Sóng Thần

Sóng Thần tiếng nói của người viễn xứ, gửi về quê hương yêu dấu, niềm tin và hy vọng Dân Chủ Đa Nguyên

 
 
 
     Dặm Trường Quê Hương
 

Quan Niệm Về Đại Đạo Của Cao Đài Một Nền Tôn Giáo Bản Địa Việt Nam

Việt Thu

 

Ra đời từ năm Bính Dần 1926 trên mảnh đất miền Nam Việt Nam, đạo Cao Đài được coi là một  tôn giáo bản địa có những tính chất đậm nét Nam Bộ. Thật vậy, người tín đồ Cao Đài trong đạo phục là trang phục truyền thống của người Việt với áo dài trắng, đàn ông có thêm khăn đống đen và búi tóc cùng cḥm râu đă là những h́nh ảnh của người Việt sống ở vùng đất phương Nam vào những năm đầu thế kỷ 20, đă tạo nên những dấu ấn khó phai về một tôn giáo thường được người dân quê miền Nam gọi nôm na là “đạo Tam Kỳ” hay “đạo thờ Một Mắt”

Tôn giáo Cao Đài được h́nh thành từ sự giáng cơ chỉ dạy của một Đấng Vô H́nh xưng danh là Ngọc Hoàng Thượng Đế, hoặc Đấng Tối  Cao mà trước đó, con người đă từng nghe nói đến qua những truyền thuyết dân gian hay tôn giáo khác, với những danh xưng khác nhau như Đức Chúa Trời của Thiên Chúa giáo, Thánh Ala của Hồi giáo,... Nói một cách dễ hiểu hơn,  Giáo chủ của đạo Cao Đài không phải là con người tu chứng, đạt Đạo rồi xiển dương chân lư mà ḿnh chứng ngộ thành một tôn giáo như tất cả các tôn giáo đă ra đời trước đó, mà chính là Đấng Tạo Hóa với cách gọi nôm na của con người là  “Oâng Trời”.

Với tôn chỉ “ Tam giáo qui nguyên-Ngũ chi phục nhứt”, đạo Cao Đài chủ trương “vạn giáo đồng nhứt lư”, tức quan niệm tất cả các tôn giáo trên thế gian này cũng đều một gốc Thượng Đế, phát sinh tùy theo hoàn cảnh lịch sử, địa lư của từng thời kỳ cho phù hợp với phong tục và tŕnh độ tiến hóa của con người. V́ vậy, đạo Cao Đài tin tưởng, thờ cúng tất cả chư Phật Tiên Thánh Thần và dung hợp tinh hoa giáo lư của ba nền tôn giáo Nho- Thích- Lăo đặt trên nền tảng : từ bi-bác ái -công b́nh . 

Mặt khác, qua sự giáng dạy của các Đấng Thiêng Liêng bằng cơ bút, tôn giáo Cao Đài tin rằng lịch sử cứu thế của nhân loại gồm 3 thời kỳ: Nhứt kỳ và Nhị kỳ Phổ độ đă qua với sự ra đời của các tôn giáo lớn trên hoàn cầu; nay đến thời kỳ thứ ba, là giai đoạn kết thúc một chu kỳ tuần hoàn của vũ trụ, chính Đức Thượng Đế giáng trần bằng linh điển, khai mở con đường tận độ loài người qua h́nh thức một tôn giáo được Ngài đặt tên là “Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ” hay c̣n  gọi là “đạo Cao Đài” do tá danh của Ngài là “Cao Đài Tiên Ông” .

Dù muốn dù không, cũng phải nh́n nhận, mặc dù đă ra đời gần ¾ thế kỷ, đă được đứng vào hàng ngũ tôn giáo, đạo Cao Đài vẫn c̣n quá trẻ trên tiến tŕnh ổn định để truyền bá một hệ thống giáo lư nhứt quán mang tính phổ quát, một công việc mà qua lịch sử các tôn giáo đă cho thấy không dễ dàng và nhanh chóng.  Bởi lẽ đó, tôn giáo Cao Đài đă gặp nhiều sự ngộ nhận, từ danh xưng “Đại Đạo” cho đến nền tảng giáo lư.

Đối với đa số người tín đồ Cao Đài, sự xuất hiện của đạo Cao Đài trên vùng đất Nam bộ đă đáp ứng được nhu cầu tinh thần của họ trong lúc phải đương đầu với nhiều sự khó khăn trong đời sống cũng như sự bất măn trước sự xâm nhập ồ ạt của nền văn hóa phương Tây vào những năm thực dân Pháp xâm chiếm Việt Nam. Thoạt tiên, người Việt theo đạo Cao Đài, có thể nói, thuần tuư do đức tin vào Thiêng Liêng và do đường lối của đạo Cao Đài phù hợp với truyền thống văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc đă ăn sâu vào tâm thức người Việt như tinh thần Tam giáo đồng nguyên; kinh sách bằng chữ Quốc ngữ dễ đọc, dễ hiểu; những lời khuyến dạy của Trời Phật và các Đấng th́ hết sức gần gũi như lời của cha mẹ dạy dỗ con cái trong gia đ́nh, và sinh hoạt trong đạo thể hiện t́nh thân như anh em trong một  nhà, không có sự phân chia, ngăn cách giữa đạo và đời như những tôn giáo khác.

Tâm lư hầu hết những người có tín ngưỡng th́ đều tôn vinh tôn giáo của ḿnh, bởi v́ họ đă đặt trọn đức tin vào tôn giáo mà họ đă chọn lựa, và thường dẫn đến t́nh cảm thái quá; cho nên cũng có không ít tín hữu Cao Đài đă coi tôn giáo ḿnh hay hơn, quan trọng hơn tất cả các tôn giáo khác với lư do  tôn giáo Cao Đài là của Đức Thượng Đế, Đấng Toàn Tri Toàn Năng  tạo dựng; thêm vào đó, cũng do một phần tŕnh độ học thức bị hạn chế của một đại bộ phận tín đồ Cao Đài  nên  họ hiểu không đúng danh xưng “Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ” mà  cho rằng Cao Đài là đạo lớn, bao trùm các tôn giáo khác.

Đối với người ngoài đạo,  sự phê phán, chỉ trích tôn giáo Cao Đài cũng được đặt trên sự  gán ghép hoặc ngộ nhận về ư nghĩa của danh xưng “Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ”. Cụ thể là hai chữ “Đại Đạo” được diễn giải là “đạo lớn” và từ đó suy luận đạo Cao Đài có tham vọng thống lĩnh mọi tôn giáo, nên mới có tôn chỉ “Tam giáo qui nguyên- Ngũ chi phục Nhất”. Từ đó, Cao Đài  bị coi là tôn giáo không có một nền tảng giáo lư riêng mà chỉ góp nhặt giáo lư của các  tôn giáo khác, đặc biệt là của Tam giáo: Nho, Phật và Lăo giáo.          

Một cách khách quan nhận xét, về mặt từ ngữ, danh từ “Đại Đạo” trong danh xưng “Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ” không thể nào diễn dịch là “đạo lớn tức là tôn giáo lớn”, mà chính xác phải là “Con đường lớn”, nếu hiểu đúng ngôn ngữ Hán Việt. Cho nên,  không thể từ đó suy ra đạo Cao Đài muốn thống lĩnh thế giới tôn giáo. Về mặt giáo lư, tôn giáo Cao Đài đă được h́nh thành qua phương tiện cơ bút, những lời Thánh ngôn -Thánh giáo được ban ra từ các Đấng Vô h́nh thay thế cho lời thuyết giảng của vị Giáo chủ đắc đạo, đă tạo nên một kho tàng giáo lư với đầy đủ tính đặc trưng của một nền tôn giáo, và việc kết tập và hệ thống hoá là trách nhiệm của những thế hệ tiếp nối đạo nghiệp.

