Sóng Thần

Sóng Thần tiếng nói của người viễn xứ, gửi về quê hương yêu dấu, niềm tin và hy vọng Dân Chủ Đa Nguyên

 
 
 
     Ước Vọng Toàn Dân

Tham Nhũng Và Vấn Nạn Suy Giảm  

Đạo Đức Trong Xă Hội

  Lê Chí Quang

 
 

Không một ai trong chúng ta và kể cả những đảng viên CS cuồng tín nhất có thể giải thích thế nào là xă hội Xă hội chủ nghĩa. Không một ai trong chúng ta biết được ḿnh c̣n phải sống trong sự dối trá đến bao giờ nữa. Nhưng tất cả chúng ta đều biết chắc chắn rằng Việt Nam có tốc độ phát triển và quy mô cao nhất thế giới về tham nhũng.

  Thật vậy, không một quốc gia nào trên thế giới có nhiều văn bản chống tham nhũng như Việt Nam. Cũng không một quốc gia nào trên thế giới mà người ta hô hào chống tham nhũng như ở Việt Nam. Nhưng trái lại, Việt Nam vẫn bị liệt vào một trong số những quốc gia tham nhũng nhất thế giới. Tham nhũng có mặt ở khắp mọi nơi trong xă hội, len lỏi vào tất cả các cấp, các ngành, trong tất cả bộ máy công quyền của nhà nước, không ở đâu ta không bắt gặp tham nhũng.

Điều đó đặt ra cho chúng ta một câu hỏi: Tại sao vậy? Và có rất nhiều câu trả lời, chung quy là tại những nguyên nhân sau đây:

Do đạo đức trong xă hội xuống cấp trầm trọng. Do nghèo đói, do sai lầm trong đường lối kinh tế. Do hệ thống pháp luật rối rắm, chồng chéo, khó hiểu dẫn đến hiện tượng tùy tiện trong việc áp dụng, tạo điều kiện cho những kẻ có chức quyền trong bộ máy nhà nước lợi dụng bẻ cong pháp luật phục vụ cho mưu đồ cá nhân. Do thiếu một hành lang pháp lư chặt chẽ cho hoạt động của các thành phần kinh tế, dẫn đến việc tùy tiện trong việc áp dụng các chính sách của nhà nước, và đấy chính là kẽ hở cho việc mặc cả của các quan chức chính phủ nhằm mang lại những lợi thế ích kỷ nhất định. Do năng lực hoạt động yếu kém, quan liêu, chất lượng phục vụ tồi trong bộ máy hành chính đă tạo nên sự khan hiếm giả tạo trong các dịch vụ hành chính, tạo ra bổng lộc và phân phối lại bổng lộc thông qua hành vi dùng tiền bạc để “bôi trơn cỗ máy”.

Nhưng có một nguyên nhân quan trọng mà rất nhiều người đă nói đến: đó là lỗi ở hệ thống chính trị! Theo tôi, đây là nguyên nhân chính dẫn đến tham nhũng, và cũng chính lỗi trong hệ thống chính trị đă gây ra sự suy giảm đạo đức trong xă hội hiện nay. Vậy, muốn chống tham nhũng và làm trong sạch bộ máy công quyền th́ không ǵ hơn là sửa lỗi hệ thống. Bài viết này đi t́m nguyên nhân của lỗi trong hệ thống và cách khắc phục lỗi trong hệ thống đó.

Để giám sát một con người, hay mở rộng ra, một tổ chức hoặc một hệ thống chính trị về đạo đức, hoặc việc tuân thủ pháp luật, th́ thể chế giám sát phải bao gồm hai cơ chế: cơ chế ngang và cơ chế dọc. Chỉ cần một trong hai cơ chế này có khuyết tật th́ thể chế giám sát mất đi tính hiệu quả. Khi đó, các hành vi phi đạo đức sẽ xuất hiện - tham nhũng cũng sẽ xuất hiện. 

