Sóng Thần

Sóng Thần tiếng nói của người viễn xứ, gửi về quê hương yêu dấu, niềm tin và hy vọng Dân Chủ Đa Nguyên

 
 
     Lật Lại Hồ Sơ
 

Phật giáo dưới sự kiểm soát của Việt Nam.

Jared Roscoe

Thích Nhất Hạnh và Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, cả hai đều muốn Nhà nước thay đổi chính sách đàn áp tôn giáo. Nhưng ư kiến hai bên hoàn toàn khác biệt trong việc làm đổi thay chính sách.

     Sau gần bốn mươi năm lưu vong, người theo đạo Phật nổi danh thứ hai trong thế giới, là sư Thích Nhất Hạnh, trở về Việt Nam đầu năm 2005. Sự kích động quốc tế dấy lên trong chuyến trở về này  - hàng ngh́n người Việt tụ tập nghe sư thuyết giảng, những hàng tít lớn được đăng tải - che khuất những phê phán trong chuyến về cố hương của sư : lời phê phán mạnh mẽ và không mập mờ đến từ Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất (GHPG VNTN) mà sư Nhất Hạnh là thành viên trong những thập kỷ trước. Hàng giáo phẩm GHPGVNTN, một giáo hội lịch sử và độc lập bị cấm đoán từ nhiều thập kỷ qua tại Việt Nam, tấn công vị sư nổi danh mà sách vở trước tác cùng cuộc hoằng hóa đă ảnh hưởng nhiều thế hệ Phật tử phương Tây.

     Kể từ ngày Saigon thất thủ năm 1975 đưa tới hậu quả một chính quyền độc tài Cộng sản thiết lập lên, Việt Nam là một trong những chính quyền vi phạm nhân quyền quá quắt nhất trên thế giới  - kể cả việc ngăn cấm tự do hành đạo. GHPGVNTN biện luận rằng chính quyền Việt Nam sẽ bán khoán chuyến viếng thăm của sư Thích Nhất Hạnh cho cộng đồng thế giới như một minh chứng rằng các cải cách nửa vời đang thực hiện tại Việt Nam là sự cải thiện thật sự về tự do tôn giáo và nhân quyền. Nhiều người nhận định cuộc cải cách này không đáng kể, kể cả hàng lănh đạo GHPGVNTN được đề cử làm ứng viên Giải Nobel Ḥa b́nh : Đức Tăng thống Thích Huyền Quang vừa viên tịch hôm tháng 7-2008, và nhà đấu tranh cho nhân quyền Ḥa thượng Thích Quảng Độ hiện đang bị quản chế hơn hai mươi năm qua.

     Sư Thích Nhất Hạnh xem cuộc viếng thăm của ông như cơ hội may mắn chữa lành sự phân hóa nơi quê nhà, giảm thiểu căng thẳng giữa chính quyền Cộng sản và Phật giáo, và khuyến khích giới trẻ Việt Nam thực hành đạo Phật. “Đây là sự đáp ứng nhu cầu cho nhân dân Việt Nam. Đă đến lúc thực hiện cuộc ḥa giải để thống nhất thực sự đất nước”, như lời sư Pháp Ấn nói. Sư là người phụ tá cao cấp của sư Thích Nhất Hạnh. Mặt khác, GHPGVNTN xem cuộc thăm viếng của sư Thích Nhất Hạnh là một ngây thơ chính trị nếu không là «phi-Phật giáo». Phát ngôn nhân của GHPGVNTN, ông Vơ Văn Ái, tuyên bố rằng sự cấu kết với chính quyền Việt Nam chỉ mang lại tác dụng «giúp Hà Nội chôn sống Phật giáo... biến 2000 năm truyền thống độc lập của Phật giáo Việt Nam thành công cụ chính trị cho Đảng Cộng sản, và biến tư tưởng cao cả của đạo Phật cứu khổ thành tín ngưỡng mê tín dị đoan».

