Sóng Thần

Sóng Thần tiếng nói của người viễn xứ, gửi về quê hương yêu dấu, niềm tin và hy vọng Dân Chủ Đa Nguyên

 
 
 
     Ước Vọng Toàn Dân
 

Một bài có tầm chiến lược cho phong trào dân chủ

  Phạm Quế Dương

 

“… tôi thấy bài này có tầm chiến lược giúp Phong trào Dân Chủ cùng nhau suy ngẫm cho hành động của ḿnh …”

Phạm Đỉnh: Sau nhiều phản ứng về bài "Thời điểm của một xét lại bắt buộc" của Nguyễn Gia Kiểng, đây là một phản ứng khác của một người dân chủ rất có trọng lượng: ông Phạm Quế Dương. Ông Phạm Quế Dương, 75 tuổi, là một đại tá, từng giữ những chức vụ quan trọng như chủ nhiệm chính trị quân đoàn, chính ủy sư đoàn; ông cũng là một sử gia và một nhà báo, từng là tổng biên tập tạp chí Lịch Sử Quân Sự. Ông trả thẻ đảng để tham gia phong trào dân chủ năm 1999, làm phát ngôn viên Hội Chống Tham Nhũng và Nhóm Dân Chủ, rồi bị bắt giam cuối năm 2002 và bị gán tội danh lố bịch là gián điệp. Những áp lực mạnh từ thế giới và ngay trong nội bộ đảng đă buộc chính quyền cộng sản phải trả tự do cho ông. Phạm Quế Dương có nhiều đặc điểm nhưng đặc điểm quan trọng nhất có lẽ là ở chỗ ông được sự quư mến của mọi người.

Đọc bài “Thời điểm của một xét lại bắt buộc” của Nguyến Gia Kiểng trên Thông Luận, tôi thấy rất hay. Đọc đi, đọc lại vài lần, tôi thấy bài này có tầm chiến lược giúp Phong trào Dân Chủ cùng nhau suy ngẫm cho hành động của ḿnh.

Đánh giá t́nh h́nh phong trào mấy năm qua, tác giả đă nhận xét rất đúng. Vào năm 2006 Đảng Cộng Sản Việt Nam muốn Việt Nam được vào WTO , tổ chức thành công hội nghị APEC, kư kết thoả ước thương mại với Hoa Kỳ, cho nên ĐCSVN nới lỏng đàn áp, giả vờ đă tôn trọng dân chủ nên khá nhiều tổ chức dân chủ đă ra đời : Khối 8406 , Đảng Dân Chủ XXI , Liên Đảng Lạc Hồng, Đảng Thăng Tiến , Hội Dân oan, Nhóm Dân Chủ Sơn Hà, Nhóm người Việt Nam yêu nước v.v. Phong trào dân chủ đă phơi bày toàn bộ lực lượng của ḿnh trước một chính quyền của ĐCSVN vốn là một đảng độc quyền, độc trị, độc tài, độc ác. Đến khi họ vào được WTO, tổ chức xong hội nghị APEC, kư được thoả ước thương mại với Mỹ là họ ra tay đàn áp ngay phong trào dân chủ một cách dă man, khốn nạn, điển h́nh là vụ xử linh mục Nguyễn Văn Lư trong đó họ bịt mồm bị cáo, không cho tranh tụng. Xưa nay chưa có một ṭa án nào xử như thế. ĐCSVN tự nhổ vào mặt ḿnh. Và đúng như Nguyễn Gia Kiểng nhận xét: nhiều tổ chức ra đời một cách hấp tấp rồi tàn lụi nhanh chóng, nguyên nhân là do v́ thiếu chuẩn bị về cả tư tưởng lẫn đội ngũ, không tiên liệu được các diễn biến, cố tin là t́nh thế đă thay đổi, ĐCSVN sẽ không dám đàn áp thẳng tay v́ sợ phản ứng của thế giới, và phong trào ngày càng lớn mạnh .