Cơ chế dọc bao gồm hệ thống các cơ quan ngành dọc như: chính phủ – các bộ – các ty, sở –  các pḥng, ban trực thuộc. Trong một cơ quan, cơ chế dọc bao gồm: thủ trưởng cơ quan- các trưởng pḥng- các nhân viên. Trong hệ thống dọc này, chức năng giám sát được thực hiện chủ yếu bằng các mệnh lệnh hành chính và các h́nh thức khen thưởng, kỷ luật. Tính cưỡng chế của các h́nh thức này không cao, v́ bị chi phối bởi t́nh cảm giữa cấp trên và cấp dưới, hoặc ekíp trực thuộc.  

Cơ chế ngang bao gồm hệ thống các cơ quan kiểm tra và giám sát như: ṭa án, kiểm sát, công an, các cơ quan báo chí, truyền thông, các tổ chức chính trị không do đảng kiểm soát và dư luận quần chúng. Trong một cơ quan cơ chế ngang bao gồm: Ban thanh tra, kiểm tra, ban khen thưởng, kỷ luật. Tính cưỡng chế của các cơ quan chức năng này cao hơn và được thực thi chủ yếu bằng các h́nh thức tố tụng.  

Nói một cách dễ hiểu th́ cơ chế dọc giống như trong một gia đ́nh bao gồm ông bà, cha mẹ, và các con cháu. C̣n cơ chế ngang th́ như hàng xóm láng giềng, cảnh sát khu vực... Đi vào vấn đề tại Việt Nam, trong cơ chế dọc, đứng đầu các cơ quan đều là người của Đảng. Cơ chế này bị chập làm một, ví dụ như Nguyễn Việt Tiến là Thứ trưởng bộ Giao thông vận tải kiêm luôn chức trưởng ban Chống tham nhũng tại bộ Giao thông Vận tải. Bùi Tiến Dũng là giám đốc PMU 18 lại kiêm chức trưởng ban Chống tham nhũng tại PMU18. Hai kẻ tham nhũng lớn nhất lại kiêm luôn chức năng chống tham nhũng th́ cơ chế dọc này coi như không thể hoạt động. Bởi vậy, bí thư đảng ủy của Bộ Giao thông (nằm trong cơ chế dọc) mới có những tuyên bố hùng hồn rằng. “cho đến trước khi bị bắt, đồng chí Bùi Tiến Dũng vẫn là một Đảng viên gương mẫu”. 

 C̣n cơ chế ngang: đứng đầu các cơ quan đó vẫn là các đồng chí của Đảng. Điều này sẽ dẫn đến hiện tượng bao che cho nhau, ví như Cao Ngọc Oánh là Cục trưởng cục Cảnh sát điều tra của Bộ Công an lại tham gia trong đường dây chạy án cho Bùi Tiến Dũng. Khi bị phát hiện, ông ta căi: “Tôi đến chỉ để ăn chứ không nói chuyện chạy” . Các cơ quan báo chí tại Việt Nam lại không độc lập, nên việc phanh phui tham nhũng cũng rất khó khăn. Chỉ khi nào sự việc quá lộ liễu, không thể bao che được th́ báo chí mới được phép đụng đến. C̣n các tổ chức chính trị xă hội lại hoàn toàn đặt dưới sự lănh đạo của đảng CS, cho nên chức năng giám sát của các tổ chức này coi như không có. Như vậy, cơ chế ngang và dọc tại Việt Nam coi như bị chập làm một, nó sẽ không hoạt động, tức là các hành vi phi đạo đức sẽ có cơ hội phát triển, tham nhũng là điều đương nhiên.

