố đă xảy rạ Thảng hoặc có những người muốn mang đôi chút chủ quan của ḿnh để chiếu rọi vào những trang sử đó, th́ cũng là để làm nổi bật tính cách oanh liệt, và cổ súy tinh thần quật cường hiên ngang của dân tộc.

Song c̣n 1 phương diện mà chưa mấy ai lưu tâm nghiên cứu, chính là sự giải thích lịch tŕnh diễn tiến của những phong trào quốc gia qua những biến chuyển trong đời sống tinh thần và vật chất của xă hội VN. Từ những cuộc khởi nghĩa Cần Vương đến cuộc khởi nghĩa Yên Bái năm 1930, rồi đến t́nh trạng các đoàn thể quốc gia trong 10 năm gần đây, xă hội VN đă thay đổi nhiều trong những tập tục tinh thần và nếp sống vật chất. Nên song hành với những biến chuyển xă hội đó, các phong trào quốc gia thường phải thích ứng lại đường lối hoặc h́nh thức tranh đấụ Nguyện vọng của các phong trào có lẽ vẫn c̣n là 1, song những sự kiện trên trường tranh đấu đă đổi khác. Và tùy theo những sự kiện đó, các phong trào đă làm phôi thai những tâm trạng, những đường lối cùng những phương pháp tranh đấu khác trước. Sư giải thích này sẽ đưa tới sự phân định những giai đoạn tranh đấu, mỗi giai đoạn thường mang nặng ít nhiều đặc tính của ḿnh trong lịch tŕnh diễn tiến. Kiểm điểm lại lịch sử từ 1862 tới nay, ta có thể ghi chép hàng trăm cuộc khởi nghĩạ Ngoài những vụ khởi nghĩa có tín cách vơ trang đó, c̣n rất nhiều phong trào muốn phổ biến sự tranh đấu dưới những h́nh thức khác. Nếu ghi chép hết thảy t́nh tiết các vụ khởi nghĩa và phong trào đó, có lẽ hàng chục cuốn sách cũng không đủ. Song, về đại lược và dứng trên phương diện diễn tiến lịch sử mà xét, ta có thể phân chia thành những giai doạn tranh đấu sau đây :

- Giai đọan 1862-1895 : giai đoạn Văn Thân tranh đấu với 1 lư tưởng Cần Vương rơ rệt.

- Giai đoạn 1895-1912 : giai đoạn Canh Tân và Đông Dụ

- Giai đoạn 1912-1920 : giai đoạn quá độ, trong dó, xă hội VN chuyển hóa theo những phương thức và tập tục sinh hoạt mới, làm phôi thai những h́nh thức hoặc lư tưởng tranh đấu khác trước.

- Giai đoạn 1930-1945 : giai đoạn toàn thịnh của lập trường quốc gia thuần túỵ

- Giai đoạn 1930-1945 : giai đoạn tranh chấp giữa lập trường quốc gia thuần túy và chủ trương vô sản đệ tam quốc tế CS.

- Giai đoạn 1945-1952 : giai đoạn lấn bước của chủ trương vô sản.

- Giai đoạn 1952 trở lại đây : giai đoạn thoái trào của hàng ngũ vô sản và sự phôi thai 1 quan niệm tranh đấu quốc gia mớị

A Giai đoạn 1862-1895 hay giai đoạn Văn Thân - Cần Vương :