Dù muốn dù không, không thể phủ nhận, Cao Đài là một tôn giáo đă được khai sinh và lớn lên ngay trong ḷng dân tộc Việt với đầy đủ màu sắc thể hiện được tinh thần khoan dung trong tín ngưỡng của người Việt tự ngàn xưa, làm nền tảng vững chắc cho một nền văn hóa đậm chất nhân văn trải dài trong suốt hơn 4500 năm lịch sử. Tuy nhiên, như một qui luật của cơi nhị nguyên, không có ǵ là nhất quán một cách tuyệt đối, nhất là đối với tư tưởng con người, sự phân chia chi phái của đạo Cao Đài trong những năm đầu khai Đạo cũng chỉ phản ảnh sự bất đồng quan điểm của những người đi trước phát xuất từ ước muốn tỏ bày trọn vẹn đức tin đối với các Đấng Thiêng Liêng, một t́nh trạng chung của tất cả các tôn giáo có mặt trên cơi thế gian này.

QUAN NIỆM VỀ ĐẠI ĐẠO CỦA CAO ĐÀI    

Danh từ "ĐẠI ĐẠO" trong giáo lư Cao Đài là một phạm trù không đơn giản dễ hiểu để có thể giải thích một cách chuẩn xác như trong Khoa học hay Toán học. Để hiểu trọn vẹn hai chữ Đại Đạo, ngoài những ư nghĩa mang tính hướng dẫn hành động của con người có thể diễn giải bằng tư duy logic tương đối rơ ràng, c̣n lại th́ có những ư nghĩa mang tính siêu h́nh, đ̣i hỏi con người phải có một đức tin vào sự hiện hữu của chính tôn giáo Cao Đài như là một thực thể Đạo cứu thế. Và điều khẳng định là quan niệm về Đại Đạo không phải là sản phẩm của trí tưởng tượng của người tín đồ phát xuất từ niềm tin huyễn hoặc, vô căn cứ, mà thoát thai từ nghĩa lư cao sâu hàm chứa trong Thánh ngôn - Thánh giáo Cao Đài đă được truyền dạy bằng linh điển  của các Đấng Thiêng Liêng qua huyền cơ diệu bút kể từ ngày khai Đạo.

1 - ĐẠI ĐẠO LÀ CON ĐƯỜNG ĐI CỦA ĐẠO

Qua Thánh giáo Cao Đài, phạm trù “Đại Đạo” hàm chứa nhiều ư nghĩa. Có quan niệm đồng hóa Đại Đạo với Đạo. Tuy nhiên, hiểu một cách chính xác, vẫn có sự khác biệt:

ĐẠO: là năng lực vĩ đại đă tạo hoá ra càn khôn vũ trụ muôn loài.  Đạo cũng chính là năng lực điều phối sự vận hành không ngưng nghỉ của vạn hữu từ phóng phát đến qui nguyên. Kinh Dịch của Khổng giáo gọi năng lực này là Thái Cực, và Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ gọi là khối Đại Linh Quang theo tính cách vô ngă và Đức Chí Tôn Thượng Đế theo tính cách hữu ngă. Đạo hiện hữu trong vật chất từ vật lớn nhất đến vật nhỏ nhất. Đức Lăo Tử đă diễn tả Đạo: “Vô danh thiên địa chi thủy; Hữu danh vạn vật chi mẫu” có nghĩa : “lúc không tên, nó là gốc của Trời Đất; lúc có tên, nó là Mẹ của muôn loài”.

Thánh giáo Cao Đài định nghĩa: “Đạo là hư vô chi khí, Đạo rất mầu nhiệm sâu kín cao siêu. Trước khi chưa có trời đất, đă có Đạo. Vậy Đạo đă tạo dựng nên càn khôn vũ trụ, hóa sanh vạn vật muôn loài. Muôn loài vạn vật phải thọ bẩm khí hư vô mà sanh hóa măi măi.” (1)

Khi nói đến chữ “Đạo” con người thường liên tưởng đến chùa thất, am tự, thánh đường, hoặc nghĩ đến việc tu hành, phế đời hành đạo, áo bả nâu ṣng, vào chùa gơ mơ tụng kinh..., nhưng phải hiểu, đó là chữ “đạo” trong tiếng Việt có nghĩa là tôn giáo. Theo Cao Đài: “Đạo là vô vi vô h́nh, c̣n tôn giáo là cái cửa. Mỗi người muốn thành Phật Tiên phải chun qua cái cửa ấy mà vô trong mới tới Đạo” (2)

Như vậy,”Đạo” vượt khỏi thế giới nhị nguyên, chỉ duy nhứt có một, không có lớn  nhỏ, phân biệt, nên không thể có chữ “Đại”. Do đó, hiểu “Đại Đạo” theo từ nguyên nghĩa là “con đường lớn”, có thể h́nh dung Đại Đạo là con đường đi của Đạo, dẫn Đạo đến khắp cùng vạn hữu, và v́ vậy tạm dùng chữ “Đại” để diễn tả sự lớn rộng vô cùng đó. Có thể nói, ĐẠO là Thể, ĐẠI ĐẠO là Dụng của Đạo, tiêu biểu sự vận hành của Đạo.             

Tuy nhiên, Thể và Dụng cũng chỉ là hai mặt của một vấn đề: Đạo, bởi v́: “Đạo là vô vi mà hữu tác, Đạo có động mà có tịnh; để dưỡng dục chúng sanh và lưu hành trong càn khôn vũ trụ. Cùng trong một 'LƯ', một 'KHÍ' mà Đạo tạo thành ngh́n giống muôn vẻ. Đạo lại lúc ẩn hồi bày, cứ biến hóa đổi thay, thật là toàn năng và cơ mầu nhiệm.” (3)

Qua Thánh giáo Cao Đài, có thể hiểu “Đại Đạo” ở hai lĩnh vực khác nhau: vô vi và hữu giới:

Trong lĩnh vực vô vi, có thể định nghĩa: Đại Đạo là con đường rộng lớn xuyên suốt từ vô thỉ đến vô chung nối liền Trời với vạn hữu theo hai chiều: phóng phát và qui nguyên. Chiều phóng phát từ ngôi Thái Cực hay nói theo thuật ngữ Cao Đài là khối Đại Linh Quang phân tán ra tạo thành muôn loài vạn hữu kể từ thời điểm bắt đầu h́nh thành vũ trụ và tiếp tục cho đến khi kết thúc tại một thời điểm gọi là “châu nhi phục thỉ”. Chiều qui nguyên là chiều vạn hữu quay về điểm xuất phát ban đầu tức ngôi Thái Cực mà nói theo Cao Đài là sự trở về với khối Đại Linh Quang của các Tiểu Linh Quang đă tiến hóa đến giai đoạn làm Người. Có nghĩa là sự qui nguyên chỉ có thể thực hiện tại kiếp làm người, và qui nguyên chính là sự tiến hóa của con người bước lên nấc thang vượt khỏi thế giới hữu h́nh, tức là làm Thần,Thánh, Tiên , Phật.