     Tây Tạng. Từ ngữ biểu thị nền tư tưởng của một xứ sở Phật giáo, của cuộc đàn áp mà chính quyền Trung quốc tiếp diễn mới đây, và cuộc lưu vong dài trải của Đức Dalai Lama. Rồi cuộc bạo động và mất ổn định chính trị mới đây ở Miến Điện, với những h́nh ảnh sống động của chư Tăng Miến ôn ḥa thách thức. Miến Điện cũng đă trở thành và đồng nghĩa với cuộc đàn áp Phật tử. Nhưng Việt Nam ? Đối với nhiều người Tây phương, sự liên tưởng bao quanh Việt Nam vẫn quay tṛn theo thuyết domino, cộng sản, và cuộc chiến tranh Việt Nam. Một số người c̣n hồi tưởng những h́nh ảnh các nhà sư tự thiêu trong thời chiến.

     Điều c̣n thiếu vắng ở VN ngày nay, là những cuộc biểu t́nh rộng lớn như ở Miến Điện và Tây Tạng. Chưa có những h́nh ảnh sống động qua y áo chư Tăng xuống đường ở Saigon, v́ lẽ chính quyền hạn chế số Tăng sĩ hành đạo. Cuộc đàn áp tại VN tinh vi hơn, nhưng dữ dội [chẳng thua ǵ Miến Điện và Tây Tạng]. Ngay từ khi được thành lập vào thập kỷ trước, Ủy hội Hoa Kỳ Bảo vệ Tự do tôn giáo trên Thế giới (US Commission on International Religious Freedom) là tổ chức của lưỡng đảng tại Hoa Kỳ, nhằm mục tiêu theo dơi tự do tôn giáo trên thế giới, đă không ngừng đặt Việt Nam vào các quốc gia đàn áp nhân quyền quen thuộc như Miến Điện, Trung Quốc, Iran, Bắc Triều Tiên, Sudan và Saudi Arabia.

     Lịch sử Phật giáo Việt Nam gắn bó chặt chẽ với lịch sử chính trị dưới vùng đất bị Trung quốc đô hộ qua nhiều thế kỷ. Cuộc chiếm đóng này, và quan hệ với người Khmer ở phía Tây Nam, đưa tới sự đa dạng khác thuờng về truyền thống tôn giáo tại Việt Nam. Phật giáo Đại thừa, Khổng giáo, và Lăo giáo chung sống và pha trộn qua nhiều thế kỷ. Một trong những truyền thống tôn giáo bản địa, đạo Cao Đài, là một hỗn hợp của nhiều tôn giáo lớn trong thế giới với nền tín ngưỡng địa phương. (Các giáo phái Cao Đài độc lập cũng đang đối diện với những sách nhiễu và phân biệt đối xử của chính quyền Việt Nam). Biết bao lần trong lịch sử Việt Nam, tôn giáo đóng vai tṛ chính trị quan trọng. Trong thời đại vàng son kéo dài từ thế kỷ thứ X đến thế kỷ XV, Phật giáo nở rộ và nhiều vị Quốc sư là những Phật tử được nhân dân kính trọng. Tuy nhiên vào đầu thế kỷ XV, triều Lê đẩy Phật giáo sang bên lề, bắt Tăng sĩ phải hoàn tục nếu không qua được kỳ thi sát hạch. Vua Lê Thái Tổ kiểm soát chư Tăng và cấm xây dựng chùa chiền khi chưa được phép. Rồi qua cuộc nội chiến thế kỷ XVI, nhà Nguyễn dùng Phật giáo để chấn chỉnh Việt Nam thông qua những biện pháp phù dân như xây cất chùa chiền mới.

     Phật giáo ngày nay vẫn tiếp tục liên kết với xă hội và đời sống chính trị. Một người thân cận của sư Thích Nhất Hạnh tố cáo GHPG VNTN cất chứa “những lá cờ của chế độ cũ” của miền Nam Việt Nam, ngụ ư sứ mệnh của GHPG VNTN là chính trị chứ không phải tâm linh. Tuy nhiên không thể nào phân biệt chính trị với tâm linh trong thực tiễn hằng ngày. Ông Vơ Văn Ái đáp rằng: “Tu tập Phật giáo có nghĩa là thực hiện giáo lư đạo Phật trong mỗi ngày. Sự tu tập bao hàm (a) khai mở trí tuệ bát nhă để phá trừ vô minh và (b) hành động cứu chúng sinh ra khỏi mọi khổ đau. Nếu ai sống trọn vẹn với hai nguyên lư này, sẽ không c̣n thấy biên giới giữa đức tin và chính trị”.