Muốn giải thích sự phân chia thành gai đoạn tranh đấu trên đây, muốn hiểu rơ tính chất từng giai đoạn, thiết tưởng cần t́m hiểu những biến chuyển trong đời sống tinh thần và vật chất của xă hội VN xuốt 1 thế kỷ gần đâỵ Trước khi lực lượng Pháp tràn sang thống trị, xă hội VN lúc đó sinh hoạt dưới 1 chế độ quân chủ tập quyền (quân chủ : ông vua; tập quyền : tập trung tất cả quyền hành vào 1 chỗ) và tuyệt đốị Nền quân chủ tuyệt đối này là phản ảnh 1 nền ư thức hệ siêu h́nh ngự trị trong các tầng lớp xă hộị Nền ư thức siêu h́nh là kết quả của sự pha trộn Tam giáo (Khổng - Phật - Lăo), trong đó Khổng giáo giữ địa vị ưu thắng v́, tương đối với các dân tộc khác nằm giữa Ấn độ và Trung hoa, dân tộc VN vẫn hàm chưá 1 huyết tính (huyết tánh) về nhân sinh thực tiễn hơn là ưa ch́m đắm trong sự mặc tưởng (yên lặng mà nghĩ ngợi) trầm tư (ch́m đắm vào chỗ suy nghĩ). Nhưng dù là Khổng, Phật hay Lăo, những nền ư thức hệ đó gây thành 1 bầu không khí tương đồng với những đặc điểm là : tin tưởng vào 1 nền trật tự thiên nhiên siêu h́nh chi phối bởi 1 đấng chí tôn (Thượng đế, Phật hoặc Đạo) khuyên răng con người coi nhẹ đời sống nhăn tiền (ngay trước mắt) để tu luyện nội tâm và giải thoát cơi đời vị lại (sau này). Quan niệm siêu h́nh đó, lúc chiếu rọi vào lănh vực nhân sinh (đời người), đă trở thành chế độ quân chủ, trong đó vua là Con Trời và có uy quyền (oai -- tôn nghiên -- và quyền) tuyệt đốị Một khi trí năo con người đă miệt mài trong sự tu luyện nội tâm, tất nhiên nền kinh tế chỉ có thể ra khỏi trạng thái du mục thời bộ lạc để tiến đến t́nh trạng nông nghiệp, thủ công và tiểu thương. Vào thời đó, dân số c̣n ít ỏi, sự ma sát trong dời sống xă hội chưa có ǵ nặng nề, các thành thị lẻ tẻ tiêu sơ (lơ thơ và có vẻ thanh nhă), và đa số dân chúng đều sinh hoạt trong 1 nền văn minh đồng ruô.ng. 1 nền kinh tế đă phù hợp và thăng bằng với nếp sống tinh thần, tất nhiên không c̣n lư do ǵ thúc đẩy xă hội bước sang 1 t́nh trạng mớị Nên ta không lấy làm lạ khi thấy những phản kháng mănh liệt đối với chủ trương canh tân như của Nguyễn Trường Tộ, v́ sự canh tân không những sẽ thay đổi đời sống bên ngoài, nó c̣n bó buộc phải kiểm điểm và thích ứng lại nền ư thức hệ bên trong nữạ

Tổ chức xă hội đă là 1 đế chế tập trung căn cứ trên 1 t́nh trạng kinh tế nông nghiệp và thủ công, vậy xă hội VN thời đó có phân chia thành những tầng lớp nào không ? Ta thường nghe câu : trên có vua dưới có tứ dân (4 hạng dân : sĩ, nông, công, thương). Lối phân hạng xă hội ấy có thể gọi là giai cấp được không ? Ta có thể trả lời là không, v́ theo sự phân định thành phần xă hội ngày nay, tiêu chuẩn phân hóa giai cấp là 1 "tiêu chuẩn kinh tế" (tỷ dụ như tư bản, vô sản và tiểu tư sản). Trong khi tiêu chuẩn phân hạng sĩ, nông, công, thương không phải là 1 tiêu chuẩn kinh tế : mặc dầu căn cứ 1 phần nào vào nghề nghiệp, sự phân hạng đó vẫn căn cứ nhiều hơn hết vào 1 tiêu chuẩn tinh thần (tôn giáo, huyết thống hoặc tŕnh độ tinh thần). Được xếp hạng ở trên, những tầng lớp nào đủ khả năng tinh thần hơn cả để am hiểu nền ư thức hệ siêu h́nh và làm trung gian giữa vua và thứ dân (dân chúng, dân đen). V́ thế nên những tầng lớp đó được coi là "đẳng cấp" mà không phải là "giai cấp".

 

Lịch tŕnh diễn tiến của phong trào quốc gia

Ở 1 nước như Ấn độ, đẳng cấp cao hơn hết và nắm giữ vận mệnh dân tộc là đẳng cấp Bà la môn. Tại VN, đẳng cấp lănh đạo là sĩ phu, mặc dầu trong đó, nhiều phần tử lại có ít tài nguyên ruộng đất hơn những người nông dân hoặc công thương.