 “Đại Đạo là con đường lớn thẳng tắp từ thiên thượng đến thiên hạ, từ bến khởi nguyên cho đến lúc hoàn nguyên, mà những ngơ rẽ là những sự luân động theo luật tắc bảo tồn hay đào thải cho những chu kỳ trên Đại Đạo.” (4)

Nói một cách cụ thể, giáo lư Cao Đài dạy, mỗi người là một Tiểu Linh Quang được chiết xuất từ khối Đại Linh Quang, đến cơi thế gian để thay Trời tiếp tục hoàn thành công cuộc hóa sanh vạn hữu  trong nhiệm vụ lập đời, điều hành, quản cai muôn vật, tức là tạo cho cơi hữu h́nh một “hồn sống”, gọi là làm”sứ  mạng vi nhân” rồi phải quay về hiệp Một, trở lại khối Đại Linh Quang, tức là thực hiện nhiệm vụ tiến hóa, hay “sứ mạng Đại thừa”, để bước lên hàng siêu xuất thế gian, mà theo cách gọi thông thường là tu luyện thành Tiên, thành Phật.Như vậy, mỗi Tiểu Linh Quang khi rời khỏi Đại Linh Quang là đă nhận một sứ mạng gồm hai chặng đường: một ra đi lập đời và một quay về với ngôi Thái Cực:

“Một sứ mạng Trời dành hai ngơ,

Một ra đi, một trở lại Thầy”

Nói rơ hơn, một Tiểu Linh Quang khi rời khỏi Đại Linh Quang là đă bắt đầu một chu tŕnh tiến hóa của riêng nó trên gịng tiến hóa tâm linh chung của toàn vũ trụ. Gọi là “tiến hóa tâm linh” v́ theo giáo lư Cao Đài, con đường tiến hóa của vũ trụ vạn vật cũng đi từ loài này sang loài khác, nhưng đặt trọng tâm vào phần tâm linh là phần vô h́nh làm nên sự sống cho thể xác mà nó trú ngụ chứ không phải thể hiện trên sự biến đổi thể xác như cơ sở của các học thuyết Tiến hoá. Sự tiến hóa của một Tiểu Linh Quang là một chu kỳ khép kín từ “phóng phát đến qui nguyên”

Tiểu Linh Quang từ khối Đại Linh Quang phân thân xuống trần, tùy theo nhiệm vụ và sứ mạng đă định của mỗi một đơn vị đến cơi dinh hoàn này để làm công cuộc tiến hóa trong đức háo sanh ấy (... ) những Tiểu Linh Quang ấy đă ngấm ngầm ẩn tàng từ loài khoáng sản đến thảo mộc côn trùng, nhân loại rồi tiến đến hàng Thần Thánh Tiên Phật. Sự tiến hóa mau chậm tùy theo trạng thái của mỗi thể, (...) Trong một chuỗi tiến hóa đó, mỗi hồn hay là Tiểu Linh Quang có mang mỗi h́nh thể khác nhau, mỗi một giai đoạn, mỗi một tiến tŕnh đều là tạm mượn để mà tiến, không nơi nào là trụ tướng bất di bất dịch.” (5)

Như đă nói, Đại Đạo là con đường rộng lớn nối liền thiên thượng với thiên hạ, tức là trên con đường đó, những Tiểu Linh Quang đă ra đi và sẽ quay về điểm xuất phát là Đại Linh Quang. Nói khác đi, nếu muốn quay về, những Tiểu Linh Quang phải bước chân lên  con đường duy nhất dẫn đến Đại Linh Quang là Đại Đạo.Nhưng, khác với lúc ra đi, Tiểu Linh Quang không  quay về bởi sự  tác động tự nhiên của năng lực vĩ đại đă phóng phát nó mà c̣n tùy thuộc vào ư chí của chính nó, bởi v́ điều kiện cần để bắt đầu chặng đường thứ hai của chu tŕnh tiến hoá hay gọi là giai đoạn qui nguyên là phải tiến đến được giai đoạn làm người. Và con người là một chủ thể tự do có toàn quyền quyết định chọn lựa sự quay về đó. Bởi v́ để có thêm điều kiện đủ để quay về, Tiểu Linh Quang phải cởi bỏ những chiếc vỏ bọc mà nó đă mượn để thích nghi với thế giới hữu h́nh khi xuống thế gian.

Chiếc vỏ bọc đó gồm nhiều lớp đă chồng chất thêm  lên qua các chặng đường tiến hóa như từ khoáng sản vô tri vô giác, qua đến thảo mộc thêm một phần hồn, đến thú cầm hai phần hồn và tiến hóa “trăm ngàn muôn kiếp” đến được làm người là phải thêm vào cho đủ “tam hồn thất phách”, rồi c̣n phải mặc vào chiếc áo đặc biệt của con người là “thất t́nh lục dục” để trọn đủ để làm người (6). Cởi bỏ chiếc vỏ bọc chính là sự tu sửa bản thân, theo đường đạo đức, loại bỏ mọi dục vọng phàm phu, điều khiển được thất t́nh lục dục nơi tâm, để điểm sáng của Trời ban phát có cơ hội hiển lộ, phát huy khả năng tự hữu mà t́m đường quay về cơi thượng thiên.

 Tiểu Linh Quang quay về với Đại Linh Quang, theo giáo lư Cao Đài, là một lẽ đương nhiên nằm trong qui luật tiến hóa của vũ trụ, nhưng con đường quay về không dễ dàng v́ sự khác biệt môi trường giữa một thế giới hữu h́nh mang chất hậu thiên trọng trược nặng nề với một  cơi vô vi tiên thiên thanh khí nhẹ nhàng gồm nhiều tầng, mà linh hồn con người phải trải qua tùy theo kết quả tu tiến. Do đó, con người phải tập luyện để linh hồn hoàn toàn không c̣n vướng víu ô nhiễm những thói hư tật xấu của thế gian để gột rửa dần dần đủ cân đủ lượng bước lên từng nấc thang tiến hóa mà người Cao Đài tin tưởng như lời dạy của Đức Chí Tôn: “Người muốn tiến hóa đến phẩm vị Tiên Phật Thánh Thần th́ phải tu tâm dưỡng tánh, tích đức thi ân (... ) Sự tiến hóa từ con thú để đến làm người c̣n dễ, chớ người tiến hóa đến Tiên Phật thật khó thay, v́ con người cả mang ḷng dục vọng, ham muốn ưa chuộng tửu sắc tài khí, lưu luyến t́nh đời, dâm dục quá độ, hung bạo không ngằn (... )Dời non đổi biển th́ dễ, chớ đem các con trở lại th́ khó lắm. Non biển tuy nặng nề nhưng không có mang thất t́nh lục dục, chớ xác phàm con người, tuy nhỏ nhít, mà v́ lẫn cả sự dục vọng tà tâm, nên nặng nề hơn muôn ngàn ḥn núi.” (7)

Qua kinh sách Cao Đài có thể hiểu, để bước lên được  con đường vô vi rộng lớn gọi là Đại Đạo dẫn về lại cội nguồn khởi điểm  là  Đạo hay là Đại Linh Quang, Tiểu Linh Quang  có thể đi theo ba con đường mà giáo lư Cao Đài gọi là Tam Giáo Đạo: Phật Đạo- Tiên Đạo và Thánh Đạo. Cần phải khẳng định đây là ba con đường dẫn con người trở về được với Đại Đạo, con đường nào cũng có thể giúp linh hồn con người tiến hóa để hoàn tất “ hai chặng đường sứ mạng “ của một Tiểu Linh Quang chứ không phải ba nấc thang tiến hóa trong cơi siêu xuất thế gian như nhiều người lầm tưởng để phân chia cao thấp: Phật cao hơn Tiên, Tiên cao hơn Thánh. Kinh nhựt tụng của Cao Đài có bài Khai Kinh xác nhận:

“Trong Tam giáo có lời khuyến dạy,

Gốc bởi ḷng làm phải làm lành;

Trung Dung Khổng Thánh chỉ rành,                     

Từ bi Phật dặn ḷng thành ḷng nhơn,

Phép Tiên đạo tu chơn dưỡng Tánh

Một cội sinh ba nhánh in nhau... ”

Ba con đường đó đă có sẵn như một qui luật cho sự trở về của Tiểu Linh Quang trên con đường tiến hóa, và mỗi một con người nơi thế gian đều có đầy đủ khả năng để chọn lựa  cho ḿnh một trong ba con đường. Cho nên Phật dạy: “Phật là Phật đă thành, chúng sanh là Phật chưa thành” hay lời của Đức Cao Đài: “Thầy là các con, các con là Thầy”. Điều này đă được chứng minh bởi sự ra đời của các tôn giáo trong lịch sử nhân loại c̣n hiện hữu đến ngày nay. Các vị Giáo tổ khai sáng đạo đều là con người, các Ngài đă mở được cánh cửa lộ ra con đường dẫn về Đại Đạo để rồi trở thành người cầm đuốc soi đường cho nhân sanh đi theo; hay nói chính xác, các Ngài đă truyền trao kinh nghiệm sự thành công của chính ḿnh cho những người kế tục, h́nh thành nên những  qui điều giới luật làm nên những  tôn giáo mà bản chất thực sự chỉ là những  công cụ hay phương tiệnï để con người sử dụng mà tái lập “giao thông” trên con đường “Đại Đạo” đi về với Thượng Đế vốn đă bị tắt nghẽn v́ tính chất hậu thiên trọng trược, nặng nề  mà con người đă phải đeo mang khi vào cơi hữu h́nh và bị chất chồng thêm qua nhiều kiếp luân hồi sanh tử.

