Sóng Thần

Sóng Thần tiếng nói của người viễn xứ, gửi về quê hương yêu dấu, niềm tin và hy vọng Dân Chủ Đa Nguyên

 
 
 
     Hôm Nay & Mai Sau
 

CSVN Thảm Sát Đồng Bào làng Ba Chúc tỉnh An Giang

 

Nguyễn Vĩnh Long Hồ

Có ai về làng BA CHÚC, gần vùng biên giới Việt- Miên, thuộc tỉnh An Giang, xin hăy ghé thăm nhà mồ Ba Chúc được xây dựng giữa chùa Phi Lai và chùa Tam Bửu được Nhà nước CSVN công nhận là “Di Tích Căm Thù” vào năm 1980, để đánh dấu tội ác man rợ của bọn diệt chủng Pôn Pốt qua 11 ngày (từ 18 đến 29/4/1978) đă xâm lược và sát hại trên 3,000 đồng bào vô tội tại xă Ba Chúc.

Nhà mồ h́nh lục giác, bên trong nhà mồ là một khung hộp kính có 8 cạnh, chỉ c̣n chứa đựng 1.159 bộ hài cốt được phân loại giới tính, tuổi tác... Sự thật như thế nào? Ai đă ra lệnh tàn sát tập thể trên 3,000 đồng bào vô tội? Có phải tên đồ tể Pôn Pốt ra lệnh cho bọn diệt chủng Khmer Đỏ giết v́ hận thù chủng tộc? Hay tên đồ tể nào khác ra lệnh giết v́ nhu cầu phục vụ cho một âm mưu chính trị đen tối nào đó?

Ngày 6/4/2004 vừa qua. Nhân dịp báo Toledo Blade đă đoạt giải báo chí Pulitzer về loạt bài phóng sự điều tra về những vụ thảm sát thường dân của một số binh sĩ Hoa Kỳ trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam. Người phát ngôn Bộ Ngoại Giao CSVN Lê Dũng nói: “Hành động tàn sát dă man thường dân vô tội Việt Nam của một số binh sĩ Hoa Kỳ, trong đó có vụ việc được báo Toledo Blade nêu ra là hành động tội ác, vi phạm luật quốc tế, gây công phẫn trong dư luận. Việc một giải báo chí danh tiếng được trao cho báo Teledo Blade cho thấy công luận Hoa Kỳ đă ghi nhận đóng góp của báo nầy trong việc điều tra, đưa ra ánh sáng những tội ác đă bị che giấu trong nhiều năm, góp phần đem lại công bằng cho các nạn nhân và ngăn chận những tội ác như vậy xảy ra trong tương lai...”

Sau khi chúng tôi nhận được lá thư tố cáo tội ác CS Việt Nam giết người tập thể lại làng Ba Chúc của ông Trần H. gởi cho chúng tôi. Lá thơ đề ngày 21 tháng 5 năm 1999. Từ đó, chúng tôi đă âm thầm điều tra, nghiên cứu và phối kiểm các tài liệu trong và ngoài nước, các dữ kiện do những nhân chứng c̣n sống, hiện đang định cư tại tiểu bang Virginia và Maryland cung cấp... và đă đến lúc chúng tôi phải làm theo lời yêu cầu của ông Lê Dũng, người phát ngôn Bộ Ngoại Giao CS Việt Nam, mở lại hồ sơ vụ án, đưa “sự cố” nầy ra trước ánh sáng để dư luận Quốc Tế, trong và ngoài nước biết thêm về tội ác tày trời, giết người tập thể c̣n dă man, khủng khiếp hơn cả Tết Mậu Thân 1968.

Nạn nhân gồm cả đàn bà, trẻ con Việt Nam lẫn Cam Bốt bị thảm sát tại các chùa, trường học tại làng Ba Chúc cách biên giới Việt - Miên khoảng 7 cây số, và chỉ trong ṿng một đêm tắm máu: 18 tháng 4 năm 1978 (chớ không phải 11 ngày như bọn CSVN rêu rao) số người bị giết chính xác là 3.157 người. Có như thế mới góp phần đem lại công bằng cho các nạn nhân bị lính Mỹ thảm sát trong thời kỳ chiến tranh và các nạn nhân bị lực lượng vũ trang thuộc Quân Đội Nhân Dân tàn sát tập thể đồng bào sau khi thống nhất đất nước bằng vũ lực.

