Sóng Thần

Sóng Thần tiếng nói của người viễn xứ, gửi về quê hương yêu dấu, niềm tin và hy vọng Dân Chủ Đa Nguyên

 
 
   Văn Học  & Nghệ Thuật
 

Ư Thức Nhân Bản Trongn Chương Xuân

Nguyễn Thanh Liêm  

Phi Lộ: Xuân Vũ tên thật là Bùi Minh Triết sinh ngày 19-3-1930 tại làng Hương Mỹ, quận Mỏ Cày, tĩnh Bến Tre. Thân phụ là cụ Bùi Văn Hai, giáo chức, có sáng tác cả ngàn bài thơ Đường luật nhưng không có phổ biến. Lúc nhỏ học trường Tiểu học Mỏ Cày, rồi vào Collège Le Myre De Vilers. Năm 1945 ông bỏ học đi theo Kháng Chiến, vào chiến khu U-Minh làm phóng viên cho tờ “Tiếng Súng Kháng Địch” của Khu 9. Năm 1955 ông tập kết ra Bắc làm biên tập viên cho báo “Văn Nghệ.”. Sau một thời gian sống ở Hà Nội, ông rất thất vọng với chế độ Cộng Sản do Hồ Chí Minh và các đồng chí của ông lănh đạo. Xuân Vũ nhiều lần t́m cách trốn về Nam nhưng lần nào cũng thất bại. Măi đến năm 1965 ông mới có cơ hội chánh thức xin về Nam để nghiên cứu phong trào Đồng Khởi tại tĩnh nhà (Bến Tre). Ông được chính quyền Hà Nội chấp thuận cho đi B (tức là vượt Trường Sơn đi vô Nam). Ông phải mất hai năm gian nan nguy hiểm trên đường Trường Sơn mới vào được tới chiến khu D ở Tây Ninh vào năm 1967. Năm sau ông quyết định trở về với chế độ tự do. Ông ra tŕnh diện với chính quyền tĩnh Bến Tre, được đưa về Sài G̣n phục vụ trong Bộ Chiêu Hồi, với chức vụ Phó Giám Đốc Nha Chiêu Hồi. Quyển hồi kư nổi tiếng của ông, quyền “Đường Đi Không Đến,” được ra đời trong năm 1971 và được giải thưởng Văn Học Nghệ Thuật Quốc Gia (1972-1973).

Năm 1975 gia đ́nh ông sang định cư ở Corpus Christi, Texas. Ông phải làm lụng vất vả đủ nghề để nuôi sống gia đ́nh. Năm 1987 ông dời về San Antonio (Texas). Khi việc gia đ́nh tạm ổn định ông bắt đầu viết lại, và viết rất hăng say. Tính đến cuối năm 2003 ông đă hoàn tất 78 tác phẩm. Từ tháng 9 năm 2003 ông bắt đầu bị đau, phải đi lộc thận. Tháng 11/2003 ông phải giải phẫu tim. Bệnh biến chứng sau đó, và cuối cùng ông mất hồi 2:22 phút chiếu ngày 1-1-2004, hưởng thọ 73 tuổi, để lại một vợ 5 con. 

***

Đầu năm 2004 một hung tin đă đến với các văn nghệ sĩ và một số không nhỏ đồng bào Việt Nam hải ngọai: nhà văn Xuân Vũ đă từ trần. Tin này được phổ biến nhanh chóng và rộng rải. Không biết bao nhiêu bài vở được đăng trên các báo chí nói về nhà văn nổi tiếng này. Riêng tờ “Tự Do” số 372 (từ ngày 14-02-04 đến ngày 27-02-04) đă dành hơn 100 trang (từ trang 110 đến hết trang 223) đăng bài nói về Xuân Vũ của hơn mười văn thi sĩ nổi tiếng như Xuân Tước, Hồ Trường An, Hải Bằng, Thanh Thương Hoàng, Hà Thượng Nhân ...Bài nào cũng rất có giá trị, cũng đều nói lên sự nghiệp văn chương sáng chói cũng như con người đáng thương, đáng kính, và đáng quư của nhà văn quá cố. Các tác giả ở đây là những người đă từng thân thiết và biết rơ Xuân Vũ. Bài vở của họ cho chúng ta nhiều chi tiết rất đặc biệt về con người và sự nghiệp của nhà văn.