Như vậy, nói theo giáo lư Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ, do bởi con người khi vào chốn hữu h́nh, đă bị  vật chất che mờ, không c̣n nhớ đường trở lại cơi vô vi là quê hương thật sự của ḿnh, cho nên v́ đức háo sanh, Đức Thượng Đế đă cho các bậc Nguyên Nhân lần lượt xuống thế gian theo từng thời kỳ, tùy hoàn cảnh địa lư để làm người mở lối     qua h́nh thức các tôn giáo: Phật giáo, Lăo giáo, Khổng giáo, Thiên Chúa giáo... cho con người nương theo đó mà tu hành, trau luyện cởi bỏ dần những lớp áo phàm phu để cho điểm linh quang có điều kiện phát huy năng lực mà tiến lên Đại Đạo dẫn về với ngôi Thái Cực.

Tóm lại, nói một cách cụ thể dễ hiểu, thế gian này chỉ là nơi chốn trú ngụ tạm thời của những Tiểu Linh Quang trên con đường  tiến hóa, và đây cũng chính là trạm trung chuyển bắt buộc để con người thực hiện giai đoạn thứ hai trong toàn bộ chu kỳ tiến hóa của một Tiểu Linh Quang là trở về. Và để thực hiện chặng đường tiến hóa thứ hai này, con người phải tuân theo một số qui luật có sẵn trong vũ trụ th́ mới có thể bước lên được con đường nối liền thiên thượng với thiên hạ tạm gọi là Đại Đạo. Những qui luật này  nằm trong ba con đường nhánh nối liền với con đường lớn Đại Đạo được thể hiện qua câu kinh: “một cội sanh ba nhánh in nhau”, mà các vị Giáo tổ khai sáng tôn giáo đă tự chứng ngộ rồi truyền lại cho các môn đồ và lưu lại cho hậu thế được thể hiện qua đường lối, chủ trương, phương cách tu hành của các tôn giáo. Như vậy, không phải các vị Giáo tổ đă “sáng tác” ra phương cách tu hành để lập nên các nền tôn giáo cho nhân sanh đi theo, mà các Ngài chỉ làm công việc vén bức màn vô vi cho con người thấy được con đường dẫn về “Đại Đạo” mà chính Ngài đă bước lên và chứng quả vô sanh, nghĩa là đă trở về được với Đạo hay Thượng Đế để con người bắt chước Ngài mà thực hiện rốt ráo cuộc tiến hóa của ḿnh.

 Đức Phật Thích Ca bước vào con đường Phật Đạo; Đức Lăo Tử mở cánh cửa  con đường Tiên Đạo, Đức Khổng Tử  và Đức Chúa KiTô cầm đuốc soi sáng con đường  con đường Thánh Đạo... . Con đường nào cũng dẫn đến con đường lớn Đại Đạo để trở về với Đạo.Trên mỗi con đường đó, người tu hành tùy theo công đức của ḿnh mà linh hồn sẽ đạt được những ngôi vị từ thấp đến cao theo các thứ bậc trong Ngũ chi Đại Đạo:Nhơn Đạo,Thần Đạo, Thánh Đạo, Tiên Đạo và Phật Đạo; nghĩa là linh hồn sẽ men theo Đại Đạo mà đến những cảnh giới tương ứng để thành  Thần, Thánh , Tiên hay Phật hoặc  sang một quả địa cầu khác có tŕnh độ tiến hóa cao hơn đối với bậc Nhơn Đạo. Phải phân biệt, 5 thứ bậc trong Ngũ chi Đại Đạo là một phạm trù khác với phạm trù Tam Giáo Đạo  là ba con đường dẫn về Đại Đạo mặc dù cách gọi giống nhau. Nói rơ hơn, người tu hành dù đi theo Phật, theo Lăo hay Khổng cũng đều có khả năng tiến hóa tuần tự theo 5 bậc tu tiến của Ngũ chi Đại Đạo để trở về đích điểm cuối cùng Đại Linh Quang, căn cứ theo lời dạy của Đức Thượng Đế: “Ngày nào các con bỏ xác phàm này là ngày các con cởi bỏ một cái áo của các con; rồi các con sanh qua Trung giới th́ các con cắt ĺa cái phách, tức là cởi bỏ thêm một cái nữa. Đến Thượng giới th́ bỏ cái vía. Đến Bồ Đề th́ cởi bỏ cái hạ trí. Đến Tứ Tượng th́ cởi bỏ cái thượng trí. Đến Lưỡng Nghi th́ cởi bỏ cái Kim Thân. Đến Thái Cực th́ linh hồn được hiệp cùng Tạo Hóa.” (8)

2 – Ư NGHĨA “ĐẠI ĐẠO” TRONG DANH XƯNG ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ

Theo quan điểm Cao Đài, các tôn giáo ngày nay mặc dù cũng có nguồn gốc khai sinh từ Thượng Đế, nhưng do bởi trải qua mấy ngàn năm lịch sử, bị con người đem ḷng tư dục canh cải cho nên không c̣n bản chất nguyên sơ với đầy đủ chất lượng, tiêu chuẩn mà các vị Giáo Tổ đă truyền trao lúc đầu để dẫn dắt con người t́m thấy con đường bao la nối liền Trời và vạn hữu hầu đạt Đạo. Trong khi đó, chu kỳ vũ trụ đă sắp giáp mối tuần hoàn, kết thúc một qui tŕnh tiến hóa của vạn hữu, con người sẽ không c̣n thời gian để thực hiện cuộc tiến hóa theo cách tuần tự như đă nói trên,cho nên Đức Thượng Đế đích thân xuống trần với danh xưng “Cao Đài Tiên Ông” mở ra một nền tôn giáo mới có tên gọi là Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ để dẫn dắt con người đi theo một con đường tắt : “Tam Giáo Qui Nguyên-Ngũ Chi Phục Nhất” để các Tiểu Linh Quang rút ngắn con đường tiến hóa, kịp quay về hoàn tất sứ mạng như lời Thánh giáo Cao Đài: “Từ cơi thượng thiên, chơn linh được xuống đến cơi hồng trần, trên quảng đường dài bao nhiêu lớp, nhưng cứ tuần tự phản bổn hoàn nguyên trên quảng đường ấy rồi một thời gian cũng sẽ đến. Tuy nhiên, cũng có lối đi tắt trong tam Kỳ Phổ Độ để cho các hàng hướng đạo, các bậc chân tu sớm giác ngộ tŕ chí hy sinh can đảm để đi về ngơ tắt ấy, mà ngơ tắt ấy chính là dụng cụ bén nhạy để nhận chân phân tích tính chất của sự hư thiệt chơn giả thiện ác.(... ) Hỡi những ai muốn rút ngắn quảng đường tiến hóa để đi về ngơ tắt, phải thực thà tŕ chí, kiên tâm, hi sinh, đại lượng, phá chấp, đừng dối ḷng, để sớm trùng hoan cùng các Đấng trong thú tiêu dao non bồng nước nhược.” (9)

Có thể nói Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ là một thực thể mà Đức Cao Đài sắp bày để thể hiện trong cơi hữu h́nh toàn bộ cơ cấu hoạt động của thế giới vô vi đang tác động lên vạn hữu mà cụ thể là thế giới loài người, để trả lời  câu hỏi của nhân loại đă được nêu lên tự ngàn xưa:Con người  là ai? Từ đâu tới? Tới đây để làm ǵ? Rồi sẽ đi về đâu?. Chính v́ vậy mà tôn giáo của Đức Thượng Đế có tên gọi  là “ Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ” với hai chữ “Đại Đạo” vẫn hàm chứa ư nghĩa “con đường rộng lớn” nối liền hai thế giới Hữu-Vô từ buổi khai Thiên lập Địa, nhưng được triển khai thêm những ư nghĩa cụ thể, chi tiết mang tính hữu h́nh mà con người có thể hiểu và thực hành.