C̣n cái dă man, vô nhân đạo nào bằng là bọn CSVN đă đem những bộ hài cốt của những nạn nhân do chúng thảm sát, đem trưng bày trong những hộp kính để gây ảo giác căm thù chủng tộc Việt Nam - Cam Pu Chia; thay v́, đem chôn cất họ tử tế cho phù hợp với truyền thống và đạo lư dân tộc: nghĩa tử là nghĩa tận. Những nguyên nhân chính đưa đến việc Tập đoàn Lănh đạo Đảng CSVN đă không ngần ngại tắm máu dân làng Ba Chúc vào đêm 18 tháng 4 năm 1978 như sau:

I. T̀NH H̀NH NỘI BỘ VIỆT NAM - CAM BỐT SAU NĂM 1975:

Theo sự tiết lộ của Hoàng Tùng, Tổng biên tập báo Nhân Dân và là Ủy viên Bộ Chính Trị Trung Ương Đảng CSVN: Bắc Bộ Phủ đă có ư đồ chiếm Cam Bốt từ năm 1970 - 1972. Cuối năm 1976, Đại hội IV Đảng Lao Động đổi thành Đảng CS Việt Nam dưới sự giám sát của lư thuyết gia Mikhai A. Suslov, trưởng phái đoàn Sô Viết th́ hầu hết Ủy viên trong Bộ Chính Trị đă nối đuôi Lê Duẩn thần phục Mạc Tư Khoa: Vơ Nguyên Giáp, Trần Quốc Hoàn, Văn Tiến Dũng, Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười. Những tên thân Trung Cộng như Lê Đức Thọ, Nguyễn Duy Trinh, Phạm văn Đồng, Phạm Hùng... phải đổi phía để sống c̣n. Ngay cả Trường Chinh cũng tỏ ra ôn ḥa. Và Đại Hội IV của Đảng CS Việt Nam chấp thuận đề án của Lê Duẩn xúc tiến việc thành lập Liên Bang Đông Dương bằng cách thuyết phục và nếu cần dùng áp lực quân sự để buộc Cam Bốt và Lào gia nhập. Tưởng cũng nên nhắc lại: Tháng 9 / 1975, khi Sihanouk va Khieu Samphan, Chủ Tịch Nước của chế độ Khmer Đỏ đến Hà Nội dự lễ Quốc Khánh của CS Việt Nam. Phạm văn Đồng mời phái đoàn Căm Pu Chia dự tiệc thân mật với phái đoàn MTGPMN Việt Nam và Lào. Nhưng, Khieu Samphan từ chối và sau đó giải thích với Sihanouk rằng đó là cái bẫy của CS Việt Nam để tiến tới thành lập Liên Bang Đông Dương. Sau Đại hội IV, Lê Duẩn và BCT/TƯ/Đảng CS nhận thức rằng: Việt Nam nằm trong quỹ đạo của Liên Xô là đối lập với Trung Quốc và sự liên kết giữa Trung Quốc và Cam Pu Chia sẻ áp lực quân sự nặng nề tại vùng biên giới phía Tây Nam.

II. NHỮNG CUỘC XUNG ĐỘT VŨ TRANG GIỮA VIỆT NAM VÀ CAM PU CHIA TẠI VÙNG BIÊN GIỚI PHÍA TÂY NAM:

1. QUÂN ĐỘI CAM PU CHIA TẤN CÔNG VIỆT NAM LẦN THỨ NHẤT VÀO NĂM 1977:

THÁNG 3 NĂM 1977: Ieng Sary, Ngoại trưởng Khmer Đỏ sang Bắc Kinh nối lại mối quan hệ thân thiết cũ. Trong buổi tiếp tân có Lư Tiên Niệm, Phó Thủ Tướng và tướng Vương Thăng Long, Tổng Tham Mưu Phó QĐ Trung Quốc khoản đăi phái đoàn Cam Pu Chia cho thấy sự hợp tác gắng bó giữa hai nước.