Tầng lớp nông dân được xếp hạng ngay sau đẳng cấp sĩ phu và trước công thương. Lư do là trong 1 xă hội nông nghiệp, nghề nông được trọng hơn cả. Hơn nữa, những kẻ sĩ thời đó hầu hết đều xuất thân từ nông dân ra, và có thể nói rằng đẳng cấp sĩ phu bao gồm những phần tử tiên tiến, giác ngộ nhất của tầng lớp nông dân. C̣n đối với công thương, xă hội VN cũng như các xă hội khác ở thời kỳ đó (xă hội Pháp có phái Khuyến nông khinh miệt công, thương), không lấy ǵ làm trọng vọng, v́ coi công thương như không có sinh sản lực thực tại và nhất là không đủ tŕnh độ tinh thần để lănh đạọ

Tóm lại, trong trạng thái xă hội ở chu kỳ siêu h́nh đó (hăy t́m đọc phần biện chứng trong cuốn "Đi t́m 1 căn bản tư tưởng" của Nghiêm Xuân Hồng, do nhà Quan Điểm xuất bản năm 1957), đẳng cấp sĩ phu lănh đạo xă hội, nối liền dân chúng với nhà vua tượng trưng cho thần tắc (phép tắc bề tôi) trong lănh vực nhân sinh (đời người) cũng như Thượng đế trong nền trật tự siêu h́nh. Đẳng cấp sĩ phu lấy tam cương (vua tôi - cha con - vợ chồng), ngũ thường (nhân, nghĩa, lễ, trí, tín) làm phép xuất sử để kiến tạo con người và xây dựng xă hộị Và trong những mối cương thường (tam cương, ngũ thường) đó, nghĩa quân thần được nêu lên thành mối liên hệ đầu tiên.

Sự lan tràn của tư tưởng duy lư (duy lư luận : luận thuyết cho rằng loài người khi sinh ra vốn đă có sẵn lư tính tự nhiên và nhờ lư tính ấy mà nhận thức mọi sự vật) cùng lực lượng quân sự và kinh tế cơ giới Tây phương đă đánh thức xă hội VN ra khỏi giấc mộng siêu h́nh và t́nh trạng kinh tế nông nghiệp. Từ đó trở đi, xă hội VN đă bước sang 1 thời kỳ khác, có thể mệnh danh là chu kỳ duy lư nối theo chu kỳ siêu h́nh thời trước. Đồng thời, nền kinh tế không thể giữ

nguyên t́nh trạng thuần túy nông nghiệp và thủ công, v́ những áp dụng của khoa học làm thay đổi những cơ cấu sản xuất khiến càng ngày, địa vị công kỹ nghệ và thương mại càng tiến lên để đứng ngang hàng với nông nghiệp. Sự phát triển công thương đem lại sự kết hợp dân chúng tại những nơi đô thị đông đúc rộng lớn, tương tự như những đầu mối thần kinh nằm giữa 1 hệ thống da thịt tức là đồng ruộng của đất nước. Sự phát triển của công thương tất nhiên cũng mang lại 1 thể thức phân hóa xă hội khác biệt với sự phân hạng thành đẳng cấp trước kia, v́ ở đây, tiêu chuẩn kinh tế đă dần lấn át tiêu chuẩn tinh thần để phân hóa xă hội thành giai cấp. Sự thay đổi trong đời sống vật chất ấy đi kèm theo sự tiến triển song hành trong đời sống tinh thần, và đây là thảm trạng của những dân tộc hậu tiến đang cố gắng thoát ly chu kỳ siêu h́nh trước kia để tiến bước trên con đường duy lư.

*

Trở lại vấn đề giai đoạn tranh đấu, sự lan tràn của lực lượng quân sự và cơ giới Tây phương đă gây thành những phản động lực kịch liệt trong thời bấy giờ. Các sử gia đă ghi lại những cuộc khởi nghĩa như sau đây :

1862-1864 : Trương Định nổi lên chống Pháp tại Chợ Lớn, Tân An, G̣ Công. Noi gương Trương Định, 1 nhóm sĩ phu khởi nghĩa đánh thành Vĩnh Long.

1865-1866 : Dương Văn Thiên (Thiên hộ dương) khởi nghĩa tại Đồng Tháp Mườị

1867 : Phan Liêm, Phan Tâm, Phan Ngự (con Phan Thanh Giản) nổi lên kháng Pháp tại vùng Vĩnh Long, Sa Đéc, Trà Vinh, Bến Trẹ

1868 : Thủ khoa Nguyễn Hữu Huân lănh đạo nhóm Văn Thân kháng Pháp ở Mỹ Tho, Tân An.

1869-1870 : Phan Tâm khởi nghĩa ở Ba Chị

1871-1872 : Tại những miền Hóc Môn, G̣ Vấp, Vĩnh Long, Cần Thơ, Long Xuyên, quân Cần Vương nổi dậy tứ tung.

1873 : Pháp mang quân ra đánh thành Hà Nội, Nguyễn Tri Phương liều chết giữ thành.