Trong tinh thần đó, nếu hiểu Đạo hay Thái Cực hay Đại Linh Quang là Thể và

Đại Đạo là Dụng, th́ tương tự có thể so sánh, trong phạm vi hữu giới nơi quả địa cầu này vào thời kỳ Hạ ngươn mạt pháp, Cao Đài là Thể, tiêu biểu cho ngôi Thượng Đế; và Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ, cũng là Đại Đạo, là Dụng. Từ đó, có thể định nghĩa: “Đại Đạo” trong danh xưng Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ là “con đường rộng lớn” mà Đức Cao Đài Tiên Ông khai mở trong Kỳ Ba theo đúng mô h́nh “Đại Đạo” có sẵn để con người theo đó, vận dụng thoát ra khỏi những bế tắt của đời sống nhân sinh trong giai đoạn mà sự mất quân b́nh giữa trí năng và đạo đức đă lên đến cực điểm gây nhiều tai họa cho thế giới loài người,  đồng thời cũng là con đường tiến hóa mà linh hồn con người nương theo để t́m về với cội nguồn cho kịp tiến tŕnh qui nguyên, kết thúc chu kỳ tuần hoàn vũ trụ.

Như vậy theo Cao Đài giáo, “Đại Đạo” trong danh xưng ĐĐTKPĐ cũng là con đường rộng lớn được chính Đức Thượng Đế mở ra trong kỳ phổ độ lần thứ ba nối liền giữa người với người để tạo nên một xă hội đại đồng Thánh đức; con đường đó cũng nối liền các tôn giáo với nhau để cùng quy về điểm chung nhất trên cơ sở “Vạn giáo đồng nhứt lư” để con người không c̣n sự phân biệt tôn giáo này hay tôn giáo nọ mà nhận đúng bản chất tôn giáo là phương tiện để từ đó tâm linh con người được soi sáng, giúp con người t́m thấy con đường giải thoát theo đúng tiến tŕnh tiến hóa của vũ trụ. Trong ư nghĩa đó, Đại Đạo chính là tinh thần phá chấp mà ĐĐTKPĐ của Đức Cao Đài đă nêu : “Cao Đài không phải Cao Đài , chính thị Cao Đài

Như vậy, giữa “ĐẠI ĐẠO” VÀ “ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ”, tuy vẫn là “con đường dẫn về với Đạo, nhưng có sự khác biệt có thể h́nh dung: nếu “Đại Đạo” là con đường rộng lớn xuyên suốt mọi không gian và thời gian cho vạn hữu tự do ra đi và trở về theo một qui luật tiến hóa, th́ “Đại Đạo” trong Tam kỳ phổ độ, là con đường tắt thu ngắn tiến tŕnh tiến hóa của con người trên chặng quay về không qua các giai đoạn cởi bỏ các lớp áo để vượt qua các nấc thang trong Ngũ chi Đại Đạo theo “con đường Đại Đạo truyền thống”, nhưng rồi cũng nối với “Đại Đạo” dẫn về ngôi Thái Cực.”Con đường tắt” đó đặc biệt chỉ dành cho những Tiểu Linh Quang đă tiến hóa đến giai đoạn làm người, và để có thể theo con đường đó trở về, con người cũng phải tuân theo những qui luật đặc biệt mà Đức Thượng Đế đă đặt riêng cho “Tam Kỳ Phổ Độ”. Những qui luật đó không đi ra ngoài chân lư mà con người đă từng chứng nghiệm qua các tôn giáo ra đời trong nhứt và nhị kỳ phổ độ theo con đường Tam Giáo Đạo dẫn về Đại Đạo. Tuy nhiên, như đă nói, để bỏ qua các tầng lớp tiến hóa của Ngũ chi Đại Đạo, đi thẳng đến Đạo, gọi là “Ngũ Chi Phục Nhứt”, th́ phải đi theo một lộ tŕnh đặc biệt,  đó là con đường “Tam Giáo Quy Nguyên”.

 Nói rơ hơn, theo quan niệm Cao Đài, một cội “Đại Đạo”, sanh ba nhánh in nhau  là “Tam Giáo Đạo” để làm chiếc cầu nối liền “Hậu thiên và Tiên thiên” được hữu h́nh hóa bằng các h́nh thể tôn giáo ra đời trong thế giới loài người ở những thời kỳ khác nhau mà điển h́nh vẫn c̣n tồn tại là Phật giáo, Lăo giáo, Khổng giáo, Thiên Chúa giáo cung cấp cho con người phương cách tu hành để linh hồn con người bước qua ngưỡng cửa siêu xuất thế gian, vào cơi thượng thiên vô h́nh rồi lần theo trở về điểm xuất phát là ngôi Thái Cực theo những tŕnh tự tiến hóa: Nhơn Đạo,Thần Đạo, Thánh Đạo, Tiên Đạo, Phật Đạo. Nay ở vào thời Tam kỳ Phổ độ, “chiếc cầu Đại Đạo” đó đă được Đức Cao Đài nối dài vào ngay cơi thế gian h́nh thành một nền tôn giáo có tên “Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ” tổng hợp tinh hoa của ba nền tôn giáo Nho -Thích -Lăo, vốn cũng từ Ngài đặt ra qua các vị Giáo Tổ, để con người áp dụng mà đi thẳng trở về “Đại Đạo”.

Có thể ví, Phật giáo, Lăo giáo, Khổng giáo... .như là những bài giảng dài, rồi trải qua thời gian , con người sử dụng đă không c̣n giữ được sự chính xác, cho nên bị giảm tính hiệu quả . Nay Đức Cao Đài nhắc lại và muốn cho con người dễ hiểu, dễ hành, Ngài đă tóm tắt những điều chính yếu của bài giảng là những điều cần thiết, đủ để con người làm theo trong một thời gian ngắn nhất đạt được hiệu quả tích cực cao nhất là giải thoát về cả hai mặt nhân sinh và tâm linh.

Mặt khác, “theo qui luật “hữu h́nh hữu hoại”, không có ǵ tồn tại vĩnh viễn trong thế giới nhị nguyên này, các tôn giáo đă được khai mở trong các thời kỳ lịch sử nhân loại, rồi cũng phải có lúc kết thúc sứ mạng của nó theo qui luật đào thải diễn tiến trong cơi hữu giới. Tam kỳ Phổ độ, theo giáo lư Cao Đài, chính là thời kỳ chuẩn bị một sự chấm hết của toàn thể vũ trụ để tái tạo một chu kỳ mới, và dĩ nhiên vai tṛ của các tôn giáo cũng sẽ không c̣n, cho nên “Tam Giáo Qui Nguyên” cũng chỉ là sự báo hiệu phù hợp với qui luật tự nhiên của vũ trụ.

Từ ư nghĩa đó, tôn giáo Cao Đài hay ĐĐTKPĐ được chính Đức Thượng Đế khai sinh với chủ trương “Đại ân xá” hướng đến sự cứu độ tất cả mọi người trên quả địa cầu này, không những chỉ về khía cạnh tâm linh, tức là sự cứu rỗi linh hồn, mà c̣n nhằm cứu giúp con người về mặt nhân sinh tức là chỉ ra cho con người phương hướng để ổn định mọi mặt cuộc sống trong phạm vi toàn nhân loại mà suy cho cùng hiện đang bị đắm ch́m trong khổ đau từ nhiều nguyên nhân, nhưng tựu trung cũng không ra ngoài sự tranh chấp quyền lợi từ vật chất cho đến tinh thần giữa cá nhân với cá nhân, giữa quốc gia với quốc gia, giữa tôn giáo với tôn giáo... mà nếu con người vẫn tiếp tục sẽ đưa nhân loại đến chỗ diệt vong. Và đó chính là cứu cánh mà tôn giáo Cao Đài đă nhắm đến là “ Thế Đạo Đại Đồng và Thiên Đạo Giải Thóat”.