THÁNG 4 NĂM 1977: như để cảnh báo Việt Nam. Trong buổi tiếp tân tại Ṭa Đại Sứ Cam Pu Chia, Ngoại trưởng Hoàng Hoa công khai tuyên bố: nước Cam Pu Chia đang bị kẻ thù phá hoại và Trung Quốc sẽ sát cánh với những dân tộc nhỏ yếu chống lại những hành động can thiệp và gây hấn của các lân bang. Nhận được sự hậu thuẫn của Trung Quốc, hai tuần sau, đúng vào ngày Việt Nam tưng bừng kỷ niệm năm thứ hai “Mùa xuân đại thắng 1975”, quân đội Cam Pu Chia bất thần mở cuộc tấn công qui mô vào những làng, xă và những thị trấn dọc biên giới thuộc tỉnh An Giang. Và sau đó rút về bên kia biên giới.

2. QUÂN ĐỘI CAM PU CHIA TẤN CÔNG VIỆT NAM LẦN THỨ HAI VÀO TỈNH TÂY NINH:

NGÀY 27 THÁNG 9 NĂM 1977: tên đồ tể Pol Pot lên đài phát thanh đọc bài diễn văn dài 5 tiếng đồng hồ, chính thức xác nhận vai tṛ lănh đạo của ḿnh và tổ chức Angka là Đảng Cộng Sản Cam Pu Chia. Một ngày sau khi ra mắt, Pol Pot lên đường đi Bắc Kinh và B́nh Nhưỡng. Lần đầu tiên công du với tư cách là Chủ tịch Đảng và Thủ Tướng. Pol Pot được đón tiếp trọng thể. Cờ và biểu ngữ giăng đầy Thiên An Môn.

Ba ngày trước đó, để chứng tỏ quyết tâm chống Việt Nam của ḿnh đối với Trung Quốc. Pol Pot đă ra lệnh cho Quân đội Quân Khu Đông tấn công vào lănh thổ Việt Nam thuộc tỉnh Tây Ninh. Việt Nam vẫn tự hạn chế. Không cho bộ đội vượt biên phản công đồng thời cách chức Tướng Tư Lệnh quá khích Trần văn Trà và Tướng Lê Đức Anh thay thế. Một mặt, Đảng CS Việt Nam gởi điện văn chúc mừng lễ ra mắt Đảng Cộng Sản Cam Pu Chia. Một mặt, bí mật gởi Phan Hiền sang Bắc Kinh nhờ Trung Quốc dàn xếp cho gặp phái đoàn Cam Pu Chia. Cuộc tiếp xúc không đi đến đâu. Bộ Chính Trị Đảng Cộng Sản Trung Quốc đều nhất trí ủng hộ Kmer Đỏ. Trung Quốc bắt đầu ồ ạt chở vũ khí và chiến cụ tới cảng Komphong Som để trang bị tận răng cho quân đội Cam Pu Chia. CSVN buộc phải đứng hẳn về phía Liên Xô t́m cách phản công chống lại Khmer Đỏ quyết liệt hơn.

3. QUÂN ĐỘI VIỆT NAM PHẢN CÔNG VÀO NỘI ĐỊA CAM PU CHIA CUỐI NĂM 1977:

VÀO NHỮNG NGÀY CUỐI NĂM 1977: Lực lựơng vũ trang QĐCS Việt Nam mở những trận tấn công thăm ḍ vào sâu trong lănh thổ Cam Pu Chia. Quan hệ ngoại giao giữa hai bị cắt đứt và công khai hóa sự tranh chấp lănh thổ và điều động thêm lực lượng vũ trang tăng cường hệ thống pḥng thủ dọc theo biên giới. Bị Quốc tế tố cáo và lên án xâm lăng Cam Pu Chia, quân đội viễn chinh của CS Việt Nam buộc phải rút về nước vào ngày 6 tháng 1 năm 1978.

