Sóng Thần

Sóng Thần tiếng nói của người viễn xứ, gửi về quê hương yêu dấu, niềm tin và hy vọng Dân Chủ Đa Nguyên

 
 
 
     Dặm Trường Quê Hương
 

Phương pháp luận mới nghiên cứu tiền sử dân tộc Việt

 

Hà Văn Thùy

 

Cho đến cuối thế kỷ trước, để t́m hiểu tiền sử dân tộc Việt, các nhà nghiên cứu căn cứ vào hai nguồn tư liệu là thư tịch cổ Trung Hoa cùng những phát hiện khảo cổ học, nhân chủng học, ngôn ngữ và xă hội học. Từ những nghiên cứu đó, bức tranh tiền sử của người Việt được tŕnh bày như sau:

1. Người tiền sử gồm nhiều chủng tộc, trong đó có người Việt, từ Trung Đông tới cao nguyên Tây Tạng. Từ phía nam cao nguyên Tây Tạng, người Việt theo ngọn sông Dương Tử đi xuống phía đông nam chiếm lĩnh đồng bằng Hoa Nam rồi ngược theo bờ biển lên khai phá vùng duyên hải. Một bộ phận từ ngọn nguồn Dương Tử lên phía bắc khai thác vùng nam sông Hoàng Hà.

2. Người Hán cũng từ nam cao nguyên Tây Tạng di chuyển về phía đông nhưng do phương thức sống du mục nên dừng lại ở vùng đồng cỏ Thiểm Tây, Cam Túc.

3. Người Hán vượt Hoàng Hà chiếm đất, xua đuổi người Việt xuống phía nam sông Dương Tử.

4. Do người Hán lấn chiếm tiếp, người Việt đă từ nam sông Dương Tử tràn xuống Việt Nam, tiêu diệt và đồng hóa người bản địa lập nên nước Văn Lang.

Sơ đồ như trên trở thành quan điểm chính thức của các nhà sử học khu vực và cũng được ghi trong những cuốn sách sử của nhiều trường đại học danh tiếng thế giới.

Tuy nhiên, quan niệm trên vấp phải những thách thức to lớn khi người ta phát hiện rằng, nhiều di chỉ khảo cổ ở Đông Nam Á có tuổi sớm hơn vùng Tây Bắc Trung Hoa cùng những chứng cứ cho thấy, nền văn hóa Đông Nam Á phát triển sớm hơn vùng Hoa lục.

Cho đến cuối thế kỷ XX, nhờ những công tŕnh của Y Chu, Bing Su và đồng nghiệp dùng công nghệ genes khảo sát sự đa dạng di truyền của người Hán [1] , bức tranh tiền sử người Việt và Đông Á nói chung được vẽ lại. Đường nét chính của bức tranh như sau:

1. Người Homo Sapiens từ Trung Đông băng qua Ấn Độ và Pakistan rồi theo bờ biển phía nam châu Á tới miền Trung và Bắc Việt Nam khoảng 60-70.000 năm trước.

2. Dừng lại đây khoảng 10.000 năm, hai đại chủng Mongoloid và Australoid ḥa huyết tạo thành những chủng Indonesien, Melanesien cùng những chủng lai giữa chúng đồng thời lan tỏa ra sống khắp lục địa Đông Nam Á.

3. Khoảng 50.000 năm trước, người từ Đông Nam Á đi tới Úc; 40.000 năm trước đặt chân tới New Guinea.

4. Khoảng 40.000 năm trước, người từ Đông Nam Á lên khai phá lục địa Trung Hoa và từ đây lên tới Siberia rồi vượt qua eo Bering sang chiếm lĩnh châu Mỹ.

5. Cũng từ Đông Nam Á, một nhóm Mongoloid sống biệt lập, đă độc hành lên phía Tây Bắc Trung Hoa, tạo nên chủng Mongoloid phương Bắc.
6. Tại Ḥa B́nh, người Đông Nam Á chế tác đồ đá và sáng tạo trung tâm nông nghiệp phát triển sớm nhất trên thế giới.