Từ những quan niệm trên, thuật ngữ “ Đại Đạo”  đă được Cao Đài giáo đề cập đến qua Thánh ngôn, Thánh giáo với nhiều ư nghĩa khác nhau.

1 - “Đại Đạo” là cách gọi tắt của ĐĐTKPĐ, tên gọi của tôn giáo do Đức Cao Đài sáng lập với những ư nghĩa đă nêu trên và được sử dụng rất nhiều trong kinh sách Cao Đài như:  “khai Đại Đạo”, “tiền đồ Đại Đạo”, “Bước đường Đại Đạo”, “thống nhất Đại Đạo”...

2 - “Đại Đạo” là nền tảng đạo lư mà con người phải tuân thủ để tạo lập một sự trật tự ổn định trong xă hội loài người:

“... Đời đă lâm cảnh trạng quá đảo điên, nên dục vọng của nhơn sanh làm ngửa nghiêng nền Đại Đạo.” (10)

3 - ”Đại Đạo” được hiểu là phần “Tinh thần vô vi” không thể thiếu trong 2 mặt của thế giới nhị nguyên, ngay tôn giáo Cao Đài cũng phân rơ:

“Cao Đài Đại Đạo thuộc về phần Tiên Thiên Vô Vi tức là Nội giáo Vô Vi, tâm pháp bí truyền, chỉ cách tu tánh luyện mạng mà phản bổn huờn nguyên, siêu phàm nhập Thánh. Cao Đài Đại Đạo chỉ rơ chơn lư căn cơ của Trời Đất để chọn lựa riêng (phần ít) những người có tính cách nguyên nhân, chán đời tầm đạo, gát ṿng danh lợi, phế dẹp t́nh đời, không lưu luyến hồng trần, cầu bất sanh bất tử. Đó thuộc về khoa “Nội Giáo tâm truyền khẩu thọ, luyện đạo tu đơn.”     

“C̣n Cao Đài Tôn giáo tức là Ngoại Giáo Công truyền để phổ thông đạo đức, độ người mới bước đầu tiên vào tầm chơn lư, nên chi c̣n dùng h́nh thức bề ngoài mà giục ḷng sanh chúng, noi theo đường đời, dùng thinh âm sắc tướng, có áo rộng măo cao, tước phẩm chức sắc   thiên phong làm cho vẻ vang trật tự. Thầy hay vừa ḷng chúng sanh, muốn món chi Thầy cho món ấy:đứa th́ ham ăn ngọt, đứa lại thích món chua; nào ngọt ngào, chua ,cay, chát, con nào dùng món nào, Thầy cũng sắm sẵn cho các con món ấy.” (11)

Đây chính là lư do sự hiện hữu của 2 phái “phổ độ” và “vô vi” trong tôn giáo Cao Đài.

4 – “Đại Đạo” là đường lối hướng dẫn người tín đồ Đại Đạo tu học và thực hành hầu đạt đến mục tiêu mà Đức Cao Đài đă đề ra, được diễn tả qua thuật ngữ “Tinh thần Đại Đạo” hàm chứa nhiều ư nghĩa tích cực rốt ráo bàng bạc trong toàn bộ giáo lư Cao Đài được gói gọn trong bài kinh đọc kết thúc các thời cúng mỗi ngày của người tín đồ Đại Đạo, là bài “Ngũ Nguyện” với câu nguyện đầu tiên: “Nhứt nguyện Đại Đạo hoằng khai”.

 

* Tinh thần bác ái, thương yêu muôn loài vạn vật:  Giáo lư Cao Đài dạy rằng vũ trụ đă được sinh ra từ đức háo sanh của Ngôi Thái Cực. Do đó, t́nh thương là nguyên lư để vũ trụ này hiện hữu và tồn tại; con người muốn tồn tại không thể nào ra ngoài nguyên lư bất biến đó. “Thầy là cha của sự thương yêu. Bởi sự thương yêu mới tạo thành thế giới và sanh sản các con. Vậy các con sản xuất nơi sự thương yêu là cơ thể của sự thương yêu đó.” (... ) “Sự thương yêu là giềng bảo sanh của càn khôn thế giới, bởi thương yêu mà vạn loại ḥa b́nh, càn khôn an tịnh. Đặng an tịnh mới không thù nghịch lẫn nhau, mới không tàn hại nhau, không tàn hại nhau mới giữ bền cơ sanh hóa.” (12)

Như vậy, khi nguyện “ Đại Đạo hoằng khai” là người tín đồ Cao Đài  đang cầu xin và nguyện hứa mang t́nh thương đến với tất cả mọi người, để t́nh thương luôn hiện hữu lan tràn trong xă hội nhân loại, v́ “t́nh thương “ là cái Đạo lớn của Trời ban phát cho muôn vật, con người từ “T́nh thương” đi ra, con người phải biết nuôi dưỡng, ǵn giữ t́nh thương, để có điều kiện trở về với “T́nh thương”.

* Tinh thần Nhân bản, nguồn cội: Theo giáo lư Cao Đài, như đă tŕnh bày, nguồn gốc con người vốn từ Đại Linh Quang Thượng Đế, trải qua những chặng đường tiến hóa, con người luôn mang theo hành trang của Thượng Đế ban cho là điểm sáng tiềm ẩn trong tận cùng lương tri con người. Điểm sáng đó , giáo lư Cao Đài gọi là “Nhân bản”, chính là điểm kết nối giữa người với Trời, hay nói cách khác là dấu vết nguồn gốc đầu tiên của con người. Từ đó, con người sẽ nhận ra sự liên hệ mật thiết giữa người với người v́ chung một cội nguồn để xóa đi khoảng cách phân biệt , kỳ thị, dù không cùng màu da , sắc tóc.

 “Lúc Đức Thượng Đế tạo dựng nên muôn loài vạn vật, trong đó có loài người, th́ dưới chân của Ngài, trước mặt của Ngài, con người vẫn duy nhứt là anh em với nhau, bởi đồng tính đồng chất, (... ) con người chậm tiến th́ nhận định sự phải quấy thiện ác với tư tưởng chậm tiến, con người văn minh th́  nhận định thiện ác phải quấy qua tư tưởng văn minh. Tuy những dân tộc loài người trên quả đất được phân biệt an định ở mỗi khuôn khổ, vị trí và hoàn cảnh xă hội xa nhau, khác nhau; song sự xa cách, sự khác biệt ấy không phải là vấn đề cho con người quên mất nguồn gốc ḿnh vốn một, quên mất bản chất ḿnh là nhân từ như Thượng Đế, che chở lẫn nhau, hỗ trợ lẫn nhau giữa người và người, đồng thời săn sóc ǵn giữ cho bao loài hạ tiện khác đang sống dưới tầm mắt trí khôn của nhân loại.” (13)

Mối liên hệ giữa người và người không chỉ  trong phạm vi không gian mà c̣n ở tầm kích  thời gian, cho nên “Nhân bản”  theo giáo lư Cao Đài , cũng chính là cội nguồn ḍng họ, quê hương, ṇi giống, tín ngưỡng của mỗi con người có mặt trên trái đất này. V́ vậy, tôn trọng nhân bản là  tưởng nhớ công ơn cha mẹ, tổ tiên, là sự hoài niệm tri ân những người đă có công tạo dựng và giữ ǵn tổ quốc, làm nên gia tài tinh thần dân tộc, cũng như  những bậc khai sáng tôn giáo đă để lại  những ngọn đuốc soi đường đạo lư cho đời. “Trải bao ngàn năm lăn lộn với cuộc sống đầy dẫy những đau khổ, những tương tranh, đổi lấy sự sống c̣n cho ḍng giống, đồng thời những bậc anh hùng khai quốc đều lưu lại những sự nghiệp vật chất và tinh thần rất hào hùng và vẻ vang cho hậu thế noi theo cùng thừa hưởng. Vậy là những người theo sau đều tự thấy có bổn phận phải bảo vệ và săn sóc tinh thần truyền thống cao đẹp của cha ông để lại, dù phải bách chiết thiên ma cũng bền ḷng giữ vững tinh thần ấy để phát huy cho đoàn hậu thế...