     Đúng thế, một khái niệm đặc biệt nổi tiếng của sư Nhất Hạnh là “Phật giáo dấn thân”, tức sự ứng dụng của trí tuệ thu đạt từ thiền định và giáo lư cứu khổ trong thế giới của đạo Phật, bất cứ trên lĩnh vực chính trị, kinh tế hay xă hội.

     Ông Vơ Văn Ái th́ đáp trả rằng : “Phật giáo Đại thừa khuyến thỉnh sự dấn thân vào bất cứ lĩnh vực nào. Đây không là một lư giải hiện đại. Bộ kinh Phật sớm nhất của Phật giáo Việt Nam, là Lục Độ Tập Kinh vào thế kỷ thứ ba sau Tây lịch, dạy các nguyên tắc dấn thân cho mọi người : “Bồ tát thấy dân kêu ca, liền gạt lệ xông vào nơi chính trường hà khắc để cứu dân khỏi nạn lầm than”. Chúng ta cần nhớ rằng Bồ tát là người đạt tới quả vị giác ngộ nhưng không nhập Niết Bàn để dấn thân cứu độ chúng sinh. Ông Vơ Văn Ái đưa ra h́nh ảnh Bồ tát Địa Tạng “vào địa ngục cứu những ai đang bị hành xác và nguyện sẽ không thành Phật bao lâu c̣n một chúng sinh trong địa ngục”.

     Ngày nay, chính quyền Việt Nam cấm việc tu hành Phật giáo một cách độc lập ; chỉ có Phật giáo Nhà nước mới được quyền hành đạo. Dân chúng được cho phép đến chùa, đốt hương, cúng kiến, nhưng trái tim Bi Trí của đạo Phật đă bị chính quyền cắt bỏ. Ở Việt Nam ai thực hành cốt lơi đạo đức Phật giáo - chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng - tất sẽ bị vào tù v́ tội “tuyên truyền chống phá chế độ”. Hiến pháp Việt Nam tuyên bố cá nhân có quyền tự do tín ngưỡng theo họ chọn lựa. Nhưng trong thực tế, tự do này bị hạn chế rơ rệt. Chính quyền Việt Nam rất cẩn trọng để không cho phép các tôn giáo phát triển qua việc tập trung và tổ chức có nguy cơ biến thành sự thách thức với quyền uy của Đảng Cộng sản. Chính quyền Việt Nam biến các tôn giáo lớn tại Việt Nam thành phụ tùy cho Đảng Cộng sản. Hiện nay bạn có quyền thực hiện tín ngưỡng của bạn - trừ phi bạn tin vào những con đường giác ngộ, khác với điều chính quyền cho phép ; hay ví dụ bạn tin rằng bạn có bổn phận chống lại sự phi pháp của chính quyền trong việc chiếm đất của nông dân, hay là có bổn phận phải tham gia các phong trào công dân ở địa phương nhằm cứu trợ các nạn nhân nghèo khó hoặc lâm nạn lũ lụt. H́nh thức của Phật giáo vẫn c̣n đó, nhưng sự tự do tu hành đạo Phật hằng ngày ở ngoài các chùa viện đă bị hạn chế. Phản kháng chống chính quyền độc chiếm Phật giáo, kể cả biểu dương ôn ḥa kiến nghị cho sự công nhận tổ chức Phật giáo, đă gặp phải sự chống cự mạnh mẽ và vu cáo, buộc tội. Năm 2007, mười vị Sư Khmer đ̣i hỏi ôn ḥa cho sự độc lập ngoài Giáo hội Phật giáo Nhà nước đă bị bắt hoàn tục và bị bắt giam. Chỉ nêu một trong những vụ đàn áp các thành viên thuộc GHPGVNTN, th́ năm 2006, một thành viên của GHPGVNTN tỉnh Khánh Ḥa, theo tin của Ủy hội Hoa Kỳ Bảo vệ Tự do tôn giáo trên Thế giới, “đă bị sách nhiễu và bị trục xuất khỏi ngôi chùa do Sư cô gầy dựng nên” chỉ v́ Sư cô tham gia GHPGVNTN. Ông Leonard Leo, Ủy viên thuộc Ủy hội Hoa Kỳ Bảo vệ Tự do tôn giáo trên Thế giới, trong cuộc điều trần trước Tổ chức Nhân quyền của Quốc hội Hoa Kỳ cuối năm 2007, đă tuyên bố rằng: “Đối với Phật tử, yêu sách ôn ḥa cho sự độc lập [của Giáo hội] bị xem như đe dọa quyền kiểm soát của chính quyền. Thêm nữa, phát biểu ôn ḥa ư kiến ḿnh hay biểu t́nh đ̣i hỏi cho tự do tôn giáo rộng răi - rồi đ̣i cải cách pháp luật và chính trị cần thiết cho sự tự do này - sẽ bị xem như thách thức quyền uy chính phủ”.