1874 : Tại Trà Vinh và nhiều nới, quân Cần Vương của Đoàn Công Bửu, Nguyễn Xuân Phụng khởi nghĩa kháng Pháp. Tại Nghệ An, Hà Tĩnh, Trần Tân, Đặng Như Mai truyền hịch :"B́nh Tây Sát Tả", đại ư nói phải đánh Tây cho hết, và giữ lấy nền văn minh Nho giáo đă hơn 1000 năm.

1875 : Trần B́nh, Lê Tấn Kế khởi nghĩa ở Trà Vinh.

1882 : Pháp đem binh ra đánh thành Hà Nội lần thứ haị Hoàng Diệu đă tử tiết (chết v́ tiết nghĩa -- tiết tháo và trung nghĩa) trong khi thủ thành.

1884-1885 : Tại Huế, Tôn Thất Thuyết và Trần Văn Soạn luyện binh và mua khí giới ở ngoại quốc nổi lên kháng Pháp. Bị thất trận, Tôn Thất Thuyết rước vua Hàm Nghi chạy ra Quăng Trị, Hà Tĩnh.

1886 : Vu Hàm Nghi lập căn cứ ở Hà Tĩnh, kêu gọi các sĩ phu Cần Vương cứu quốc.

Suốt 1 giải Trung Bắc, các sĩ phu Cần Vương nổi lên rất đông :

Phú Yên, B́nh Định : Mai Xuân Hưởng, Bùi Điền.

Quảng Nghĩa, Quảng Nam : Nguyễn Hàm, Nguyễn Hiệụ

Quảng B́nh : Nguyễn Phạm Tuân, Lê Trực.

Nghệ An : Nguyễn Xuân Ổn, Lê Doăn Nha..

Hà Tĩnh : Phan Đ́nh Phùng, Đinh Văn Chất, Cao Đạt, Cao Thắng.

Thanh Hóa : Đinh Công Tráng (chiến khu Ba Đ́nh), Cầm Bá Thước, Hà Văn Mao, Tống Duy Tân, Phạm Bành.

Hải Dương : Tán Thuật cùng 2 anh em là Lănh Giang và Hai Kế, Đốc Tích, Đốc Khoát, Ba Giang, Đề đốc Tạ Hiển, Thủ khoa Nguyễn Caọ

Bắc Ninh, Hưng Yên : Đốc Quế, Đốc Sùng, Đội Văn, Lănh Điềm, Đốc Mỹ.

Lục Nam, Đông Triều : Đốc Thày, Lănh Thứa, Lưu Kỳ.

Thái B́nh : Lănh Ư, Đề Hồng.

Bắc Giang, Thái Nguyên : Hoàng Hoa Thám (Đề Thám), Đề Nam, Ba Cúc.

Sơn Tây, Hưng Hóa : Đề Kiều, Đốc Ngũ, Đề Thanh, Hoàng Công Vinh, Nguyễn Quang B́nh.

Những cuộc khởi nghĩa trên đây đă làm cho quân đội Pháp phải lao đao cho đến năm 1895, mặc dầu vua Hàm Nghi đă bị bắt từ 1888 tại Quảng B́nh và đưa đi an trí tại Algériẹ

Những cuộc khởi nghĩa trên đây chỉ chấm dứt vào năm 1895 : năm đó, Phan Đ́nh Phùng lănh đạo phong trào Văn Thân Nghệ Tĩnh gần 10 năm trời bị mang bịnh chết trong núị V́ không có ai thay thế họ Phan lănh đạo, nên phong trào dần dần bị tan ră.

Nay nếu ta gắng t́m hiểu những đặc tính chính của phong trào khởi nghĩa trong giai đoạn đầu tiên, ta có thể nhận thấy mấy diểm sau đây :

 

