Sóng Thần

Sóng Thần tiếng nói của người viễn xứ, gửi về quê hương yêu dấu, niềm tin và hy vọng Dân Chủ Đa Nguyên

 
 
     Việt Nam & Trung Hoa
    

Đơn chất vấn và yêu cầu của các Cử tri Công dân về Hiệp định biên giới và lănh hải Việt - Trung

Các Cử tri và Công dân

LTS. Việc đảng Cộng Sản Việt Nam kư hiệp định nhượng đất và vùng biển cho Trung Quốc đang gây xúc động và phẫn nộ lớn trong nước. 11 nhân sĩ trong nước đă kư chung  kháng thư sau đây gửi Quốc Hội. 

V́ tính khẩn cấp của vấn đề, những người kư kháng thư đă không đủ thời giờ vận động thêm chữ kư nhưng chắc chắn là sẽ c̣n nhiều người hưởng ứng. 

Kháng thư này sẽ phải khiến các đại biểu quốc hội hổ thẹn v́ chính họ đă lén lút thông qua hiệp định ô nhục này từ hai năm nay (ngày 30/12/1999) mà không công bố với dân chúng. 

Bằng hành động ô nhục này ĐCSVN đă bộc lộ chân tướng của một đảng phản quốc, trong khi quốc hội cũng không c̣n xứng đáng với danh nghĩa quốc hội. Nông Đức Mạnh, người đă chủ tŕ cuộc biểu quyết thông qua này lại đang là người lănh đạo ĐCSVN.

Cộng Hoà Xă Hội Chủ Nghĩa Việt Nam

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Hà Nội, ngày 22 tháng 12 năm 2001

Đơn chất vấn và yêu cầu

của các Cử tri Công dân về

Hiệp định biên giới và lănh hải Việt - Trung

Kính gửi: Quốc Hội khoá X, Ban Chấp hành TW Đảng, Chính Phủ,

các đoàn thể nhân dân, các cơ quan ngôn luận,

và tất cả những ai quan tâm tới vận mệnh Tổ Quốc.

            Gần đây, dư luận xôn xao về việc Đảng và Nhà Nước ta đă kư Hiệp định biên giới và lănh hải với Trung Quốc. Hiệp định này so với Hiệp ước Patenotre (thực dân Pháp) và Lư Hồng Chương (phong kiến Măn Thanh) kư năm 1885 th́ gây thiệt hại rất to lớn về đất đai và vùng biển của Tổ Quốc và làm nhục Tổ tiên và dân tộc ta.

            Tháng 11/2001, chúng tôi đă có đơn đề nghị lănh đạo và Nhà Nước ta làm sáng tỏ việc này và yêu cầu Quốc Hội ta không thông qua Hiệp định này nếu đă chót kư kết. Đến nay, chúng tôi vẫn không được trả lời. Tuy nhiên, trên cơ quan ngôn luận của Đảng khi đưa tin Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh sang thăm Trung Quốc th́ mập mờ như đă kư Hiệp định biên giới rồi, sẽ nhanh chóng cắm mốc biên giới và tiếp tục đàm phán về lănh hải. Nhưng đến hôm qua, 21/12/2001, th́ báo chí đă đưa tin: Hiệp định biên giới hai nước đă kư ngày 30/12/1999 và 27/12/2001 chính thức cắm mốc biên giới.

            Chúng tôi, các cử tri và công dân Việt Nam, thấy trọng trách của ḿnh phải nhắc lại điều luật cơ bản đă được khẳng định trong cả 4 Hiến pháp 1946, 1959, 1980 và 1992 làm cơ sở pháp luật để giải quyết việc trọng đại này.

            Hiến pháp năm 1946, trong Lời Nói Đầu “Nhiệm vụ của dân tộc ta là bảo toàn lănh thổ...”. Điều thứ 1 - “Tất cả quyền bính trong nước là của toàn thể nhân dân Việt Nam”. Điều thứ 21 - “Nhân dân có quyền phúc quyết về Hiến pháp và những việc quan hệ đến vận mệnh quốc gia...”

            Hiến pháp 1980 và 1992 đều cùng ghi rơ: Điều 1 - “Nước Cộng Hoà XHCN Việt Nam là một nước độc lập, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lănh thổ, bao gồm đất liền, các hải đảo, vùng biển và vùng trời”. Điều 2 - “Nhà nước Cộng Hoà XHCN Việt Nam là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, v́ nhân dân. Tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân”. Điều 3 - “Nhà nước nghiêm trị mọi hành động xâm phạm lợi ích của Tổ Quốc”. Điều 4 - “Mọi tổ chức của Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật”. Điều 146 - “Hiến pháp nước Cộng Hoà XHCN Việt Nam là luật cơ bản của Nhà nước, có hiệu lực pháp lư cao nhất. Mọi văn bản pháp luật khác phải phù hợp với Hiến pháp”. Điều 53 ghi rơ: “Công dân có quyền tham gia quản lư Nhà nước và xă hội, tham gia thảo luận các vấn đề chung của cả nước, ... kiến nghị với cơ quan Nhà nước, biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu dân ư”.

            Chỉ riêng những điều luật cơ bản dẫn chứng như trên cũng đủ chứng minh rằng việc kư kết của lănh đạo Đảng - Nhà nước với phía Trung Quốc về biên giới như vậy là trái với Hiến pháp và pháp luật Nhà nước Việt Nam. Và v́ vậy nó không có giá trị pháp luật.

