Sóng Thần

Sóng Thần tiếng nói của người viễn xứ, gửi về quê hương yêu dấu, niềm tin và hy vọng Dân Chủ Đa Nguyên

 
 
     Việt Nam & Trung Hoa
    

Bí Ẩn Biên Giới Việt-Hoa: Cắt Ải Nam Quan Cho Hoa Lục

Nguyễn Đ́nh Sài, Kỹ sư công chánh

Năm 1989 đảng Cộng Sản Việt Nam bán  hang Bắc Bó cho  Trung Quốc

Ngày 17/2/1979 Trung Quốc (TQ) xua quân tràn qua biên giới với tuyên truyền là để dạy cho CSVN một bài học. Sau hai tuần lễ, TQ tuyên bố chiếm được Cao Bằng, Lạng Sơn và Lào Cay. Đột nhiên vào ngày 5/3/1979 Bắc Kinh rút quân về sau mục đích cho Hà Nội một bài học đă đạt. Nhưng TQ đă gài lại phía nam biên giới trên hai triệu quả ḿn. Và sau nầy cả hai phía Việt - Trung phải tốn gần 6 năm mới tháo gỡ hết.

Trong tài liệu của King C. Chen, China's War With Vietnam, Bắc Kinh đă viện trợ cho Hà Nội trên 20 tỷ. Hà Nội phải trả bằng cách nầy hay cách khác. Tiền và tài nguyên không đủ th́ trả bằng lănh hải và lănh thổ.

Dấu hiệu khởi đầu của chuyện trả nợ là văn thư nhượng đảo và nhượng biển của Thủ Tướng VNDCCH kư ngày 14/9/58, để đáp ứng với bản tuyên bố về lănh hải và "bản đồ chín gạch" (the nine dash map" của TQ ban hành 10 ngày trước đó, bao gồm hai quần đảo Hoàng sa, Trường Sa và một lănh hải bao bọc gần hết bờ biển Việt Nam, lan ra tận Philippines, chạy dài xuống tận bờ biển Nam Dương, Mă Lai.

Câu đầu của văn thư Phạm Văn Đồng gửi Chu Aân Lai "Chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Ḥa ghi nhận và tán thành bản tuyên bố, ngày 4 tháng 9 năm 1958, của Chính phủ Cộng Ḥa Nhân Dân Trung Hoa quyết định về hải phận của Trung Quốc."

Người ta thấy đă có sự thỏa thuận bí mật giữa Bắc Kinh và Hà Nội, phát nguyên từ tham vọng thống nhất đất nước của đảng CSVN.

Về trận chiến biên giới1979, sau 15 lần thương thảo, CSVN chịu nhường cho TQ 720 cây số vuông ở vùng Lạng Sơn. Theo tài liệu từ TQ, cổng Hữu Nghị đă bị dời về phía nam, cách ải Nam Quan 5 cây số, và nằm trong địa phận Đồng Đăng.

C̣n về hiệp ước biên giới song phương đă được bộ trưởng ngoại giao Tống Gia Xuân (TQ) và Nguyễn Mạnh Cầm (CSVN) kư ngày 30/12/1999. Ngày 29/4/2000 quốc hội TQ thông qua hiệp ước; ngày 9/6/2000 quốc hội CSVN cũng thông qua. TQ được chủ quyền các vùng đất huyết mạch kiểm soát phía bắc ngạn sông Kỳ Cùng và sông Bằng, hầu có thể mở tung cánh cửa vào phía nam, mà mấy ngàn năm qua các cuộc xâm lăng từ phương Bắc thường bị chặn v́ địa thế hiểm trở.

Khi nhượng đất như thế Hà Nội được lợi ǵ? Theo nhật báo Xinhua (TQ), món lợi đưa đến cho CSVN là việc giao thương lên đến hàng tỷ mỹ kim và việc Bắc Kinh viện trợ cho Hà Nội xây dựng các dự án kỹ nghệ về thủy lực, thép, hơi đốt, phân bón và quặng nhôm.

Nhượng đất xong tiếp đến nhượng biển trong vịnh Bắc Việt. Theo Luke T. Chang, (China's Boundary Treaties and Frontiers Disputes), hiệp ước Pháp-Thanh được kư kết tại Bắc Kinh 100 năm trước, ngày 26/6/1887, ghi rơ ranh giới hải phận EEZ (Exclusive Economic Done) trong vịnh Bắc Việt theo đường kinh tuyến, khởi đầu từ bờ biển hai nước tại Vịnh Tonkin.

Bắc Kinh không tuân theo hiệp ước cũ đ̣i Việt Nam phải chấp nhận lấy đường trung tuyến để ấn định lănh hải hai nước. Tuy nhiên đường trung tuyến của Bắc Kinh dựa trên đảo Hải Nam và bờ biển Việt Nam, trong khi Hà Nội chủ trương trung tuyến nằm giữa hai đảo Bạch Long Vĩ và Hải Nam. Tính ra sự khác biệt là một diện tích trên 5 ngàn cây số vuông. Vùng nầy nằm trong thềm lục địa Việt Nam, gần Bạch Long Vĩ, có nhiều hải sản cũng như tiềm năng về khí đốt.