Lịch tŕnh diễn tiến của phong trào quốc gia

1) Đặc tính đầu tiên của những cuộc khởi nghĩa trên đây là hầu hết đều được lănh đạo bởi những sĩ phu Văn thân (sĩ phu; người trong xă hội nho học, lấy văn học để mưu công danh ở đời; giới trí thức). Trong thời đó, đẳng cấp sĩ phu vốn là đẳng cấp lănh đạo trong nước, nên họ là những người nhiều uy tín, và đồng thời, cũng là những phần tử ư thức hơn cả. Tầng lớp sĩ phu thời đó, tuy không kết tập thành 1 tổ chức rơ rệt, song thường giữ mối liên kết mật thiết dưới h́nh thức những trường dạy học và giảng văn để học tṛ theo dơi kinh sử. Mỗi địa phương (một tỉnh hoặc hai ba tỉnh) đều có 1 trường học tập lớn, do 1 vị khoa cử danh tiếng d́u dắt. Sau một hai chục năm giảng dạy và đào luyện các sĩ tử ra ứng thí, vị khoa cử đó nghiễm nhiên trở thành 1 nhân vật có uy tín, danh vọng đối với học tṛ cũ, mặc dầu nhiều khi những người này đă đỗ đạt và làm nên sự nghiệp. Theo tinh thần Nho giáo, sự liên hệ giữa thầy tṛ là 1 nghĩa rất nặng, có thể nặng hơn t́nh phụ tử, v́ thầy học tức là người đă sinh đẻ trên tinh thần ra ḿnh. Nên, trong 1 vùng nào, nếu 1 vị khoa cử có nhiều môn hạ, đă dựng cờ khởi nghĩa, hầu hết những học tṛ cũ cùng gia đ́nh thân thuộc đều phải mang tài lực, nhân lực hưởng ứng triệt để. Hơn nữa, tầng lớp sĩ phu vốn là những phần tử nhiều tinh thần trách nhiệm, và ư thức 1 cách sâu sa hơn cả cái nhục vong quốc. Họ thường nói :"Vua bị nhục th́ bầy tôi phải chết", hoặc "Quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách". Kẻ thất (sất) phu (người dân thường) c̣n có trách nhiệm, huống chi là là kẻ sĩ. Bởi thế, hầu hết các cuộc khởi nghĩa hồi đó đều do những vị Văn thân khởi xuất. Ngay đến những phong trào khởi nghĩa cầm đầu bởi những vị vơ tướng (đề đốc, lănh binh), ảnh hưởng của phái Văn thân vẫn mạnh mẽ, v́ trong mỗi phong trào đó, người hoạch định mưu lược vẫn là sĩ phụ Cho nên, trong lịch sử, những cuộc khởi nghĩa trong thời kỳ đó đều được mệnh danh là Phong trào Văn thân vậỵ

Nhưng, nếu những người lănh đạo đều là sĩ phu, th́ phần đông những binh sĩ ở dưới đều lấy từ tầng lớp dân chúng nông thôn. Sự tham gia của tầng lớp công thương lúc đó ít ỏi hơn. V́ những phần tử này tương đối không được thấm nhuần lư tưởng trung quân ái quốc như đẳng cấp sĩ phu, cũng không được dồi dào trong t́nh tự đất nước giống ṇi như ngườ nông dân. Cần ghi thêm rằng sau khi người Pháp củng cố thế lực tại VN, 1 số phần tử trong giới công thương thành thị lại là những người đầu tiên đứng ra cộng tác để ḥng trục lợi, v́ có lẽ họ mặc nhận thấy rằng sự đột nhập của lực lượng Tây phương sẽ đem lại hậu quả là bánh trướng thế lực của giới công thương tại VN.

2) Đặc tính thứ hai là những cuộc khởi nghĩa chống Pháp trong giai đoạn đầu này đều nêu cao lư tưởng Cần vương (hết ḷng pḥ vua). Điều đó không có ǵ lạ, v́ xă hội VN thời đó đương chịu ảnh hưởng của 1 nền ư thức hệ siêu h́nh coi nhà vua như phản ảnh của Thượng đế trong lănh vực nhân sinh. Những phần tử sĩ phu lănh đạo các cuộc khởi nghĩa đều được đào tạo trong nền đạo lư Khổng Ma.nh. Lư tưởng của Nho giáo đặt lên trên hết mối cương thường quân thần, nên nền quân chủ lúc bấy giờ được coi như 1 xă hội viên măn, và nhà vua thường tượng trưng cho lư tưởng quốc gia dân tộc. Nên, trong cái đà đầu tiên chống xâm lăng, những vị sĩ phu thời đó cũng không thể nêu lên 1 khẩu hiệu ǵ khác ngoài khẩu hiệu Cần vương, v́ lư tưởng đó từng ăn sâu vào tầng lớp sĩ phu từ bao nhiêu thế hê.. Chủ trương của họ thời bấy giờ chỉ là muốn quét sạch giặc Pháp và tái lập lại chế độ cũ, như trong bản hịch "B́nh Tây sát tả" của Trần Tân và Đặng Như Mai có chua rơ :"Ta phải đánh Tây cho hết, để giữ lấy nền văn minh Nho giáo đă hơn 1,000 năm". Trong đầu óc các vị sĩ phu ấy, ư nghĩa về sự tiến hoá lịch sử và những giao động xă hội do Tây phương đưa lại lúc đó chưa hề phát hiện. Nên măi đến những giai đoạn sau, khi nền tư tưởng Tây phương bắt đầu xâm nhập lần lần vào các tầng lớp dân chúng, th́ lư tưởng trung quân mới mờ nhạt dần để nhường chỗ cho những quan niệm khác có tính cách tiến bộ hơn.