Điểm nổi bật trước nhất là sức viết và khối lượng tác phẩm khổng lồ của ông. Trước 1975 tác phẩm của ông không có ǵ đáng kể về phương diện số lượng. Những năm đầu tiên trên đất Mỹ, v́ bận làm việc nuôi thân và gia đ́nh, ông cũng không viết được ǵ nhiều. Nhưng, “sau một số năm làm việc “ra tiền” nhưng không “ra chữ” kia, Anh (Xuân Vũ) đă quay lại bàn giấy để chuyên tâm trở lại cái nghiệp của ḿnh.” (Trương Anh Thụy, Tự Do Bi-weekly, số 372, tr. 192.). Thầy Đồ Họ Tăng đă rất ngạc nhiên về sự quay trở về nghề viết này của Xuân Vũ. Thầy Đồ đă có lần nghĩ một cách sai lầm là “anh chàng lănh giải thưởng của “hai chế độ thù nghịch này” sẽ không chung t́nh với nàng văn chương nữa đâu.” Nhưng Thầy Đồ thú nhận rằng:”đồ tôi đă lầm, Xuân Vũ dọn về San Antonio, anh lại viết khỏe hơn, liên tiếp những tác phẩm đánh lớn và ăn khách xuất hiện.” (Thầy Đồ Họ Tăng: Xuân Vũ, giơ cao cây viết tới những ngày cuối, bài chưa đăng). 

Ông Lê Tùng Minh trong bài “Xuân Vũ, Một Ngôi Sao Văn Học Đă Tắt,” cho biết nhà văn này “có sức sáng tác khác thường! Chỉ trong ṿng 8 năm gần đây (1996-2003), mỗi năm nhà văn tuổi 70 này đă cho ra đời trung b́nh là 4 tác phẩm, với khoảng trên dưới 1,000 trang...” (nt., tr.152).

Cũng Trương Anh Thụy, nói về sức sáng tác và số lượng tác phẩm lớn lao của Xuân Vũ, viết: “ Anh đánh Đông, chinh Tây, viết ào ạt, viết đủ thứ... Anh đều đặn có mặt trên khoảng 20-30 tờ báo hải ngoại...Theo như một ước tính, có lẽ c̣n chưa kể các bản thảo hay những tác phẩm chưa hoàn tất, tổng tác phẩm của Anh cho đến nay đă lên tới 75 nhan sách, truyện ngắn, truyện dài, truyện vừa, truyện trường thiên, rồi hồi kư, biên khảo...” (nt. , tr. 192).

Và theo Mặc Bích th́ “Gần 100 cuốn sách (nếu kể cả sách đang in hay sắp in). Người đọc có hiểu được bao nhiêu tơ mà tầm đă rút ruột nhả ra? Làm việc suốt ngày với trí tuệ, không chỉ cần mẫn mà c̣n say mê.” (nt., tr.112).

 Nhận xét của Nguyễn Thị Thanh B́nh về sức viết Xuân Vũ là “Ông lúc nào cũng thấy như ḿnh không c̣n nhiều thời gian để viết. Viết, viết, và viết, như thể ông vẫn c̣n quá nhiều điều để nói mà vẫn chưa nói hết.” (nt., tr. 180).

Những nhận xét được trích dẫn trên đây cũng đă được chính Xuân Vũ xác nhận trong bài tựa cho quyển Tự Vị Thế Kỷ (xuất bản 1990) của ông: “Tôi hiện nay tạm đủ sống, tôi bỏ mọi việc làm để chỉ viết mà thôi, viết bằng tay phải và tay trái chứ không chỉ viết bằng tay trái như năm năm đầu tị nạn bận lo cơm áo nữa...Chưa bao giờ tôi thấy tiếc th́ giờ như bây giờ. Và cũng chưa bao giờ tôi thấy tôi thích cái thằng tôi như bây giờ.” (tr. VI-VII).