Sau một năm thảo luận, Hà Nội lại phải nhượng bộ. Ngày 25/12/2000, chủ tịch CSVN Trần Đức Lương sang TQ lư hiệp ước chấp nhận hải phận theo đường vẽ của TQ.

Theo tài liệu của Giane's Intelligence, toàn vùng Trường Sa gồm khoảng 200 đảo lớn nhỏ và 200 băi đá ngầm. Diện tích nổi chiỏ vào khoảng 8 cây số vuông, nhưng trải ra một diện tích mặt biển khoảng 240.000 cây số vuông (tài liệu của U.S Institution of Peace ghi 800.000 cây số vuông).

Ngoài các mỏ dầu hỏa, khí đốt, quần đảo nầy có tầm quan trọng về chiến lược, quốc gia nào chiếm giữ có quyền xác nhận hải phận 12 hải lư quanh bờ đảo và 200 hải lư đặc quyền kinh tế ngư nghiệp.

Từ năm 1976 TQ đưa tàu chiến xâm nhập và đổ bộ lên các đảo không người ở. Năm 1988, cuộc lấn chiếm liên tục của Bắc Kinh dẫn đến sự va chạm với Hà Nội. Trong cuộc đụng độ ätại vùng đá ngầm Fiery Cross Reef (Băi Chữ Thập) ngày 14/3/1988, Hải Quân TQ đánh ch́m ba chiến hạm Hải quân CSVN.

Cũng trong tháng 3, Hà Nội tố cáo Bắc Kinh khoan dầu trong hải phận CSViệt Nam, vịnh Bắc Việt, ngoài khơi Côn Sơn và đổ bộ vùng đá ngầm Đa Lực. TQ công bố "Chinese Law" xác quyết toàn vùng Đông Hải là nội hải của ḿnh.

Đối với quần đảo Trường Sa, TQ chỉ chịu thương thuyết song phương với các quốc gia Phi Luật Tân, Mă Lai, nhưng lại không chịu thương thuyết với CSVN. Nguồn lợi dầu hỏa và khí đốt lớn lao trong vùng đảo không cho phép Hà Nội nhượng bộ dễ dàng. Mặc dù Hà Nội thừa hưởng di sản của VNCH để lại, nhưng trên 50% vùng dầu hỏa và khí đốt nằm trong hải phận EEZ của Mă Lai. Mặt khác, Hà Nội bị kẹt với văn thư của Phạm Văn Đồng chấp nhận lănh hải rộng lớn của TQ từ năm 1958. Do đó, hiện nay Hà Nội có vẻ chịu phép với TQ.

Theo tờ Lateline News ngày 15/2/2001, Hà Nội đă tránh né trách nhiệm khi tờ Sài G̣n Giải Phóng đăng một bài tiết lộ rằng các viên chức cao cấp của đảng và quân đội họp kín để thảo luận việc thành lập một đơn vị quản trị hành chính riêng cho Trường Sa và thiết kế việc bảo vệ chủ quyền Việt Nam.

Lập tức, phát ngôn nhân TQ Dư Bằng Giao lên tiếng: " Trung Quốc có chủ quyền toàn vẹn bất khả tranh chấp với quần đảo Nansha và toàn vùng lănh hải liên hệ. Bất cứ quốc gia nào có hoạt động ǵ trên quần đảo vầy đều xâm phạm chủ quyền TQ, đều bất hợp pháp và vô giá trị."

Phát ngôn nhân bộ Ngoại giao CSVN Phan Thúy Thanh giải thích: " Đó chỉ là một tờ báo thành phố." Bà nầy nhiều lần từ chối trả lời trực tiếp các câu hỏi của nhiều kư giả về việc nhà nước CHXHCNVN minh định thế nào về chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Trường Sa, mà chỉ giải thích rằng "theo sử liệu của Việt Nam Cộng Ḥa thời trước, quần đảo nầy được xem là một phần của tỉnh Khánh Ḥa."

Đầu năm 2000, cơ quan thông tấn AP có đề cập đến dự án xây xa lộ Trường Sơn trên đường ṃn Hồ Chí Minh. Nhiều người lo ngại về môi sinh của dự án, nhưng không mấy ai để ư đến khía cạnh quân sự. Hiển nhiên, dự án nầy là kết quả của việc Hà Nội đă kư thuận bản hiệp ước biên giới vào cuối năm 1999. Điều đáng chú ư là đường ṃn HCM thời chiến chỉ bắt đầu từ Nghệ An, mạn Bắc của rặng Trường Sơn, nhưng dự án xây xa lộ lại bắt đầu từ tỉnh Lai Châu, tỉnh cực tây bắc tiếp giáp với Lào và TQ. Dự án xa lộ chạy qua miệt tây rặng Hoàng Liên Sơn, qua phía đông Điện Biên Phủ, xuống Sơn La, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tỉnh, Quảng B́nh ? vào tận An Lộc, nhập vào quốc lộ 1 Tây Ninh. Như vậy, việc chuyên chở từ biên giới cực bắc vào nam sẽ ngắn hơn và thuận tiện hơn quốc lộ 1. từ đó, người ta có thể suy ra viễn ảnh bán đảo Đông Dương có thể bị TQ thôn tính dễ dàng.

 

Trang Nhà  :

 

Tiếp nhận thư tín :