     Đúng như lời GHPGVNTN tiên liệu năm 2005, Thông tấn xă Việt Nam do Nhà nước kiểm soát đánh trống khua chuông về sự trở về của nhà sư sau thời gian dài lưu vong : “Sư Thích Nhất Hạnh ca tụng chính sách mở cửa tôn giáo của Nhà nước”. Không lâu sau cuộc thăm viếng của sư Thích Nhất Hạnh, chính phủ Hoa Kỳ rút tên Việt Nam ra khỏi danh sách các quốc gia đàn áp tôn giáo, nhờ thấy có dấu hiệu cải thiện tự do tôn giáo tại Việt Nam - mặc bao chống đối của Ủy hội Hoa Kỳ Bảo vệ Tự do tôn giáo trên Thế giới và nhiều dân biểu Quốc hội Hoa Kỳ. Rồi Hoa Thịnh Đốn b́nh thường hóa quan hệ thương mại với Việt Nam và dọn đường cho Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới - đích kinh tế mà Việt Nam chờ đợi từ lâu. Từ đó, hướng tiến cải cách nhân quyền tại Việt Nam, mà có người cho như có cải thiện, tự nó đă bị đảo ngược. Nữ Dân biểu Quốc hội Hoa Kỳ Zoe Lofgren nói : “T́nh trạng hôm nay là Việt Nam đă đạt được những lợi lộc kinh doanh mà họ t́m kiếm, nhưng họ vẫn tiếp tục vi phạm nhân quyền và tự do tôn giáo của người công dân đang ôn ḥa đ̣i hỏi dân chủ hay mong ước thực hiện tự do tín ngưỡng họ chọn lựa. Chính quyền Bush đă hiến tặng cho Hà Nội công cụ hữu hiệu nhất của Hoa Kỳ [tức CPC] là công cụ bó buộc Việt Nam phải tôn trọng các nhân quyền được thế giới công nhận”. Bà Zoe Lofgren theo đảng Dân chủ, đại biểu Quốc hội tại thành phố San Jose, Đồng chủ tịch Tổ hợp ủng hộ VN tại Quốc hội.

     Trong chuyến về đầu tiên năm 2005, sư Thích Nhất Hạnh giải thích cho Pháp tấn xă AFP rằng ông và tăng thân của ông “muốn thận trọng lắng nghe để t́m hiểu thực tại”. Mục tiêu của sư là tương tác với mọi phía trong thảo luận. “Lập trường chúng tôi”, sư nói tiếp, “là lắng nghe mọi người, lắng nghe những Phật tử bất an và lắng nghe viên chức chính quyền đang đối diện với những khó khăn. Nhiều lúc, người ta cần ngồi xuống nhiều tháng nói chuyện với nhau”.