Nguyễn Gia Kiểng cho rằng, cuộc đấu tranh cho dân chủ sẽ gồm hai giai đoạn. Giai đoạn đầu khi ĐCSVN c̣n trơ mặt đàn áp trắng trợn và thô bạo th́ cơ quan đầu năo và vai tṛ lănh đạo của phong trào phải đặt ở nước ngoài. Chỉ sau khi phong trào lớn mạnh buộc ĐCSVN phải chấp nhận sự hiện diện công khai của phong trào th́ bộ phận lănh đạo phong trào mới có thể là ở trong nước và lực lượng ở hải ngoại giữ vai tṛ yểm trợ. Ư kiến trên của Nguyễn Gia Kiểng rất đúng đắn, sáng suốt. Thực tế lịch sử nhiều nước, kể cả Việt Nam ta, đă chứng minh điều đó .

Nguyễn Gia Kiểng cũng rất tỉnh táo về quan hệ của phong trào dân chủ với quốc tế . Tác giả cho rằng, về mặt cảm t́nh và lương tâm th́ thế giới ủng hộ phong trào dân chủ nhưng về mặt thực tiễn th́ quyền lợi buộc họ phải thoả hiệp với chính quyền của ĐCSVN để làm ăn, buôn bán mặc dầu họ chẳng ưa ǵ chủ nghĩa cộng sản. V́ vậy phong trào dân chủ đừng quá hy vọng vào sự ủng hộ của quốc tế. Phong trào phải hoạt động và phát triển bằng sức mạnh và tiềm lực của chính ḿnh, phải có nhiều phương án và tiên liệu các t́nh huống, trong hiện tại phải rút kinh nghiệm qua bài học vừa rồi.

Nguyễn Gia Kiểng nói rơ quan điểm đấu tranh đ̣i dân chủ, nhân quyền, tự do ngôn luận, đa nguyên đa đảng, loại bỏ kịch bản lật đổ, đấu tranh bạo lực. Rất đúng . Phong trào Dân Chủ không có ư đồ đấu tranh bạo lực, lật đổ chính quyền cộng sản mà chỉ đ̣i hỏi đổi mới kinh tế phải đi đôi với đổi mới chính trị th́ mới sớm đưa đất nước phát triển, thịnh vượng tiến kịp các nước văn minh trên thế giới và khu vực, và trước hết bảo vệ được lănh thổ và lănh hải .

Nguyễn Gia Kiểng cũng có một cái nh́n rất nhân nghĩa, không coi những công an cộng sản, kể cả giám thị nhà tù, như những kẻ thù phải tiêu diệt mà coi họ như một người anh em cần tranh thủ cho cuộc vận động dân chủ . Thực tế, họ chỉ là những người làm công ăn lương, buộc phải làm theo mệnh lệnh cấp trên thôi. Vả lại họ không phải là đối tượng đấu tranh của phong trào dân chủ. Đối tượng của phong trào dân chủ chính là những người lănh đạo thủ cựu của ĐCSVN .

Nguyễn Gia Kiểng đă nhận định đúng vấn đề tham nhũng ở Việt Nam khi khẳng định rằng chính quyền cộng sản không thể chống tham nhũng với nhận xét giản dị là trên thế giới chưa hề có tiền lệ một chính quyền tham những có thể tự cải tiến để hết tham nhũng. Trong một bài trước đây (“Một cách nh́n tham nhũng và chống tham những”, Thông Luận số 202, tháng 4-2006) tác giả cũng đă chứng minh bằng lư thuyết rằng đây là điều không thể có. Đúng là vấn đề tham nhũng ở Việt Nam là một tệ nạn, một tai hoạ cho dân tộc ta. Thế giới người ta đánh giá Việt Nam là nước tham nhũng loại nhất nh́ thế giới. Dân tộc ta rất nghèo khổ, mà tham nhũng tràn lan từ trên xuống dưới, từ dưới lên trên cho nên dân dă Việt Nam mới gọi ĐCSVN bây giờ là Đảng “Cộng Đớp”, “Cộng Mút” là như vậy. Phong trào dân chủ Việt Nam tích cực góp phần đấu tranh chống tham nhũng cũng là góp phần cho phong trào ngày càng lớn mạnh.

Tóm lại bài “Thời điểm của một xét lại bắt buộc” của Nguyễn Gia Kiểng có tầm chiến lược cho hoạt động của phong trào dân chủ Việt Nam.

Hà Nội 5-8-2007

Phạm Quế Dương

Số nhà 37 Lư Nam Đế - Hà Nội

Điện thoại: (04) 2 700002

Về trang thư mục Phạm Quế  Dương
 

Trang Nhà  :

 

Tiếp nhận thư tín :