7. Khoảng đầu thiên niên kỷ thứ III TCN, người Hán vượt Hoàng Hà lấn chiếm đất của người Bách Việt. Do sự tiếp xúc giữa người Hán Mongoloid phương Bắc với người Bách Việt, một chủng mới xuất hiện: chủng Mongoloid phương Nam, thuộc nhóm loại h́nh Đông Nam Á.

8. Cũng thời gian trên, do thua trận, một nhóm người Việt từ châu thổ Hoàng Hà đi thuyền vượt biển trở lại Việt Nam, cùng với người Việt tại chỗ lập ra nhà nước Văn Lang.

9. Vào giữa thiên niên kỷ II TCN, do người Hán đánh đuổi gấp, một bộ phận lớn người Bách Việt chủng Mongoloid phương Nam từ phía nam sông Dương Tử trở lại lục địa cũng như hải đảo Đông Nam Á. Những người trở về mái nhà xưa này đă làm chuyển hóa đại bộ phận cư dân Đông Nam Á cổ sang loại h́nh Đông Nam Á hiện đại. Cũng thời gian này, người Bách Việt từ Hoa lục tràn ra ngoài biển, tới Nhật Bản và Triều Tiên.

Với bức tranh được vẽ như trên, ta thấy tiền sử của người Việt đă diễn ra trái ngược với quan niệm từ trước. Không phải là người tiền sử Đông Nam Á từ Tây Bắc nước Tàu đi xuống mà ngược lại, chính người tiền sử đă từ Đông Nam Á, từ Việt Nam đi lên khai phá đất nước Trung Hoa. Hành tŕnh cùa người Bách Việt Đông Nam Á gồm hai giai đoạn: giai đoạn đầu đi lên phương bắc c̣n giai đoạn sau từ Trung Hoa trở về. Khi phát hiện lịch tŕnh trên của người Đông Nam Á tiền sử, khoa học có thể lư giải thỏa đáng những câu hỏi trước đây về nhân chủng cũng như lịch sử văn hóa vùng Đông Á.

Vấn đề cần đặt ra ở đây là v́ sao suốt thế kỷ XX khoa học đă lạc đường khi nghiên cứu tiền sử Đông Á?

Có thể lư giải điều này như sau: Khiếp nhược trước một đất nước có số dân đông đúc cùng nền văn hóa lớn, các nhà khoa học phương Tây nhiễm quan niệm dĩ Hoa vi trung mặc nhiên coi Trung Quốc là trung tâm phát sinh của Đông Á. Từ mặc cảm định trước này, ngay từ năm 1904, E. Aymonier đưa ra thuyết người tiền sử thiên cư từ cao nguyên Tây Tạng xuống. Tiếp đó, các tác giả khác, khi giải mă những hiện vật khảo cổ và nhân chủng học, ngôn ngữ, xă hội học cùng thư tịch cổ Trung Hoa… đều nương theo thuyết Trung Quốc là trung tâm. Tất cả những việc làm mang tính duy ư chí đó đă vẽ nên bức tranh sai lầm về tiền sử Á Đông.

Từ những sai lầm của quá khứ, thiết tưởng việc nghiên cứu tiền sử Đông Á nói chung cũng như người Việt nói riêng hiện nay cần có một phương pháp luận mới. Theo thiển ư, những cơ sở của phương pháp luận đó là:

1. Lần theo hành tŕnh của người tiền sử từ Đông Nam Á lan tỏa ra khắp Hoa lục sau đó một bộ phận lại trở về Đông Nam Á. Bằng công nghệ genes cùng những vật chứng khảo cổ, nhân chủng học, ngôn ngữ, xă hội học… xác định thời gian, không gian xuất hiện và chuyển dịch của người Việt trên đất Trung Hoa.

2. Giải mă lại những vật chứng khảo cổ, nhân chủng học, những tư liệu ngôn ngữ học, xă hội học đă phát hiện được theo hành tŕnh của người Đông Nam Á. Từ đây xác định những dấu ấn văn hóa mà người Đông Nam Á để lại trên đất Trung Hoa.