Nhưng tại sao hầu hết các cuộc khởi nghĩa bấy giờ đều lần lần bị thất bại, mặc dầu sự hy sinh dũng cảm của hết thẩy của các tầng lớp ? Những lư do thiết tưởng cũng dễ hiểu : thời đó là lần đầu tiên mà dân tộc VN (cũng như các dân tộc khác ở Đông Nam Á) đă vấp phải 1 lực lượng địch thủ khác hẳn với những lực lượng xâm lăng trong những thế kỷ trước. Dưới thời Lư, Trần, dân tộc VN đă chiến thắng nhiều cuộc xâm lăng của Mông Cổ, hoặc đánh phá đất Chiêm Thành. Song những lực lượng địch thủ ấy đều là những lực lượng đồng đều trên phương diện tiến hóa với VN. Họ đă dùng những vũ khí hoặc phương pháp chiến tranh tương tợ như vũ khí và phương pháp của VN. Trái lại, khi đột nhập vào xứ này, người Pháp đă mang xử dụng những phương pháp tổ chức khoa học, cùng những vũ khí khác hẳn. Những phương pháp khoa học đó là 1 điều mới lạ đối với dân chúng VN thời đó, c̣n những khí giới lại có 1 hiệu lực tàn phá gần như thần thánh. Thêm vào đó, có những sự khác biệt kỳ dị về h́nh thù hoặc phong tục kẻ địch, khiến cho người dân VN càng thấy bỡ ngỡ trong khi chiến đấu (nhận xét về cách đi duyệt binh của quân sĩ Pháp, nhiều người VN thời đó tưởng rằng quân Pháp không có đầu gốị; nên tại nhiều nơị lúc ra trận, họ đă rải trên lối đi rất nhiều trái ổi xanh, hy vọng rằng kẻ địch sẽ trượt giầy trên đó mà bị ngă). Nên cuộc tranh đấu đă trở thành 1 sự cố gắng vô vọng, v́ thiếu kế hoạch và phương pháp thích ứng, đành phải lấy nghĩa khí cùng tử tiết để đền bù lạị Tuy có 1 số sĩ phu lănh đạo đă hiểu nổi sự thấp kém của ḿnh về vũ khí, nên đă t́m hết cách đúc súng đạn hoặc mua của nước ngoài (như Phan Đ́nh Phùng, Tôn Thất Thuyết), nhưng những sự cố gắng bổ cứu đó vẫn không đủ để đối phó. Vả lại, có súng đạn là 1 vấn đề, nhưng đào luyện người xử dụng súng đạn là 1 vấn đề khác. Cho nên, bao nhiêu anh hùng nghĩa sĩ thời đó đă phải xả thân để lấp bằng sự so le trong tŕnh độ tiến hóa giữa dân tộc VN và phe địch thủ người Pháp.

Trải qua 1 giai đoạn tranh đấu đầy đau thương và đắng cay này, ta sẽ thấy phong trào quốc gia VN chuyển sang 1 khuynh hướng khác để mưu đồ sự sống c̣n của dân tộc.

B. Giai đoạn 1895-1912 : Giai đoạn Canh Tân và Đông Du :

Trong suốt thời kỳ này, mặc dầu những sự cô gắng để khởi nghĩa và dùng vũ lực kháng chiến vẫn lẻ tẻ tiếp diễn ở nhiều địa phương, nhưng thực ra, công cuộc tranh đấu của các nhà ái quốc VN đă chuyển sang giai đoạn mới : giai đoạn Canh Tân. Sở dĩ có chuyện chuyển hướng đó, 1 phần v́ quân đội Pháp lúc bấy giờ đă kiểm soát được t́nh thế khiến việc vơ trang khởi nghĩa trở nên khó khăn hơn trước, nhưng 1 phân là v́ các phần tử lănh đạo đă giác ngộ sự cần thiết phải thúc đẩy VN tiến mạnh trên con đường canh tân để theo kịp các dân tộc Tây phương. Họ đă hiểu rằn, trong khi mức độ tiến hóa của dân tộc c̣n kém đối phương, việc vơ trang kháng chiến vẫn chỉ là sự hy sinh vô vo.ng. Cái gương sáng khiến cho ai nấy đều muốn nỗ lực canh tân là gương nước Nhật Bản. Vào khoảng năm 1858, nước Nhật Bản cũg như VN đă bị 1 cường quốc Tây phương áp đảo và khống chết hết các cửa bể. Nhưng Nhật Bản đă hiểu ngay bài học tiến hóa, và sau nửa thế kỷ canh tân, đă trả đ̣n đánh bại nước Nga trong những trận hải, lục chiến ở Phụng Thiên và cửa bể Nhật Bản (1905). Sự chiến thắng của dân tộc Nhật đă đem lại 1 dư âm hết sức vang dội trong trí năo các nhà ái quốc VN đương bàng hoàng trước thời cuộc nước nhà. Nên, trong công cuộc vận động canh tân tại VN, nước Nhật Bản đă trở thành 1 trọng tâm mà nhiều người hướng tới, và cuộc Đông Du cũng bắt đầu từ đó.