4. QUÂN ĐỘI CAM PU CHIA TẤN CÔNG VIỆT NAM LẦN THỨ BA VÀO NHỮNG THÁNG ĐẦU NĂM 1978:

NGAY TỪ NHỮNG NGÀY ĐẦU THÁNG GIÊNG NĂM 1978: Tại vùng biên giới cực Nam. Các đơn vị trực thuộc Sư Đoàn 2 và 210 của Quân khu Tây Nam Cam Pu Chia đă tấn công và chiếm đóng các xă Phú Cường, Khánh An, Khánh B́nh và các huyện Hồng Ngự và Hà Tiên thuộc lănh thổ Quân khu IX Việt Nam. Và đây là cuộc tấn công vào lănh thổ Việt Nam lần cuối cùng, v́ họ sẽ chẳng c̣n có cơ hội nào vượt biên tấn công Việt Nam nữa. Tướng Trần Nghiêm nguyên là Tư lệnh Phó của Tướng Lê Đức Anh. Sau khi Lê Đức Anh thay Trần Văn Trà. Trần Nghiêm được đề bạt lên làm Tư Lệnh Quân Khu IX, chịu trách nhiệm điều động 3 sư đoàn chính quy cơ hữu, gồm các Sư đoàn 4, 8 và 330 cùng với 2 trung đoàn chủ lực cơ động tĩnh Hậu Giang và Đồng Tháp. Sư đoàn 341 do tướng Vũ Cao làm Tư Lệnh được điều từ Quân Khu VII đến tăng phái cho Quân Khu IX cùng với sự yểm trợ của không quân, pháo binh, thiết giáp... với số quân áp đảo: 4 Sư đoàn chính quy và 2 Trung đoàn cơ động của CSVN và lực lượng yểm trợ hùng hậu như vậy, mà phải mất hai tháng phản công mới đánh bật sư đoàn 2 và 210 của Cam Pu Chia ra khỏi biên giới và tái chiếm lại lănh thổ đă mất.

ĐẦU THÁNG 3 NĂM 1978: T́nh h́nh biên giới phía Tây Nam hoàn toàn yên tĩnh. Sư đoàn 341 được trả về Quân đoàn 4 /QKVII sau khi hoàn thành nhiệm vụ. Tướng Trần Nghiêm tái phối trí ba sư đoàn cơ hữu 4, 8, 330 và 2 trung đoàn cơ động tĩnh Hậu giang và Đồng Tháp vào nhiệm vụ pḥng thủ diện địa. Riêng Sư Đoàn 330 được chỉ định thành lập tuyến pḥng thủ an ninh lănh thổ huyện Tri Tôn.

5. T̀NH H̀NH CAM PU CHIA SAU KHI SƯ ĐOÀN 2 VÀ 210 RÚT VỀ BÊN KIA BIÊN GIỚI:

BẮT ĐẦU TỪ THÁNG 3 NĂM 1978 và những tháng sau đó. Cuộc thanh trừng nội bộ ở Quân Khu Đông càng ngày càng trở nên gay gắt và lên đến cao điểm vào ngày 24 tháng 5 năm 1978, quân của Ke Paulk - Bí thư Khu ủy Trung tâm của Khmer Đỏ - thuộc quân khu Trung Ương kéo đến SOUNG, bao vây tổng hành dinh của quân khu Đông, bắt giam tất cả sĩ quan chỉ huy và nhiều cuộc chạm súng đă xảy ra giữa đôi bên. Sau cuộc thanh trừng, Sư đoàn 4 coi như bị xóa sổ. Các sư đoàn c̣n lại gồm 3, 5, 280 bị suy yếu hẳn.

