Sóng Thần

Sóng Thần tiếng nói của người viễn xứ, gửi về quê hương yêu dấu, niềm tin và hy vọng Dân Chủ Đa Nguyên

 
 
   Văn Học  & Nghệ Thuật
 

Mùa Xuân ( Chợt ) Nhớ Chuyện Mai Sau

Tưởng Năng Tiến

Ở mỗi thời kỳ, mỗi dân tộc sẽ phải cam chịu hay có một số phận xứng đáng với sự lựa chọn và cách sống của họ.

Ngô Thế Vinh

Có lẽ do ảnh huởng khí hậu cũng như thời tiết của mùa Xuân, và v́ - dường như - bữa đó, trong không khí, có thoang thoảng chút hương vị Tết nên tôi uống (chắc) nhiều. Cao hứng tôi cất tiếng ngợi khen một nhà văn thứ dữ, ông Vơ Phiến:

- Cái bài anh viết về những bản thảo cũ của Nhất Linh, đăng trên Thế Kỷ 21 (số tháng 7 năm 2002) đọc hay quá xá. Sao anh minh mẫn, hóm hỉnh và trí nhớ vẫn c̣n tốt quá trời quá đất như vậy - há?

Thỉnh thoảng thăm hỏi và nói với nhau đôi lời chân thành và tử tế - kể cả vào lúc (có hơi) quá chén như thế - vốn không phải là chuyện vẫn thường xẩy ra giữa hai người Việt! Bởi vậy, tôi cứ ngỡ là ôngVơ Phiến sẽ cảm động chết luôn và sẽ mỉm cười (vô cùng) sung sướng.

Tôi lầm. Ổng không cười (cười gượng cũng không luôn); đă thế, c̣n hoá đăm chiêu rồi bỗng dưng coi nghiêm và buồn - thấy rơ:

- Tui đọc cuốn Xóm Cầu Mới của Nhất linh vài chục năm trước, nhiều đoạn bây giờ vẫn c̣n nhớ như in. Nhưng cái đầu của ḿnh bây giờ lạ lắm, nó chỉ linh hoạt khi nghĩ tới những chuyện xa xưa, và hay loay hoay t́m về dĩ văng, chớ không thiết tha ǵ đến tương lai nữa.

Nghe rồi, tôi cũng thấy buồn luôn, và cũng  hoá đăm chiêu, đâu chừng nửa tháng. Ông Vơ Phiến, dù lập gia đ́nh muộn chăng nữa, vẫn dư sức có một thằng con trai út - lóc nhóc cỡ tuổi tôi. Tôi trẻ hơn ổng rất nhiều mà sao cái đầu cũng quyết liệt từ chối không nghĩ tới tương lai nữa. Coi có ghê chớ không chớ? Mà đây không phải chỉ là chuyện riêng của tôi và ông Vơ Phiến đâu nha. In tuồng như là cả dân tộc Việt Nam - bất kể tuổi nào, bất kể đang sống nơi đâu - cũng đều như vậy tuốt!

Cầm thử bất cứ một cuốn đặc san nào đó xuất bản ở hải ngoại mà xem. Khỏi cần coi kỹ, chỉ cần đọc tựa của mấy bài viết không thôi là cũng đủ thấy ngậm ngùi, xót dạ và buồn rầu hết biết: quê xưa - chốn cũ, thầy xưa - trường cũ, chiến trường xưa - đồng đội cũ, người xưa - t́nh cũ, gịng sông xưa - con đ̣ cũ, xóm làng xưa - bè bạn cũ 

Và đó mới chỉ là những nỗi buồn hạng nhẹ, của những người không nặng kư - chỉ tầm tầm cỡ thường dân - những kẻ mà tâm sự có thể giải bầy trong những bài thơ nhỏ, hoặc vài ba trang tùy bút. Những nhân vật quan trọng th́ họ viết nguyên cả một cuốn hồi kư đàng hoàng.