Ông chưa bao giờ thích “cái thằng tôi như bây giờ” v́ bây giờ ông được để hết th́ giờ vào việc viết lách, và có tất cả tự do để viết ra những ǵ ông muốn viết. Có điều là những ǵ ông muốn viết ra thật quá nhiều, nhiều đến đổi ông sợ không có đủ th́ giờ để viết mặc dù ông có thói quen viết thật nhanh. Ông tiếc th́ giờ là vậy. Nhưng những điều ông muốn viết ra là những ǵ? Đó là những ǵ ông đă đụng chạm, đă chứng kiến, đă thu nhập vào nội tâm, đă nghiền ngẫm suy tư, đă ghi sâu vào kư ức, đó là tất cả những ǵ đă diễn ra trước đôi mắt nhân chứng trong cuộc sống của ông, một cuộc sống thật là rộng rải, thật là phong phú. Đây không phải là cuộc sống yên ấm, chật hẹp trong nhung lụa, suôn sẻ hưởng một nền giáo dục kinh viện, kết thúc với những bằng cấp thật cao, rồi cưới vợ giàu có đẹp đẻ, chiếm địa vị nào đó trong xă hội yên b́nh, sống một đời dư dảsung sướng hạnh phúc. T́nh thế của đất nước từ năm 1945 đă không để yên cho ông đi học hết trung học. Ông đă phải bỏ học về quê Bến Tre, tham gia phong trào cứu quốc. Ông đă ư thức được ḷng yêu nước, và ư thức về sự dấn thân vào những hoạt động hữu ích cho quốc gia. Trong thời gian đi kháng chiến ở trong Nam, cũng như những tháng ngày tập kết ngoài miền Bắc ông đă học được rất nhiều, không phải là những bài học ở học đường nhưng là những bài học quư giá hơn ở ngoài đời. Là người rất thông minh, lại đóng vai tṛ một nhà văn, một phóng viên của tờ “Tiếng Súng Kháng Địch” thuộc Khu IX kháng chiến, ông có cơ hội tiếp xúc với hầu hết những nhân vật quan trọng, đầu năo của công cuộc kháng chiến chống Pháp. Lúc tập kết ra Bắc cái thông minh giúp ông tạo điều kiện để gặp gỡ giới văn nghệ sĩ miền Bắc, để hỏi han, để t́m hiểu, để suy tư. Ông đọc rất nhiều sách, nhiều tài liệu về văn chương, về tư tuỏng, của những nhà văn, nhà thơ nổi tiếng ở trong nước cũng như ở ngoại quốc. Phải nói là ông biết quá nhiều về quê hương ông, về xă hội Việt Nam, miền Nam cũng như miền Bắc, và công cuộc kháng chiến oai hùng của những người đứng lên chống Pháp lúc ban đầu. Ông cũng biết quá nhiều về những nhân vật quan trọng lănh đạo công cuộc kháng chiến về sau. Nhưng cái biết nhiều nhất và nguy hiểm nhất của ông là những bí ẩn, những âm mưu thầm kín, những giả dối lừa bịp, những tham tàn nhơ nhuốc của những kẻ cầm đầu cuộc Cách Mạng, cũng như những giáo điều cùng chế độ cộng sản, và xă hội chủ nghĩa mà ông thường mỉa mai bằng danh từ xă nghĩa. Kho kiến thức đó là kho tài liệu vô cùng phong phú để cho ông viết ra liên miên hết quyển này đến quyển khác. Mở đầu truyện ngắn “Tự Vị Thế Kỷ” ông viết: “Từ mười năm qua tôi chỉ có một đích ngắm. Viết tất cả những ǵ tôi biết về Cộng Sản Hà Nội ra thành chữ để ai muốn đọc th́ đọc. Tập Truyện Tự Vị Thế Kỷ này là quyển thứ sáu tôi viết về Cộng sản...Viết những truyện này tôi có ư định mô tả bản chất và mặt mũi Cộng sản, không phải chung chung mà bằng xương bằng thịt, có tên có tuổi.”(Tựa Tự Vị Thế Kỷ).

Với ông người cộng sản cũng như chủ nghĩa cộng sản không có ǵ đáng phục, đáng đi theo. Nó chỉ là một cái ṿng lẩn quẩn. “Dùng sức dân để Phá Ngục Bastille để xây ngục Bastille khác to và kiên cố hơn để nhốt dân. Đó là Cộng sản.” (Tựa Tự Vị Thế Kỷ). Ngục Bastille của Pháp thời quân chủ tượng trưng cho quyền độc đoán của nhà vua, cho sự áp bức người dân, sự đày đọa người dân trong dốt nát, khốn khổ, bần cùng, bắt họ phải phục vụ cho giới thượng lưu quyền thế. Ư nghĩa của sự phá ngục Bastille là lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế. Tưởng người dân sẽ được giải phóng khỏi sự áp bức của chế độ độc tài bất công và bất nhân, nhưng mà không. Cộng sản chỉ đập phá, lật đổù chế độ chuyên chế của nhà vua để thay thế bằng một chế độ chuyên chế, độc tài khác gớm ghê hơn nữa của chế độ cộng sản. Nhiều tác phẩm của Xuân Vũ được sáng tạo với chủ đích vạch trần những sự chuyên chính độc tài của Cộng sản Hà Nội, cũng như những thủ đoạn lưu manh tham tàn của những người lănh đạo chế độ phi nhân này. Ông viết : “Nhiều nhà văn, nhà chính trị, nhà trí thức và người thường – không nhà ǵ cả – cho rằng cộng sản là loại người không tim, không có nhân tính. Tôi đồng ư hoàn toàn. Nhưng chúng giỏi che dấu và giỏi lừa bịp. Cho nên con quỉ khát máu mang bộ mặt người vẫn sống chung được với loài người thậm chí c̣n được loài người tin yêu mới lạ chứ.” (Tựa Tự Vị Thế Kỷ).