Bộ Chính Trị/TƯ/ Đảng CSVN không bỏ lỡ cơ hội, triệt để khai thác nhược điểm của địch là sự xâu xé nội bộ và mâu thuẫn hàng ngũ của Khmer Đỏ theo đúng sách lược của Lénine: “Phải chộp thật nhanh cơ hội chia rẽ của địch”, bằng cách ráo riết chuẩn bị: tâm lư quần chúng và dư luận quốc tế. Đó là lư do bọn CSVN đạo diễn tấn thảm kịch cực kỳ dă man, tàn bạo và ghê tởm: tắm máu 3.157 đồng bào vô tội tại làng Ba Chúc trong đêm 18/4/1978, rồi đổ tội cho bọn đồ tể Khmer Đỏ gây ra. Hành động ném đá dấu tay là thủ đoạn chính trị gian trá, bỉ ổi và dơ bẩn của bọn CSVN đă và đang đánh lừa dư luận hơn hai thập niên qua, đă đến lúc phải được phô bày ra ánh sáng cho công luận xét xử.

III/ PHẢI TRẢ LẠI SỰ THẬT CHO LỊCH SỬ:

Như chúng tôi đă tŕnh bày ở phần trên. Sau khi phối kiểm và phân tách tỉ mỉ thơ tố cáo của ông Trần H. và Câu chuyện làng Ba Chúc ở biên giới Miên -Việt của ông Hoàng Quư, đưa lên lenduong. Net ngày 5/02/04. Ông Trần H. quy trách nhiệm cho bọn CSVN gây nên cái chết cho trên 3,000 đồng bào vô tội tại làng Ba Chúc. C̣n ông Hoàng Quư th́ quy trách nhiệm tội ác nầy do đồ tể Pol Pot, nhưng đưa ra con số nạn nhân chính xác là 3.157 người. Mốc thời gian là ngày 18/4/1978. Nhưng, tài liệu về Cụm nhà mồ Ba Chúc mà tôi đọc được trên Saigonnet th́ tội ác man rợ nầy do bọn Pon Pot gây ra từ 18/4/1978 đến ngày 29/4/1978 (11 ngày). Một điểm trùng hợp rất quan trọng là ông Trần H. và Hoàng Quư đều xác nhận là tất cả các nạn nhân đều bị thảm sát tại các chùa và trường học. Chỉ nội một điểm nầy thôi cũng đủ tố cáo bọn CSVN là đích danh thủ phạm.

Ông Trần H. nói (nguyên văn): “...CSVN đưa Sư Đoàn 30 CSBV án ngữ dầy đặc dọc biên giới Miên Việt tỉnh Châu Đốc cũ. Chiều đến th́ bọn cán bộ và và bộ đội Cộng Sản bắt dân tập trung vào chùa hay trường học ngủ để chúng bảo vệ. Nửa đêm, dân đang ngủ mê. Chúng giả bộ đội Miên tấn công vào chùa và trường học bằng lựu đạn, cổng ngoài khóa chặt. Sau đó, chúng nổi lửa đốt sạch làm hằng ngàn dân vô tội phải chết oan uổng dưới bàn tay vô thần của CSVN. Nhứt là tại làng Ba Chúc thuộc quận Tri Tôn, tỉnh An Giang, có trên 3,000 người bị chúng giết tập thể. Nay chúng cho xây một ngôi nhà kiến để chứa đống xương vô định chất cao bằng đầu... ”

Ông Hoàng Quư nói (nguyên văn): “...Thời cuộc đă biến chuyển khôn lường, sau đó chính 2 lực lượng anh em này quay mũi súng vào nhau, lực lượng vũ trang của Khờ me đỏ đă tấn công vào làng Ba Chúc, cách biên giới khoảng 4 dậm, vào ngày 18-04-1978... Tổng cộng có 3.157 người cả Việt Nam lẫn Cam bốt bị thảm sát tại các chùa và trường học tại Việt Nam. Những cuộc tấn công khác tương tự như trường hợp nầy là những lư do mà cộng sản Việt Nam nêu lên để xua quân tiến chiếm Cam Bốt vào cuối năm đó...”