     Nhưng với ông Vơ Văn Ái và GHPGVNTN th́ chẳng thấy cách nào ḥa giải với một chế độ man rợ. Tại Đại hội Phong trào Dân chủ Thế giới lần thứ 5 tổ chức tại thủ đô Kiev [Ukraine], ông Vơ Văn Ái nhắc tới Mahatma Gandhi khi nói rằng “Nếu anh thấy một thằng điên cầm dao giết người, anh phải giật lấy con dao trong tay nó, chứ không là giết tên điên ấy”. Ông Ái đi vào chi tiết hơn khi nói “GHPGVNTN đấu tranh cho nhân quyền chỉ là vấn đề giữ Năm giới cấm. Phật tử thuộc GHPGVNTN phát nguyện không sát sinh. Nhưng khi Việt Nam [Cộng sản] tùy tiện giết dân, th́ người Phật tử phải chống đối sự đàn áp của Nhà nước. Người Phật tử phát nguyện không nói dối, nhưng khi Hà Nội cấm đoán tự do ngôn luận, khóa miệng truyền thông, báo chí, bỏ tù kư giả nói lên sự thật, th́ người Phật tử phải đấu tranh cho tự do ngôn luận, tự do báo chí”.

     Sư Thích Nhất Hạnh tiếp tục các chuyến đi đại chúng tại Việt Nam - mới đây vào tháng 5-2008 - được nhiều hàng tít lớn đăng tải nhưng ít khi nghe nói các câu chuyện đàn áp nhân quyền.

     Phần GHPGVNTN th́ vẫn tiếp tục cuộc đấu tranh thăng tiến tự do tôn giáo và nhân quyền tại Việt Nam, dù thừa biết những vận động này chỉ làm cho chính quyền Việt Nam nổi giận. Ví dụ vào năm 1995, Ḥa thượng Thích Quảng Độ bị kết án 5 năm tù v́ tổ chức Phái đoàn GHPGVNTN đi cứu trợ nạn nhân lũ lụt. Chính quyền Việt Nam không chính thức cho phép GHPGVNTN hoạt động, nhưng Giáo hội vẫn thiết lập các Ban Đại diện GHPGVNTN tại các tỉnh thành để theo đuổi việc cứu trợ nhân đạo, giáo dục, và thông tin trong các vùng nghèo khó. Mỗi lần có một Ban Đại diện thành lập, GHPGVNTN gửi thư thông báo đến chính quyền địa phương. Đáp lại chính quyền Việt Nam trục xuất chư Tăng ra khỏi chùa và sách nhiễu Phật tử địa phương cũng như các thành viên trong Ban Đại diện, đe dọa làm mất công ăn việc làm và tổ chức những cuộc đấu tố công cộng theo kiểu Xô viết. Ông Vơ Văn Ái nhấn mạnh rằng “Chẳng có cái chuyện gọi là ly khai nửa vời” (dissidence-lite). Các Ban Đại diện GHPGVNTN tại các địa phương hoạt động như khung sườn theo h́nh thái một xă hội dân sự, mà ông VVA tin như phương cách chuyển tải các yêu sách của quần chúng nhằm mở rộng tự do và nhân quyền.

     Mặc bao áp lực của chính quyền Việt Nam, GHPGVNTN đă cung ứng sự cứu trợ cho nạn nhận lũ lụt, hậu thuẫn nông dân bị cướp đất, và thông tri cho quần chúng hiểu rơ các quyền của họ thông qua những bản dịch Việt ngữ các công ước quốc tế. Ḥa thượng Thích Quảng Độ hiện đương khởi sự thực hiện sáng kiến cho vay vốn nhỏ không lời, hầu giúp đỡ Phật tử và quần chúng các giới thiếu hụt tài chánh v́ lư do dấn thân của họ. Chẳng nghi ngờ ǵ nữa, chính quyền Việt Nam sẽ tiếp tục đàn áp GHPGVNTN và tự do tôn giáo, v́ chính quyền thấy rơ sự đe dọa của khối quần chúng sáng suốt sẽ đặt ra vấn nạn cho chế độ độc tài. Ông Vơ Văn Ái nói rằng : “Xét cho cùng ở Việt Nam cũng như tại các quốc gia độc tài toàn trị khác, chẳng có con đường nào dễ dăi để đ̣i hỏi nhân quyền mà không bi lụy tới bản thân hay gia đ́nh và không bị đàn áp. Tuy nhiên, sự dấn thân của mỗi Phật tử để thực hiện Chánh ngữ là điều không thể uốn lưng ḥng sống yên thân. Phật tử nào có đức tin là phải sẵn sàng chấp nhận mọi hậu quả”.

Jared Roscoe 

 

Trang Nhà  :

 

Tiếp nhận thư tín :