Cuốn nào cũng đều mang nặng cả trời tâm sự. Đôi khi, tâm sự của người này lại đụng chạm đến tâm sự của người kia - hoặc của nhóm người kia - nên sinh ra tùm lum xung đột, hiềm khích, oán thù, tranh chấp rất ồn ào và (thuờng khi) rất không cần thiết!

Đó là chưa kể đến những bài khảo cứu công phu về chuyện xưa tích cũ (liên quan đến nhân vật này, áng văn kia hay những lỗi lầm - trong quá khứ - của tôn giáo này hoặc tôn giáo nọ), cùng với những gịng thơ văn hoài cổ đầy nhóc trong sách báo xuất bản ở hải ngoại.

Một đám người thua cuộc, nhà tan cửa nát, hớt ha hớt hải bỏ của chạy lấy người -  thoát thân, rồi nằm buồn rầu thoi thóp ở một góc trời xa lạ - và cứ ngoái trông về cố lư mà thương nhớ măi bến nước xưa, cây cầu cũ, hay cứ tiếc nuối hoài những ngày tháng an b́nh (hoặc vàng son) đă mất th́ (tưởng) cũng là chuyện b́nh thường thôi chớ? Có ǵ lạ đâu mà kiếm chuyện (cà khịa) nẫy giờ vậy, cha nội?

Ư Trời, đừng nói vậy chớ! Như vậy là gieo tiếng ác và mang tội chết (mẹ) à nha. Tui thiệt t́nh không (bao giờ) dám kiếm chuyện đâm hơi hay châm chọc ǵ ai. Nói t́nh ngay, chả qua v́ sợ dĩ văng của chúng ta quá nặng nề khiến mọi người hoá lề mề (khi xoay trở với hiện tại) và ái ngại khi nghĩ đến tương lai ( nếu không phải là chuyện tương lai của riêng ḿnh) nên tôi thấy có hơi kỳ (và bàn ra ) chút đỉnh - vậy thôi.

Hơn nữa - như đă thưa - cái tâm cảm nước c̣n cau mặt với tang thương, không phải chỉ t́m thấy nơi những kẻ sống ở nước ngoài hay những nguời bại trận. Nhà thơ Nguyễn Duy ( một chiến sĩ và thi sĩ nổi tiếng của phe thắng trận) ghé về thăm quê - sau hơn một thập niên, kể từ ngày đất nước được hoàn toàn giải phóng - cũng đă không nén được bùi ngùi:

Cha ta cầm cuốc trên tay

nhà ta xơ xác hơn ngày xa xưa

lưng c̣ng bạc nắng thâm mưa

bụng nhăn lép kẹp như chưa có ǵ

 (Thanh Hóa - cuối năm Th́n 1988)

Bây giờ là đầu năm Thân, thêm mười sáu năm nữa đă trôi qua. Dân quê Việt

Nam vẫn cứ sống trong những căn nhà xơ xác hơn ngày xa xưa, và vẫn tiếp tục cầm cuốc trên tay- như nông dân của Thời Trung Cổ. Những kẻ sinh sau đẻ muộn, không c̣n đất để cuốc, dắt díu nhau rời bỏ làng quê, lần vào thành phố kiếm ăn.

Họ đi xin (nếu không có máu hay có thân h́nh bán được), hoặc bán sức lao động - dưới mọi h́nh thức - để sống qua ngày. Giản dị nhất là trở thành cửu vạn. Khỏi phải làm đơn, đỡ tốn tiền c̣, không cần hộ khẩu, và cũng chả lo đến lư lịch - kể cả loại lư lịch trích ngang - v́ dân cửu vạn chỉ làø một thứ một thứ phu phen (xuống cấp) của thời đại mới. Họ là những kẻ sống bên lề, lề đường, của xă hội cộng sản Việt Nam.

         Họ đứng ngồi chờ trực suốt ngày (và suốt đêm) để đợi người ới đi làm. Họ sẵn sàng làm tất cả việc nặng nhọc và bẩn thỉu: khuân vác, dọn nhà, dọn vườn, móc cống, vét rănh, thông cầu... Và tiền công th́ hoàn toàn tùy thuộc vào ḷng hảo tâm của người đối diện!