Trong giai đoạn này, ta có thể ghi chép những sự kiện sau đây :

a) Về phương diện vơ lực kháng chiến, cuộc khởi nghĩa của Đề Thám vẫn tiếp tục chiến đấu du kích cho tới năm 1910. Ngoài ra, chỉ có những vụ âm mưu lẻ tẻ đánh phá các đồn trại, để đầu độc hoặc mưu sát quân lính và nhà chức trách Pháp. Thực ra, những cố gắng dùng vơ lực kháng chiến vẫn c̣n tiếp diễn cho đến 1916, v́ năm đó, vua Duy Tân cùng 2 nhà chí sĩ (người có tiết tháo và chí khí hơn người) Thái Phiên và Trần Cao Vân mưu đồ khởi nghĩa tại Huế. Nhưng trên đại lược (đại khái), những vụ khởi nghĩa cũng thưa thớt dần để nhường chỗ cho những cuôc vận động Canh Tân và Đông Du.

b) Về phương diện canh tân và chuyển sang những h́nh thức tranh đấu khác, ta có thể ghi nhận nhiều cố gắng hệ trọng :

Năm 1899, Phan Bội Châu, Đại Đẩu, Thần Sơ, Đặng Thái Mai bàn định khởi binh kháng chiến ở Hà Tĩnh như Phan Đ́nh Phùng mấy năm trước. Nhưng v́ không có khí giới đầy đủ nên lại bỏ kế hoạch đó. Thời bấy giờ, phong trào canh tân đă bắt đầu từ Trung Hoa với những sách vở của Khang Hữu Vi và Lương Khải Siêu được phiên dịch sang VN. Lúc đó, Tăng Bạt Hổ, 1 chiến tướng Cần vương tại B́nh Định, sau khi thất bại bỏ đi chu du các nước Tàu, Nhật, lúc trở về ông cổ động các nhân sĩ (người có học vấn và kiến thức trong đám nhân dân) xuất dương (đi ra ngoại quốc) hoạt động cứu quốc. Phan Bội Châu (Phan Sào Nam) liền cùng Tăng Bạt Hổ đi khắp Nam Bắc để liên lạc với các đồng chí và tuyên truyền việc xuất dương du học. Tại Quảng Nam, 2 ông họp các đồng chí để thành lập Việt Nam Quang Phục Hội (1904) và tôn Kỳ Ngoại Hầu Cường Để làm hội trưởng. Đồng thời, Phan Bội Châu xuất bản cuốn "Lưu Cầu Huyết Lệ Tân Thư" để cổ vơ tinh thần cách mạng và xuất dương du học. Rồi Phan Bội Châu và Tăng Bạt Hổ liền sang Nhật để giao thiệp với các yếu nhân trong chính giới Nhật và sửa soạn đưa Kỳ Ngoại Hầu Cường Để sanh Đông Kinh (Tokyo).

Cuộc cổ vơ Đông Du này được hưởng ứng nhiệt liệt, và các vị như Phan Chu Trinh, Lương Ngọc Quyến, Nguyễn Thượng Hiền, Trần Quư Cáp, Ngô Đức Kế, Huỳnh Thúc Kháng, Lương Ngọc Can...đều tham gia xuất dương hoạt đô.ng.

Phong trào Đông Du này có 2 mục đích cốt yếu : một là đào luyện nhân tài cách mạng, hai là mua khí giới gởi về giúp phe kháng Pháp trong nước.

Năm 1906, Phan Chu Trinh ở Nhật trở về, gởi 1 bức thơ công khai ngày 15/8/1906 cho chính phủ Pháp, yêu cầu phải thành thực cải cách cho VN, tận lượng (hết sức) mở mang tân học và trừ diệt quan tham lại nhũng (nhũng lạm quấy nhiễu dân chúng).