Quay trở lại ví dụ về gia đ́nh. Nếu một gia đ́nh tốt, không may có một người có hành vi không tốt, th́ tất yếu người này sẽ được sự giáo dục và dạy bảo của gia đ́nh và sự giám sát của láng giềng, hành vi xấu không có đất để sống. C̣n tại một gia đ́nh cả nhà toàn lũ lưu manh trộm cướp, buôn phấn bán hương, th́ sẽ không ai có khả năng dạy bảo đạo đức cho người khác, và ngược lại, chúng sẽ bao che cho nhau. Quay sang láng giềng, th́ gia đ́nh vừa nói ở trên lại sống trong một “xóm liều”, hàng xóm của chúng cũng như vậy, đương nhiên chúng phải che dấu cho nhau. Chuyện kể rằng: Một hôm, cô con gái nhà ấy đang bán dâm th́ không may bị phát hiện. Người ta hỏi người trong gia đ́nh về chuyện bán dâm của cô gái, th́ người nhà (tức cơ chế dọc) nói rằng : “cho đến trước khi cởi quần... đồng chí ấy vẫn là một đảng viên gương mẫu... . Quay sang láng giềng hỏi th́ láng giềng (cơ chế ngang) cũng lại nói: “Tôi đến chỉ để ăn chứ không nói chuyện chạy...” Chống tham nhũng tại Việt Nam cũng giống như chuyện về gia đ́nh kể trên.

  Vậy muốn thực sự chống tham nhũng th́ không ǵ bằng phải sửa ngay lỗi trong hệ thống, nếu không sửa th́ ta có cố kêu gào đến đâu đi chăng nữa cũng vô tác dụng. Nhiều năm nay, trước khi nhậm chức, vị lănh đạo nhà nước nào cũng kêu gào “Kiên quyết chống tham nhũng”.  Nhưng với hệ thống nói trên th́ tin làm sao được các vị. “...Với cơ chế như hiện nay th́ ai làm bộ trưởng cũng thế thôi...” là câu nói trung thực nhất từ trước đến nay từ miệng một quan chức CS, đó là ông bộ trưởng bộ Giao Thông Vận Tải Đào Đ́nh B́nh.Và đúng như vậy , nếu ai đó tin vào việc chống được tham nhũng ở Việt Nam mà không thay đổi cơ chế th́ cũng như việc ta tin vào việc bỗng nhiên Osama Bin Laden cạo râu, xuống tóc, khoác áo tu hành đi ăn mày nơi cửa Phật rồi trở thành... chính quả. 

Chúng ta cũng đă thấy từ tổng thanh tra nhà nước Quách Lê Thanh, đến phó chủ nhiệm văn pḥng Chính phủ Nguyễn Văn Lâm, từ tướng công an....đến thứ trưởng... “ai làm cũng thế thôi...”. Toàn những gương mặt thể hiện “tính Đảng” trong một cơ chế dối trá lừa lọc mà hi vọng vào việc chống tham nhũng th́ thật hài hước (riêng về mặt này phải công nhận Đảng ta có năng khiếu thật!). Vả lại, với cơ chế này th́ có tốt mấy cũng trở thành xấu. Bùi Tiến Dũng (đánh bạc và tham nhũng), Lương Quốc Dũng (hiếp dâm trẻ em), Dương Minh Ngọc (thượng tá Công an, tay sai của Năm Cam)....và rất nhiều những gương mặt méo mó khác mà vẫn chưa bị phát giác có thể cũng đă từng là những người tử tế. Nhưng rồi họ được đặt vào ṿng quay của quyền lực, vào một “cơ chế này” để được biến thành những quái vật nhưng vẫn được gọi bằng cái tên nghe rất Kách mệnh (viết sai lỗi chính tả theo cách viết của ông Hồ Chí Minh, mà bây giờ ta thường thấy) là Đồng chí... cho đến trước khi bị bắt... Tôi đố các bạn t́m được một gương mặt tử tế theo đúng định nghĩa trong Từ điển Tiếng Việt ở bộ máy quan chức nhà nước để phục vụ cho việc chống tham nhũng! Việc đó cũng khó như bạn muốn t́m một người đoan chính để lấy làm vợ mà lại đi t́m trong  các nhà chứa.