IV. VẠCH TRẦN TỪNG ĐIỂM CHỨNG MINH TỘI ÁC CỦA CSVN TRƯỚC DƯ LUẬN QUỐC TẾ VÀ ĐỒNG BÀO TRONG & NGOÀI NƯỚC:

* Điểm một: Chúng tôi không thấy chính quyền địa phương đề cập đến con số thiệt hại nhân mạng về phía thường dân sau 3 lần tấn công vào lănh thổ Việt Nam, đặc biệt là 2 tháng đầu năm 1978 là thời gian quần thảo dữ dội giữa 4 sư đoàn, 2 trung đoàn cơ động CSVN với lực lượng yểm trợ hùng hậu để đánh bật 2 sư đoàn Cam Pu Chia ra khỏi biên giới. Điều đó chứng tỏ rằng, người nông dân Miền Tây Nam Bộ đă tích lũy quá nhiều kinh nghiệm đau thương qua bao thế thệ chạy giặc: giặc Tây thực dân đi bố, giặc Việt Minh Cộng Sản thu thuế, giết người đoạt của, giặc Thổ dậy “Cáp Duồn”... nên phản ứng của họ vô cùng bén nhạy. Mỗi khi có biến động là nhà nhà báo động bằng đủ mọi phương tiện: Gơ mơ, gơ thùng thiếc, gióng trống, khua chiêng, nồi, niêu, xoong, chảo... để kịp thời bồng bế nhau chạy giặc “bỏ của chạy lấy người”. Họ không bao giờ nằm yên trong nhà, ngoan ngoăn chờ cho bọn Khmer Đỏ đến lùa họ đi. Và một điều chắc chắn là khi họ nhận diện binh lính Khmer Đỏ, họ sẽ chạy bung ra, chạy tán loạn, chạy bán sống bán chết giống như hồi Tết Mậu Thân 1968, dân Miền Nam chạy giặc Việt Cộng, dễ dầu ǵ bọn Khmer Đỏ tập trung họ vào các chùa, trường học một cách dễ dàng để tàn sát tập thể. Hơn nữa, địa thế làng Ba Chúc dưới chân núi Tượng và bên kia là núi Dài là một địa thế lư tưởng cho đồng bào lẩn trốn dễ dàng.

Chúng tôi xin dẫn chứng một trường hợp điển h́nh: Những vị cao niên nào sống miền Tây Nam Bộ thuộc các tỉnh Châu Đốc, Vĩnh Long, Vĩnh B́nh, Sóc Trăng... chắc chưa quên những cuộc nổi dậy bất thần đầy chết chóc của những đồng bào người Việt gốc Miên sống trong các “sóc” vùng sâu. Và danh từ “Thổ dậy” là tiếng báo động khẩn cấp đồng bào Việt gọi nhau chạy lánh nạn. Những người Miên từ trong các sóc đồng loạt ùa ra, tay cầm phảng, cuốc, xẻng... tay cầm chai rượu “phất xạ” (uống rượu), họ ào ạt xông vào các xóm làng của đồng bào ta như cơn gió lốc, rượt đuổi dân làng chạy tán loạn. Họ vừa chạy, vừa thét: “Dơ! Cáp Duồn, ḅn ới” (Nào! Giết tụi Việt Nam, bây ơi!” Trong đơn say rượu, say máu, họ gặp đàn bà chém theo đàn bà, trẻ con đâm theo trẻ con, gặp đâu chém đó. Bọn đồ tể Khmer Đỏ cũng thế! Một khi tràn qua biên giới Việt Nam, họ có ḷng nhân đạo đến độ phải tập trung đồng bào ta vào các chùa chiềng đọc kinh cầu nguyện trước khi hành quyết, hoặc dồn trẻ con vào các trường học v́ sợ bọn trẻ chết xuống dưới âm phủ sẽ trở thành những con ma mù chữ?