            Dựa trên các điều luật cơ bản của 4 Hiến pháp nước ta như kể trên, chúng tôi kiến nghị giải pháp duy nhất hợp Hiến và hợp pháp như sau:

            1 - Như điều 83 của Hiến pháp 1992 đă khẳng định “Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nước Cộng Hoà XHCN Việt Nam... Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của Nhà nước”. Điều 84 quy định: “Quốc hội có nhiệm vụ và quyền hạn: Thực hiện quyền giám sát tối cao việc tuân theo Hiến pháp, luật pháp...”

            Vậy Quốc hội cần tổ chức phiên họp đặc biệt nghe lănh đạo Đảng - Nhà nước giải tŕnh vấn đề cực kỳ hệ trọng là Hiệp định biên giới và lănh hải Việt - Trung mà dư luận rộng răi trong nước và ngoài nước đang đau ḷng lên án là “lănh đạo đi đêm”, “bán đất, bán nước”.

            2 - Như điều 2 của Hiến pháp 1992 đă khẳng định “Nhà nước CHXHCN Việt Nam là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, v́ nhân dân. Tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân”. Các Hiến pháp 1946, 1980 và 1992 đều quy định dứt khoát: “Nhiệm vụ của dân tộc ta là bảo toàn lănh thổ”, “toàn vẹn lănh thổ, bao gồm đất liền, các hải đảo, vùng biển và vùng trời”.

            Vậy Quốc hội cần khẩn cấp công khai trước toàn dân và xin ư kiến quốc dân về Hiệp định biên giới và lănh hải Việt - Trung và sau hết là “Tổ chức trưng cầu ư dân” (theo điều 53 - Hiến pháp 1992) về vấn đề trọng đại, sống c̣n này của toàn dân tộc, của 80 triệu đồng bào trong nước và hải ngoại.

            Vua Lê Thánh Tông (1460 - 1497) truyền lệnh:

            “Kẻ nào làm mất một tấc đất của đất nước là kẻ đó có trọng tội đối với Tổ tông”.

            Chủ tịch Hồ Chí Minh nói trước ba quân:

            “Các vua Hùng đă có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. “Chúng ta có quyền tự hào v́ những trang sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung, v.v... Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc v́ các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng”.

Kính,

Các Cử tri và Công dân kư tên

Tên theo thứ tự ABC :

1 - Hoàng Minh Chính - Nguyên Tổng thư kư Đảng Dân Chủ Việt Nam.

ĐC: 26 Lư Thường Kiệt - Hà Nội.

2 - Phạm Quế Dương - Đại tá Quân Đội Nhân Dân Việt Nam, nguyên Tổng biên tập Tạp chí Lịch Sử Quân Sự.

ĐC: 37 Lư Nam Đế - Hà Nội.

3 - Đoàn Nhân Đạo - Lăo thành CM, đứng đầu nhóm 11 Cụ Huyết Tâm Thư. 

ĐC: 48 Hàng Buồm, Hà Nội. ĐT: 8282426   

4 - Nguyễn Thanh Giang - Tiến sĩ địa vật lư

ĐC: Nhà A 13, pḥng 9, Tập thể Pḥng Không, Hoà Mục, Trung Hoà, Cầu Giấy - Hà Nội.

5 - Vũ Khắc Kính - 73 tuổi, vào Đảng CSVN năm 1947, Thiếu tá, Thương binh, CCB.

ĐC: 41 C - Ngơ 120, Đường Hoàng Hoa Thám - Hà Nội.     

6 - Hồng Long - 85 tuổi, nguyên Phó Chủ tịch Tỉnh, Đảng viên từ năm 1946. 

ĐC: Số 2, Ngách 43/43 Đường Chùa Bộc - Hà Nội. ĐT: 5.473698

7 - Trần Đại Sơn - 54 tuổi Đảng, Quyết Tử Quân - Chiến sĩ Đội Tự vệ Chiến đấu Cứu Quốc Hoàng Diệu, 1945; nguyên Trưởng Ban trinh sát Đặc công Sư đoàn 308B. 

ĐC: 51 Hàng Bài - Hà Nội; ĐT: 8.236700

8 - Chu Thành - Nhà Thơ, bút danh Tú Sót.

ĐC: 67 Ngơ Sông Tô Lịch - Phường Khương Trung, Quận Thanh Xuân - Hà Nội. ĐT: 8.535911

9 - Nguyễn Thụ - 75 tuổi, nguyên Uỷ viên Trọng tài Kinh tế Nhà Nước TW, nguyên Vụ phó Vụ sản xuất LHX công nghiệp - thương nghiệp TW...

ĐC: 14 Ngô Thời Nhậm - Hà Nội; ĐT: 9.430718

10 - Hoàng Tiến - Nhà văn.

ĐC: nhà A11, pḥng 420, Thanh Xuân Bắc - Hà Nội.

11 - Trần Dũng Tiến - Quyết tử quân Tiểu đoàn 523 Hà Nội, công nhân, Cựu chiến binh. 

ĐC: 12/95, phố Cự Lộc, Thanh Xuân - Hà Nội.

cảm cho nên không ai xem xét lại QĐ176- mạc dù nhiều Đại biểu QH đă nêu ra nhiều lần…

 

Trang Nhà  :

 

Tiếp nhận thư tín :