3. Trước đây, do chưa xác định được thời gian cũng như con đường thiên di của người tiền sử Đông Nam Á, với người Việt, thư tịch cổ Trung Hoa là nguồn cứ liệu duy nhất để chúng ta nh́n vào tiền sử của ḿnh. Nay ta biết rằng, do Khổng tử đă bỏ đi toàn bộ Tam Phần và một phần Ngũ Điển trong kinh Thư nên về thời gian, thư tịch Trung Hoa không thể đáp ứng thông tin trước thời Đường Ngu, tức khoảng trước 2600 năm TCN. Về không gian, lúc đó nước Trung Hoa c̣n nhỏ bé quanh lưu vực Hoàng Hà nên sự hiểu biết của sử gia Trung Hoa bị hạn chế. Sau này sử gia Trung Hoa, kể từ Tư Mă Thiên, phần nhiều mang con mắt đại Hán tộc nên viết không chính xác lịch sử những nước xung quanh được gọi là man, di… V́ vậy, trên thực tế, nguồn thư tịch Trung Hoa vừa khiếm khuyết vừa không đáng tin cậy, không thể là khuôn vàng thước ngọc cho chúng ta lấy làm căn cứ để viết lịch sử của ḿnh.

4. Ngày nay, nhờ có người Việt “thiên di” tới nhiều nơi trên thế giới nên đă thu thập được khá nhiều tư liệu của các nước phương Tây viết về đất nước chúng ta. Một số trong đó đă được đưa lên mạng giúp cho chúng ta có cái nh́n về ḿnh mới mẻ hơn và thoát được sự “cầm tù” của thư tịch Tàu.

5. Hai ngàn năm nay, do không hiểu nguồn gốc sinh học của ḿnh và do mối quan hệ lịch sử đặc biệt với láng giềng phương bắc, ông bà chúng ta coi Trung Quốc là nước đồng văn đồng chủng, c̣n các nước Đông Nam Á là di, rợ. Nhờ thành quả mới của khoa học di truyền, ta biết rằng, các dân tộc Đông Nam Á cùng cội nguồn với chúng ta. Điều này đưa tới phát hiện quan trọng: chính các sắc dân Đông Nam Á là người lưu giữ sâu đậm văn hóa cội nguồn của tổ tiên chúng ta. V́ vậy, trong hành tŕnh t́m lại văn hóa gốc của người Việt, việc nghiên cứu văn hóa các sắc dân Đông Nam Á có ư nghĩa rất lớn.

T́m hiểu, nghiên cứu làm sáng tỏ giai đoạn tiền sử của dân tộc là chuyện dài dài, là cuộc chạy tiếp sức của nhiều thế hệ. Chúng tôi cho rằng, sau khi đă t́m được nguồn cội về mặt sinh học, công việc trung tâm lúc này là t́m lại cội nguồn văn hóa của người Việt. Áp dụng phương pháp luận trên, chúng ta sẽ t́m ra những dấu tích văn hóa mà tổ tiên ta đă để lại trên đất Trung Hoa, đặc biệt là hai trung tâm Thái Sơn và Lĩnh Nam, từ hạt lúa, ngọn rau, ŕu đá, ŕu đồng đến tiếng nói, chữ viết, Kinh Thư, Kinh Thi, Kinh Dịch… T́m lại văn hóa cội nguồn không chỉ đem lại cho chúng ta sự hiểu biết về tổ tiên, mà quan thiết hơn là học từ đó những điều khôn ngoan để phục hưng văn hóa Việt.

Hà Văn Thùy

Sài G̣n, ngày Trùng Cửu năm Ất Dậu

talawas
[1]J. Y. Chu và đồng nghiệp: “Genetic Relationship of Population in China”. Proc. Natl. Acad. Sci. USA, 1998, số 95, tr. 11763-11768
 

Trang Nhà  :

 

Tiếp nhận thư tín :