* Điểm hai: Nếu như muốn cưỡng bách trên 3,000 người sống rải rác trong làng Ba Chúc với một địa thế hiểm trở như thế, cách biên giới Việt Miên khoảng 7 km và cách kinh Vĩnh Tế khoảng 5 km vào các địa điểm tập trung. Chúng tôi nghĩ, Pol Pot phải huy động bao nhiêu sư đoàn Khmer Đỏ mới làm nổi được việc đó? Và làm thế nào những sư đoàn nầy lọt qua tuyến pḥng thủ biên giới Tây Nam dầy đặc của 3 sư đoàn chính quy 4, 8, 330 của CSVN và 2 trung đoàn cơ động tĩnh? Và hơn thế nữa, bọn đồ tể Khmer Đỏ làm thế nào kéo dài cuộc thảm sát trong suốt 11 ngày đêm mà các đơn vị chịu trách nhiệm pḥng thủ biên giới của CSVN thuộc Quân khu IX không hề hay biết và không có phản ứng ǵ cả? Chẳng lẽ, tất cả đều ngủ gục cả? Hay bận lo đi ăn trộm trâu của đồng bào?

Chúng tôi cũng xin nhắc lại: Trước 30/4/1975, Quân Đoàn 4/ QLVNCH chỉ có 3 Sư đoàn chủ lực 7, 9 và 21 BB đă hành quân truy lùng và càn quét các lực lượng vũ trang chính qui CSBV để bảo vệ sự toàn vẹn lănh thổ 16 tỉnh Miền Tây và làm chủ t́nh h́nh cho đến 10 giờ sáng ngày 30/4/1975, chưa hề để một quận, một tỉnh nào lọt vào tay quân CSBV xâm lược. Và nếu như 3 sư đoàn kể trên được phối trí vào nhiệm vụ pḥng thủ biên giới phía Tây Nam th́ chưa chắc một con chuột chui qua lọt, đừng nói chi là một đơn vị nhỏ của quân CSBV.

* Điểm ba: Thời điểm bọn Khmer Đỏ thảm sát đồng bào tại làng Ba Chúc từ 18/4/1978 đến 29/4/1978 lại càng không hợp lư. V́ trong thời gian đó, ở bên kia biên giới, cuộc thanh trừng nội bộ đang xảy ra, gay gắt và quyết liệt ở Quân khu Đông sắp lên đến cao điểm. Làm sao Pol Pot có thể điều động quân đội Cam Pu Chia tấn công Việt Nam?

* Điểm bốn: Người nông dân Việt Nam nói chung và Miền Tây Nam Bộ nói riêng, họ chỉ bằng ḷng di dân vào các địa điểm tập trung an toàn dưới sự hướng dẫn của chánh quyền địa phương và sự bảo vệ an ninh của quân đội. Hệ thống “Ấp Chiến Lược” được thiết lập trong thời chiến tranh Việt Nam là một thí dụ điển h́nh. Điều nầy khẳng định phải là cán bộ và bộ đội CSVN mới có thể tập trung dân làng vào các địa điểm ấn định theo kế hoạch đă vạch sẵn. Và Sư Đoàn 30 (tên gọi tắt của đồng bào địa phương) chính là Sư Đoàn 330 chính quy, được chỉ định thi hành công tác nầy vào chiều ngày 18/4/1978 v́ sư đoàn 330 được thành lập tại Miền Nam trước khi tập kết ra Miền Bắc (lúc đó, Tư Lệnh là tướng Đồng văn Cống) th́ dân làng Ba Chúc mới có ḷng tin đi theo chúng vào các chùa và trường học để được chúng bảo vệ an ninh. Sau đó, chúng khóa chặt cửa lại, chờ khi đêm đến, bộ đội CSVN đội lốt quân Khmer Đỏ kéo đến giết sạch, đốt sạch đúng như lời tố cáo của ông Trần H. và đó là sự thật 100% không thể chối căi. Hiện nay, một vài nhân chứng có thể c̣n sống sót như bà Trần thị C., ông Nguyễn văn Ch... và một nhân chứng quan trọng là một thầy giáo cấp 2 ở kinh Vĩnh Tế tên Tr. Q. L.đă dám nói lên sự thật với đồng bào địa phương nên bị đuổi khỏi nhiệm sở và bị tên Giám đốc Công an tỉnh An Giang - bí danh Sáu Nhỏ - bắt giam 2 năm để cảnh cáo. Hiện giờ, không biết ông c̣n sống hay đă chết...