Giảng Vơ, 12 giờ đêm. Đám người lao động ngoại tỉnh, kẻ đứng người nằm la liệt trên suốt hơn 1 km đoạn đường từ đầu ngă tư Cát Linh - Giảng Vơ - Đê La Thành. Thôi th́ đủ quê từ Hà Tây, Thái B́nh, Nam Định nhưng đông hơn cả vẫn là Thanh Hoá Trung b́nh một ngày họ kiếm được từ 15-20 ngàn đồng, rất vất vả. Thông thường mỗi buổi sáng họ thức dậy từ 6h, quấn vải mưa, chăn chiếu dúi vào một góc nào đó để tản ra  'đứng đường' chờ việc. Trưa và tối th́ tạt vào những hàng cơm bụi với mỗi xuất ăn giá khoảng 2.000 đồng, thậm chí những hôm không có ai thuê, đành nhịn.

(Quang Hiệu và Vương Linh, Cửu Vạn Đêm, Lao Động 11/8/2002).

Dễ có đến chừng nửa dân số Việt Nam đang sống (dở) và chết (dở) - như thế - trong những căn nhà xơ xác ở thôn quê, hay trên những vỉa hè ở phố thị. Với họ, khi bàn đến tương lai, có lẽ tất cả sẽ đều nghĩ ngay đến một nắmm xôi - cho buổi sáng sớm mai!

Phần dân chúng c̣n lại ở Việt Nam th́ hẳn là phải có một mức sống khả kham (hoặc khá giả) hơn như vậy. Dù ở thôn quê hay thành thị họ cũng có đủ cơm ăn áo mặc, có nhà cửa (hay cơ ngơi) tử tế. Dự phóng về tương lai của họ, đối với không ít kẻ, đă vượt qua những nhu cầu vật chất cơ bản (như đồng hồ hay xe đạp ) từ lâu. Với những người này - cũng như phần lớn những đồng bào ăn nên làm ra của họ ở nước ngoài - khi nói đến chuyện mai sau, họ có thể nghĩ đến tuốt  cái sân sau (đang trồng cây ăn trái) hoặc mảnh bằng trước mặt của đứa con vừa ( hay sắp) vào đại học. Không ít kẻ c̣n lo xa cả đến một chỗ để nằm,

sau khi tắt thở !

Chung cuộc -xem ra - dường như chỉ có những người đang nắm quyền ở Việt Nam là có khả năng thích ứng với thực tại, và có viễn kiến về tương lai. Sau khi mở cửa với thế giới bên ngoài, chấp nhận luật chơi của kinh tế thị trường, đến khoá họp trung ương đảng kỳ V - từ 18 tháng 2 đến ngày 2 tháng 3 năm 2002 - CSVN đă chính thức cho phép đảng viên được phép làm kinh doanh tư nhân.

Quyết định lột xác biến (cái rẹt) từ cộng sản sang tư sản của họ, tiếc thay, đă không được dân Việt hoan nghênh hayï khích lệ. Không những thế, một công dân hiện đang sống trong nước đă đưa ra một nhận định (vô cùng) khinh thị - như sau:

Như thế là mọi chuyện bất chính, bất luơng, bất hợp pháp nay trở thành danh chính ngôn thuận hết. Cứ việc nhân danh Đảng mà phù phép biến hoá của công thành của riêng, xí nghiệp quốc doanh thành xí nghiệp tư nhân, của tham nhũng hối lộ thành bổng lộc hợp pháp. Một tuyệt chiêu lưu manh vô địch (TTN, Tư Bản Đỏ, Đàn Chim Việt, Sept. 2002:31).