* Tinh thần Phá chấp:

-- Trên b́nh diện tôn giáo: Đưa ra tôn chỉ “Tam giáo quy nguyên-Ngũ chi phục nhất”, tôn giáo Cao Đài minh định tinh thần “ vạn giáo đồng nhất lư” để khẳng định quan điểm : “Tôn giáo là con thuyền đưa khách, mà Đạo là bến đỗ. Tất cả các con thuyền đều xuôi về bến đỗ” (14). Tôn giáo chỉ là phương tiện h́nh thức để dẫn dắt con người t́m đến chỗ chân thiện mỹ là Đạo. Giáo lư đồng nhất của Đại Đạo chính là chân lư, là điểm chung của tất cả tôn giáo.

 “Từ xưa đến nay, các tôn giáo, các giáo phái trong Tam Giáo Đạo chỉ khác hẳn ở h́nh thức do tập quán phong tục mỗi xứ, mỗi nơi. Thật ra, mục đích và tác dụng là tạo cho nhân loại sống đến chân thiện mỹ trong đời, và đời khỏi diễn ra cảnh ngục h́nh ác đạo th́ các con nào có trách nhiệm nào, hăy giữ nguyên trách nhiệm ấy và hăy xem các tôn giáo bạn, các hội thiện bạn cũng đồng trách nhiệm, nên tương trợ, khuyến khích nâng đỡ với nhau, dầu nặng nhẹ ít nhiều, kết quả các con sẽ gặp lại nhau trên giáo lư đồng nhứt của Đại Đạo.” (15)

Theo quan niệm của Cao Đài, một trong những nguyên nhân đưa đến mâu thuẫn xung đột trong thế giới loài người hiện nay là sự kỳ thị, phân chia tôn giáo, do bởi mục đích của tôn giáo đă không c̣n đúng theo ư nghĩa nguyên sơ  của nó. Con người đă biến tôn giáo thành một thứ sở hữu riêng tư cần phải bảo vệ, thậm chí tôn giáo c̣n được coi là một giai cấp thống trị mang tính thần quyền. V́ vậy, Cao Đài quan niệm những vấn đề của tôn giáo chỉ có thể giải quyết khi nào tôn giáo vượt được qua những rào cản của chính nó để vươn lên tầm vóc Đại Đạo, tức là con người phải đưa tôn giáo trở lại vị trí đích thực của nó:”... tôn giáo là phương hướng giáo thuyết để dạy đời nh́n thấy những ǵ thiêng liêng cao cả. Chẳng những chỉ ở phần tâm linh tối thượng mà tôn giáo c̣n dạy người đời xem nhau như t́nh ruột thịt huynh đệ đại đồng. Tuy khác nhau ở màu da sắc tó nhưng cũng đồng thọ bẩm đức háo sanh dưỡng dục an bài của luật đương nhiên tạo hóa” (16)

-- Đối với cá nhân: Tinh thần phá chấp trong tôn giáo Cao Đài được mô tả là sự cởi bỏ những câu nệ, vướng mắc trong tâm con người đối với sự vật, sự kiện trong đời sống để tâm linh được khai mở, trở nên vong kỷ vị tha, hành động theo lương tâm và đạo lư, quên ḿnh v́ mọi người, v́ ích lợi chung của cộng đồng; lấy việc phụng sự tha nhân làm niềm vui, lấy việc xả thân cho dân tộc, tổ quốc làm niềm hănh diện. Bởi v́ đó chính là đă làm theo ḷng Trời Đất.

Mặt khác, tinh thần Đại Đạo trong khía cạnh phá chấp c̣n được thể hiện qua cách tu nhập thế của tôn giáo Cao Đài, không bắt buộc người tín đồ phải có một lối sống cách biệt với người đời về mặt h́nh thức:

 “Ở ăn như thể thường t́nh

Lo tu luyện Đạo sửa ḿnh tinh ba.

Tu không biểu mặc đồ dà

Cạo râu thí phát bỏ nhà ĺa con” (17)

Tinh thần Đại Đạo c̣n là sự chấp nhận mọi hoàn cảnh của cuộc đời một cách an nhiên tự tại “(... ) Dầu đứng trước muôn ngàn ngoại cảnh đổi thay cũng đừng để ḷng xao động.Luôn luôn diệt trừ phiền năo, chấp trước để không vui, không buồn, không nhơn ngă, không bạn, không thù, không tà, không chánh, không thị phi ân oán.

* Tinh thần chánh tín: Giáo lư Cao Đài dạy tín đồ tu hành phải theo đường

chánh tín v́ “tôn giáo là cửa vào t́m Đạo”, ở đó, con người t́m thấy những tiêu chuẩn tu sửa  để hoàn thiện hóa thân tâm; việc thờ cúng các Đấng Thiêng Liêng là thể hiện ḷng tôn kính, đồng thời cũng là phương cách nhắc nhở con người học và hành theo những điều đạo lư chớ không phải nhằm mục đích cầu xin ơn phước, lợi lộc hay tránh điều tai họa “Sự lễ bái cúng lạy qú mọp ngoài ư nghĩa trịnh trọng thi lễ với Phật Trời, lại c̣n có ư nghĩa câu thúc thân ḿnh trong sự khó khăn để trừ bớt nghiệp thân. Tịnh khẩu hoặc niệm Phật tụng kinh để trừ bớt nghiệp khẩu; nhắm mắt tham thiền hoặc ngó ngay vào tượng Phật hoặc ngọn nhang, ngọn đèn lưu ly là để trừ lần nghiệp nhăn; tham thiền định ư khép chặt không tư tưởng, suy nghĩ vẩn vơ phóng túng để trừ lần nghiệp ư; thiền định không chấp nhận mọi tiếng động vào tai để trừ lần nghiệp nhĩ.” (18)

Tinh thần Đại Đạo hàm chứa ư nghĩa chánh tín c̣n được giải thích qua những qui điều giới luật tôn giáo mà người tín đồ bắt buộc phải theo: “Mặc áo đạo để được nghiêm chỉnh không nói, không dám làm điều trái đạo; làm cho thân thể ḿnh mất mỹ thuật như thí phát, áo bả nâu ṣng, chơn đi không dép, đó là ngăn chận sự quyến rũ của tha nhân quấy rầy không được an thân hành đạo; ăn chay lạt cho nhiều để thể hiện ḷng bác ái hy sinh- bác ái với loài vật, không nỡ giết chúng để nuôi ḿnh sống; hy sinh sự thèm thuồng rượu ngon thịt béo để làm chủ được thất t́nh lục dục. Đó là những phương tiện cần kíp cho người tu, và cũng đừng chú trọng đến đó là được thành chánh quả.

Nói rơ hơn, ăn chay, niệm Phật, cúng lạy, hiến dâng, lễ bái, áo bả nâu ṣng là những phương tiện không lấy đó làm đề tài chính để thành chánh quả. Nhưng muốn thành chánh quả phải có những phương tiện đó gắn bó bên ḿnh từ nội tâm đến ngọai thể.” (19)

* Tinh thần Trung dung- Tâm vật b́nh hành - nhập thế: Tinh thần Đại Đạo được nói đến ở đây, dù trong bối cảnh tôn giáo, thuộc lĩnh vực tâm linh, nhưng không loại bỏ phần vật chất hữu h́nh v́ Cao Đài quan niệm, nơi cơi nhị nguyên , tất cả mọi sự vật, sự kiện đều luôn có hai mặt đối đăi, mâu thuẫn nhau nhưng nhờ đó mà xác nhận được sự hiện hữu của nhau. Mặt khác, dó cũng là nền tảng của nguyên lư Aâm Dương tạo thành vũ trụ, vạn vật. Dương là phần vô h́nh, c̣n Aâm là phần hữu chất. Đời sống con người không thể tách rời hai mặt nhân sinh và tâm linh, v́ không thể phủ nhận con người gồm hai phần: vật chất hữu h́nh là thể xác và phần vô h́nh là linh hồn hay c̣n gọi là ư thức.