*Điểm năm: Tại sao bọn CS Việt Nam chọn dân làng Ba Chúc cách biên giới đến 7 km để tàn sát tập thể? Trước năm 1975, có ai đặt chân lần đầu đến làng Ba Chúc dưới chân núi Tượng và bên kia núi Dài, đều ngạc nhiên trước hết là nh́n đâu đâu cũng thấy chùa: trước mặt, sau lưng, bên phải, bên trái. Phần nhiều những ngôi chùa được xây cất rất đồ sộ, nền đá tường gạch. Nhưng, đặc biệt chùa nào cũng giữ theo truyền thống là lợp lá. Vào thời đó, riêng tại làng Ba Chúc có khoảng 15,000 tín đồ Bửu Sơn Kỳ Hương thờ vị Giáo Tổ Đức Phật Thầy Tây An. Lấy giáo lư Phật Giáo Ḥa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ đề xướng: Tứ Ân, Bát Chánh, Bát Nhẫn và tám điều răn của Đức Thầy để tu thân. Điều nầy minh chứng dă tâm của bọn CSVN vừa muốn tiêu diệt tín đồ Phật Giáo Ḥa Hảo vừa muốn đốt sạch luôn cả các chùa chiềng, nơi tín đồ PGHH thờ phượng các đấng thiêng liêng.

V. KẾT LUẬN:

Sau vụ thảm sát đẫm máu và cực kỳ man rợ khiến trên 3,000 đồng bào vô tội oan thác tại làng Ba Chúc trong đêm 18/4/1978. Độc chiêu “Ném đá dấu tay”, rồi giở tṛ “Mèo khóc chuột” của bọn CSVN đă thành công trong âm mưu tạo ra kẻ thù Khmer Đỏ bằng xương, bằng thịt để kích động ḷng hận thù chủng tộc Việt Nam - Cam Pu Chia, rồi triệt để khai thác sức mạnh ḷng căm thù của quần chúng vào mục tiêu chính trị và quân sự để chuẩn bị xâm lăng Cam Pu Chia.

Tất cả bộ máy chiến tranh tâm lư của CSVN được động viên vào việc tuyên truyền rầm rộ. Những cuộc biểu t́nh, hội thảo diễn ra khắp nơi, các đài phát thanh, phát h́nh trong nước mở tối đa công suất lên án bọn diệt chủng Pol Pot đă xâm lược và sát hại hàng ngàn người dân xă Ba Chúc để tranh thủ dư luận Quốc Tế: Quân đội CSVN xua quân tấn công Cam Pu Chia chỉ v́ lư do tự vệ chánh đáng chớ không phải xâm lăng Cam Pu Chia như đă từng bị lên án trước đó.

Ngày 15/6/1978. Chiến dịch tấn công Cam Pu Chia mở màng. Các sư đoàn chính quy 7, 9, 341 cùng với các vị yểm trợ hùng hậu lại tràn qua biên giới Việt - Miên, chiếm đóng một phần lănh thổ sâu trong nội địa Cam Pu Chia từ 10 đến 40 km, trong đó có quận Prasaut. Lúc đó nhằm vào mùa mưa, Cam Pu Chia tăng cường thêm nhiều sư đoàn từ các nơi đến để phản công. Từ Prasaut, quân CSVN phải lùi về Chipru...

Virginia, ngày 18 tháng 4 năm 2004

Nguyễn Vĩnh Long Hồ

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

Chiến tranh Đông Dương 3 của ông Hoàng Dung.

Tài liệu giải mật về cuộc chiến Hoa Việt 1979 của ông Lâm Lễ Trinh.

Nửa tháng trong miền Thất Sơn của ông Nguyễn văn Hầu

Thư tố cáo tội ác CSVN tại làng Ba Chúc đề ngày 21/5/1999 của ông Trần H.

Câu chuyện ngôi làng Ba Chúc ở biên giới Miên Việt của ông Hoàng Quư.

 

Trang Nhà  :

 

Tiếp nhận thư tín :