Tuyệt chiêu này cũng không được tán thưởng bởi những người Việt khác, dù họ đang sống ở (tận) nước ngoài:

Đừng để bị huyền hoặc v́ danh xưng "tư sản đỏ". Tư sản không có màu sắc, không có tư sản đỏ và tư sản xanh, chỉ có tư sản kinh doanh trong một nước dân chủ pháp trị lành mạnh và tư sản lưu manh trong một chế độ độc tài tùy tiện. Tư sản đỏ tại Trung Quốc và Việt Nam hiện nay là bọn tư sản lưu manh. Chúng không kinh doanh, chúng bóp nghẹt kinh doanh và làm giàu bằng hối mại quyền thế. Chúng không làm kinh tế thị trường, chúng bóp nghẹt thị trường và làm giàu bằng đặc quyền đặc lợi. Chúng không mưu lợi cho đất nước, chúng cướp đoạt tài nguyên và tiềm năng đất nước để mưu lợi cho riêng chúng. Chúng không cần tài năng dù chúng đứng đầu những công ty lớn, v́ chúng không phải cạnh tranh với ai cả. Chúng không cởi mở và tiến bộ dù chúng đi xe hơi sang trọng và du lịch khắp thế giới. Chúng càng không phải là một chặng đường trong cuộc chuyển hóa về dân chủ, trái lại chúng chống lại cuộc đấu tranh cho dân chủ để giữ nguyên đặc quyền đặc lợi. (Nguyễn Gia Kiểng, Ai Cầm Quyền, Thông Luận, Dec. 2002:06).

Khi mà gần nửa dân tộc chỉ nghĩ được tới nắm xôi, nửa c̣n lại cũng không mấy kẻ nghĩ xa hơn  tô phở  - hay bún ḅ hoặc hủ tíu  ǵ đó - và những người lănh đạo đất nước lại là những kẻ lưu manh vô địch, chỉ chăm chăm  cướp đoạt tài nguyên và tiềm năng đất nước để chỉ mưu lợi riêng cho chúng th́ chuyện non sông (gấm vóc) kể như là  rồi - chớ c̣n (khỉ) gỉ nữa?

Vậy mà vẫn c̣n có một  nhúm người - có tên là Nhóm Bạn Cửu Long, http://mekongriver.org - cứ băn khoăn măi về sinh mệnh của một ḍng sông. Theo họ:  Cửu Long Cạn Ḍng (là) Biển Đông Dậy Sóng. Đây cũng là tên tác phẩm mới nhất của nhà văn Ngô Thế Vinh, đă được nhà Văn Nghệ (Hoa Kỳ) tái bản hồi đầu năm 2002.

         Khi trả lời phỏng vấn của Tập San Hợp Lưu (số 56, tháng 12/2000 & 1 năm 2001 - do Nguyễn Mạnh Trinh thực hiện) Ngô Thế Vinh đă bầy tỏ sự quan ngại về t́nh trạng toàn vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long có nguy cơ bị tràn ngập bởi nước mặn, với hậu quả là vĩnh viễn chẳng c̣n đâu một nền Văn Minh Miệt Vườn và cũng không c̣n đâu vựa lúa để nuôi sống ngót 100 triệu dân của cả nước.

Nếu 'cả nuớc - từ trong ra ngoài - chỉ quay đầu nh́n về dĩ văng (để nuối tiếc hay hậm hực) hoặc chỉ cúi đầu (v́ bận kiếm ăn hay v́ sợ bị ở tù), và trọn gói non sông mang giao cho những kẻ lưu manh - những kẻ đủ nhẫn tâm để tháo cạn nước của một gịng sông và đốt cháy nguyên một khu rừng, khi cần vài con cá nướng trui cho bữa ăn chiều trong gia đ́nh họ - th́ hiểm họa đang đe doạ ḍng sinh mệnh của cả dân tộc Việt, chứ đâu có riêng chi một ḍng sông.

Nói chuyện tương lai, giữa những mùa xuân ly loạn, đă không có ǵ vui mà (dám) c̣n làm cho không ít người buồn. Nếu lỡ như vậy th́ tôi mong được sự bao dung và độ lượng của toàn thể đồng bào trong ba ngày Tết. Nếu không có Tết, và không có rượu,  bà nội mẹ tui cũng không dám làm mích ḷng - cùng lúc - cả đống người như thế! 

Tưởng Năng Tiến

 

Trang Nhà  :

 

Tiếp nhận thư tín :