Do vậy, Cao Đài chủ trương “Tâm Vật b́nh hành” để nhấn mạnh con người phải làm tṛn trách nhiệm làm người về mặt nhân sinh thế đạo, với những bổn phận tự nhiên trong cuộc sống; bên cạnh đó, cũng phải song hành trau luyện phần tinh thần, học tu theo Thiên đạo để tâm linh tiến hóa, trở về với Đại Đạo, theo đúng luật tắc của vũ trụ.

 “Tâm vật b́nh hành “ là đường lối trung dung nói lên tinh thần Đại Đạo, tức con người không thể chỉ thiên về phần linh hồn mà quên đi phần thể xác, hay ngược lại chỉ chú trọng về thể xác mà không biết đến phần linh hồn . Nói rơ hơn, con người tu hành vẫn cần đến những tiện nghi vật chất cho cuộc sống nhưng không xem đó là mục đích của kiếp người, để bị đóng khung trong những mưu cầu, hệ lụy mà đánh mất phần tâm linh cũng cần tinh tấn để phát huy năng lực tiềm ẩn của Trời ban phát.

* Tinh thần Đại đồng: là sự b́nh đẳng giữa con người với con người trên căn

bản là sự đồng nhất về bản thể có cùng chất Trời như nhau, nên cùng có quyền sống và tiến hóa ngang nhau. Tuy nhiên, trên b́nh diện nhân loại, do bởi có sự khác biệt về dân tộc, địa lư, tŕnh độ văn minh, văn hóa khác nhau nên hiện hữu trong những hoàn cảnh khác nhau, có những sắc thái riêng biệt khác nhau, cho nên giáo lư Cao Đài quan niệm : Đại đồng là sự đón nhận, tán thưởng, ḥa hợp những giá trị cùng mang tính chân thiện mỹ. Đại đồng không phải là sự xóa bỏ những nét đặc thù, dị biệt  truyền thống của mỗi dân tộc. Ngược lại, vẫn duy tŕ những dị biệt, rồi dung ḥa thành cái đồng nhất trong sai biệt, tạo nên một sự thống nhất trong tinh thần nhân loại trên cơ sở nhận thức sự tồn tại bất biến của nhân loạitính trong tất cả biểu hiện đa dạng của dân tộc tính

Trong phạm vi mỗi quốc gia, tinh thần Đại đồng chính là sự tương trợ giúp đỡ nhau trong t́nh nghĩa đồng bào để cùng nhau xây dựng một cuộc sống tiến bộ hoàn hảo. Trên b́nh diện thế giới, tinh thần Đại đồng được thể hiện bằng sự trao đổi hợp tác giữa các quốc gia trên tinh thần tôn trọng chủ quyền lănh thổ và bản sắc văn hóa dân tộc của mỗi nước, không phân biệt chủng tộc,tôn giáo, thể chế chính trị để cùng bổ sung những thiếu sót của nhau hầu tạo được một sự phát triển đồng bộ, không để nơi này chói ḷa trong ánh sáng văn minh, nơi kia lại đắm ch́m trong tối tăm, đói nghèo, lạc hậu.

* Tinh thần Thiên nhân hiệp nhất: Đây chính là tinh thần rốt ráo của Đại Đạo.

Cuộc sống của nhân loại chỉ tồn tại nếu được vận hành theo đúng thiên lư. Do vậy, giáo lư Cao Đài dạy người tín đồ phải sáng suốt định cho ḿnh một hướng đi cho đúng với lẽ Trời. Đó  là con đường quay về nội tâm mỗi người để tháo gỡ bức màn vô minh chắn che ánh sáng của điểm linh quang tự hữu ẩn trong tận cùng tâm thức : “Khi điểm linh quang mang vào lớp áo tứ đại này, khác chi bức màn vô minh bao trùm ánh sáng bất diệt. Người ở thế gian dầu hàng đạo đức uyên thâm hoặc hàng thế nhân sa đọa cũng đều có ánh sáng bất diệt ấy ngấm ngầm nơi nội thể. Có học đạo, hiểu đạo, t́m được mấu chốt là cái ch́a khóa, mới có thể mở lần những bức màn vô m,inh ấy. Lúc bấy giờ thấy được ḿnh với Trời là một. (... )

Tóm lại, “Nhứt nguyện Đại Đạo hoằng khai” là câu kinh nhắc nhở người tín đồ Cao Đài hiểu và hành đúng tinh thần Đại Đạo với tất cả quan niệm đă tŕnh bày trên đây để có thể đặt chân lên con đường  “Đại Đạo” trong Kỳ Ba Phổ Độ hầu được  Đức Cao Đài dẫn dắt trở lại quê hương xưa cũ theo đúng luật tắc tuần hoàn của vũ trụ.        

 

KẾT LUẬN  

Những “Quan niệm về Đại Đạo của Cao Đài” được tŕnh bày trong bài viết này, đă được rút ra từ Thánh ngôn, Thánh giáo của tôn giáo Cao Đài, một tôn giáo thuần túy Việt Nam hiện hữu chưa đầy một thế kỷ, chắc chắn  vẫn chưa lột tả đầy đủ trọn vẹn những ư nghĩa chứa đựng trong thuật ngữ “Đại Đạo”, nhất là đối với những ư niệm trừu tượng trong lĩnh vực vô vi.

Những quan niệm này đă được diễn dịch bởi tư duy của phàm trí qua sự t́m hiểu các lời dạy của các Đấng Thiêng Liêng qua cơ bút, có thể chưa hoàn toàn chính xác theo Thánh ư và về phương diện hữu vi, có thể chưa được người đời chấp nhận v́ c̣n quá mới mẻ, nhưng ít nhất cũng đă khẳng định một điều là Cao Đài không phải là một tôn giáo có tham vọng thống trị các tôn giáo khác như đă từng bị ngộ nhận và cũng có một hệ thống giáo lư hoàn chỉnh để con người học hỏi mà tiến hóa lên những nấc thang cao hơn.

 Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ chỉ là con thuyền đưa khách t́m về bến bờ giải thoát tâm linh.

Việt Thu

GHI CHÚ

(1) Đại Thừa Chơn Giáo, tr.84

(2) NHTĐ- Vĩnh Nguyên Tự

(3) Đại Thừa Chơn Giáo, tr.88

(4) Đức Đông Phương Chưởng Quản- CQPTGL

(5) Đức Lư Giáo Tông  - Nam Thành Thánh Thất

(6) Theo Đại Thừa Chơn Giáo

(7) Đức Thượng Đế- ĐTCG

(8) Đại Thừa Chơn Giáo

(9) Đức Vạn Hạnh Thiền Sư- TGST 1970-1971

         (10) Đức Vạn Hạnh Thiền Sư- TGST 1970-1971

         (11) Đại Thừa Chơn Giáo 

         (12) Đức Chí Tôn- TNHT Q.2 

         (13) Đông Phương Chưởng Quản- TGST 1970-1971

         (14) Đức Chí Tôn- TGST 1970-1971   

         (15) Đức Diêu Tŕ Kim Mẫu- TGST 1966-1967

         (16) Đức Vạn Hạnh Thiền Sư -TGST 1969-1970 

         (17) Đức Chí Tôn- ĐTCG 

         (18) Đức Di lạc Thiên Tôn-TGST 1968-1969

         (19) Đức Di Lạc Thiên Tôn- TGST 1968-1969

 

Trang Nhà  :

 

Tiếp nhận thư tín :