Phong trào canh tân trong nước bắt đầu nhiệt liệt từ đó. Các nhà Nho duy tân ở Bắc Hà (Bắc Việt) : Lương Ngọc Can, Nguyễn Quyền, Đào Nguyên Phổ, Phan Tuấn Phong, Lê Đại, Dương Bá Trạc, Đặng Kinh Luân, Phan Huy Thịnh, v.v... thành lập trường Đông Kinh Nghĩa Thục tại Hà Nộị Ngay từ ngày đầu mới mở, đă có trên 1,000 học sinh. Tât cả được cấp giấy bút, miễn học phí và học kiêm 3 thứ chữ : Việt, Hán, Pháp. Đó là lần đầu tiên mà chữ Quốc ngữ được giảng dạy, và điểm đó sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới nền giáo dục dân chúng. 1 điểm mới lạ thứ hai nữa trong chương tŕnh Đông Kinh Nghĩa Thục là học tṛ con gái có thể theo học cùng với con trai được, và đó cũng là cái mầm của sự cải tiến nữ giớị Ngoài ra, ngoài sự giảng dạy về văn chương, tư tưởng, khoa học, chương tŕnh c̣n bao gồm thêm sự giảng dạy về thực nghiệp. Tóm lại, về 1 mặt, Đông Kinh Nghĩa Thục theo đuổi mục đích canh tân những tập tục sinh hoạt của quốc dân, về 1 mặt khác, muốn bí mật đào luyện những phần tử ái quốc và t́m cách cho họ xuất dương hoạt đô.ng.

V́ có sự hưởng ứng nhiệt liệt của các giới, nên các nhà chức trách Pháp thấy lo ngại, và trường Đông Kinh Nghĩa Thục chưa hoạt động đầy 1 năm th́ đă bị đóng cửạ Các vị chủ trương đều bị đưa ra ṭa và kết án tử h́nh, song v́ có sự can thiệp của Hội Nhân Quyền nên án được chuyển sang đày đi Côn Đảọ

Ta cũng cần ghi thêm 1 phong trào canh tân tại Trung bộ nhằm mục đích thay đổi những phong tục sinh hoạt. Phong trào đó đă đưa lên khẩu hiệu : hủy bỏ những phong tục cổ hủ (cũ, xưa). 1 trong nhữg phong tục cổ hủ là tục để búi tóc. Phong trào đă cổ vơ việc cắt tóc ngắn, và từng đoàn người hớt tóc t́nh nguyện đă đi hết hang cùng ngơ hẻm để hớt tóc hoặc bắt buộc dân chúng hớt tóc.

*

Trong giai đoạn tranh đấu thứ hai này, phong trào quốc gia tại VN, mặc dầu vẫn do những nhóm sĩ phu lănh đạơ, song đă chuyển hướng ở nhiều điểm :

[* Thiết tưởng cần phải đính chính ở đây 1 lối giải thích sai lầm của 1 vài tác giả khi bàn luận tới những phong trào trong giai đoạn nàỵ Trong cuốn "Mouvements nationaux et lutte de classe au VN" của Anh Văn và Jacqueline Roussel (trang 56). Các tác giả này đă nhận định rằng các ông Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Tăng Bạt Hổ như những phầ tử "đại diện cho tầng lớp tư sản" tại VN (2 chữ "tư sản" này được quan niệm theo ư nghĩa Mác-xít của nó). Lối nhận định này là 1 điều lầm lạc lớn. Danh từ tư sản, theo ư nghĩa uyên nguyên -- nguồn gốc -- (bourgeois), phải là 1 tầng lớp xă hội xuất hiện do cuộc cách mạng công kỹ nghệ hoặc thương mạị Tại VN, danh từ này không thể ghép vào những người như Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, v́ các vị đó chỉ là những sĩ phu thuộc đẳng cấp lănh đạo trong 1 chu kỳ trước. Vào lúc đó, chưa hề có 1 cuộc cách mạng công kỹ nghệ làm phát hiện tầng lớp tư sản tại đâỵ Cho nên danh từ này chỉ có thể dùng để chỉ 1 tầng lớp xă hội sẽ xuất hiện tại VN với sự phát triển nền công kỹ nghệ bản xứ sau trận đại chiến 1914-1918].

Nghiêm Xuân Hồng

Saigon, Mùa Thu, 1957

 

Trang Nhà  :

 

Tiếp nhận thư tín :