 Nhiều người cho rằng tham nhũng là quốc nạn, nhưng riêng tôi lại không nghĩ vậy. Tôi cho rằng tham nhũng là hệ quả tất yếu của một cơ chế dối trá mà nguyên nhân phát xuất từ chế độ độc đảng. Độc đảng mới chính là cội nguồn của tham nhũng, là cội nguồn của  sự suy giảm đạo đức trong xă hội, là quốc nạn của dân tộc. Muốn chống tham nhũng và chống sự suy thoái trong xă hội không ǵ bằng phải xoá bỏ chế độ độc đảng, xây dựng một xă hội dân chủ, một nền chính trị đa nguyên. Đó là điều kiện cần để xây dựng một cơ chế giám sát ngang và dọc cho có hiệu quả. Trong một nền dân chủ đa nguyên, các đảng phái chính trị giám sát nhau, tranh đua với nhau trong cơ chế dọc. C̣n trong cơ chế ngang, sự độc lập của các cơ quan toà án, kiểm sát, công an được h́nh thành trong một một môi trường tam quyền phân lập, là căn cứ đảm bảo cho cơ chế này hoạt động có hiệu quả. Ngoài ra, trong một nền dân chủ đa nguyên, các cơ quan báo chí và các tổ chức chính trị, xă hội cũng hoạt động độc lập, đó cũng là những cơ chế giám sát có hiệu quả.

Cũng xin nhớ cho rằng đa nguyên chỉ là điều kiện cần chứ chưa hẳn là điều kiện đủ, bởi không ít quốc gia đa nguyên hẳn hoi mà tham nhũng vẫn hoành hành như Căm Pu Chia, Inđônexia, Philippin... và nhiều quốc gia khác, cũng đa nguyên nhưng tham nhũng vẫn c̣n. Đó là do họ chưa xây dựng được một cơ chế ngang hành động độc lập với cơ chế dọc, hoặc do đảng phái chính trị cầm quyền có quá nhiều ghế trong quốc hội, dẫn đến việc chiếm giữ những cơ chế giám sát ngang hoặc dọc khiến nó hoạt động không hiệu quả (việc này tôi sẽ tŕnh bày vào một dịp khác nếu có điều kiện). Nhưng độc đảng th́ chắc chắn không bao giờ chống được tham nhũng. Việc xây dựng một xă hội dân chủ đa nguyên hơn bao giờ hết là ước mong thiết tha của hàng triệu người dân cả nước, và Đảng phải hoàn toàn nhận thức được vấn đề trước khi quá muộn. Hăy cởi trói cho dân nếu không muốn bị dân trói lại. Hăy mở rộng dân chủ và hoàn lương khi c̣n có điều kiện.

Hà Nội tháng 6/2006.

Lê Chí Quang 

 

Thư Mục Lê Chí Quang

 
Tiểu sử Lê Chí Quang  
  V́ sao tôi bị công an mời lên gặp
Chớ tin ở Bắc Triều Nguyễn Thanh Giang một chí sĩ yêu nước
Liệu sẽ có một chiến dịch bắt bớ mới nhắm vào ... Tham nhũng và vấn nạn suy giảm đạo đức...
Xă hội VN bị lưu manh hóa Hăy cảnh giác với Bắc Triều
Đôi điều suy nghĩ về dân chủ và tương lai dân ... Trở thành bất đồng chính kiến
Bản dự thảo báo cáo chính trị Đại hội X Lê Chí Quang và một bầy c̣ giả
Góp ư sửa đổi Hiến Pháp 1992 Ủy ban vận động tự do cho tù nhân chính trị
Sự tẽn ṭ của an ninh Việt Nam Hiệp định thương mại và quan hệ V N-H K
Thư gửi một chiến sĩ cách mạng mà tôi chưa ... Tặng người chiến sĩ của cách mạng Việt Nam
Bà Nguyễn thị Kim Chung, mẹ anh Lê Chí Quang Luật sư Lê Chí Quang được giải văn bút tự do
Testimony on the case of Le Chi Quang Bản tin Liên Hội Nhân Quyền Việt Nam ...
   
 
 

Trang Nhà  :

 

Tiếp nhận thư tín :