Xă hội Cộng sản Việt Nam đă được Xuân Vũ vẽ ra trong hai bức tranh thật sống động, khác nhau nhưng tiếp nối lẫn nhau. Bức tranh thứ nhất là bức tranh của xă hội Việt Nam dưới chế độ Cộng sản Hồ Chí Minh trước năm 1975. Quyển “Sông Nước Hậu Giang” và một số các truyện ngắn trong “Con Người Vốn Quư Nhất” và “Tự Vị Thế Kỷ” của ông đă góp phần vẽ nên bức tranh này. Đặc biệt nhất là bộ hồi kư năm quyển (Đường Đi Không Đến, Xương Trắng Trường Sơn, Mạng Người Lá Rụng, Đến Mà Không Đến, và Đồng Bằng Gai Gốc) mật thiết liên hệ tới bức tranh Cộng sản Việt Nam trước 1975. (Những quyển hồi kư này, nhất là quyển Đường Đi Không Đến) có giá trị đặc biệt mà tôi sẽ đề cập đến ở phần sau.

Bức tranh thứ hai vẽ lên xă hội Việt Nam sau khi bị Cộng sản thống trị từ Bắc chí Nam sau ngày 30 tháng tư 1975. Tác phẩm “Đỏ Và Vàng”, và nhiều truyện ngắn trong “Thiên Đàng Treo Đứt Giây” và nhiều tác phẩm khác của ông đă góp phần xây dựng bức tranh thứ hai này.

Ta hăy nh́n vào bức tranh thứ nhất trước. Ngay từ lúc công cuộc kháng chiến c̣n dở dang mà những tệ hại của chủ trương nhuộm đỏ phong trào tranh đấu cũng như những xấu xa đen tối của những người lănh đạo Cộng sản cũng đă thể hiện rồi. “Sông Nước Hậu Giang” cho thấy rơ bộ mặt thật của Cộng sản và những kẻ mặt người ḷng thú do Hồ Chí Minh gởi từ ngoài Bắc vào Nam đóng vai tṛ lănh đạo kháng chiến ở vùng này. Đây là một quyển tiểu thuyết kể những sinh hoạt của một số cơ quan trong khu IX mà nhân vật chính là anh Quang, một thanh niên có chút tŕnh độ học vấn trung học nhưng đă bỏ học đi theo kháng chiến. Anh phục vụ trong một cơ sở ấn loát và sau đó làm phóng viên cho tờ “Tiếng Súng Kháng Địch”, tờ báo của Khu IX Kháng Chiến. Nhân vật này mang tên tiểu thuyết là Quang nhưng có lẽ tên thật của anh ta ở ngoài đời là Xuân Vũ. Quang có cơ hội biết rơ chủ trương nhuộm đỏ kháng chiến của Hồ Chí Minh như thế nào, việc thanh toán các đảng phái khác như thế nào cũng như nhiều hạng người từ hạng thật cao đến hạng cùng đinh, từ các nhà trí thức thật lớn đến những kẻ dốt đặt không đọc được một chữ nào. Quang có cơ hội làm quen với họ, chơi thân với họ, biết rơ chuyện ǵ xảy ra trong đời họ. “Sông Nước Hậu Giang” cho thấy trong hàng ngũ kháng chiến có nhiều hạng người: có những người đi kháng chiến là đi theo tiếng gọi của non sông khi tổ quốc lâm nguy. Họ chỉ biết làm bổn phận công dân khi sơn hà nguy biến, không nghĩ ǵ đến địa vị, đảng phái. Có lẽ Quang, Tú Anh, và nhiều trí thức miền Nam khác trong truyện là những người thuộc nhóm này. Bên cạnh đó cũng có những người kháng chiến khác xem cộng sản là lư tưởng cứu nguy tổ quốc và nhân loại. Những người này, ngoài ư thức phụng sự dân tộc, c̣n muốn gia nhập đảng cộng sản để tranh đấu hữu hiệu hơn. Họ có thể có một số cũng thuộc thành phần trí thức, địa chủ ở miền Nam. Hạng người thứ ba là hạng kháng chiến thuộc thành phần bần cố nông hay trung nông, và đây là thành phần quyết chí vô đảng cộng sản cho bằng được. Đây là thành phần được gọi là “tiến bộ” theo nghĩa của Cộng sản. Sự phân biệt các thành phần , gần như là kỳ thị giai cấp này, đưa đến hậu quả tai hại là:

những người làm bí thư chi bộ CS đều là thành phần cơ bản, tức là bần cố nông. Do đó những người tiến bộ thường là bần cố nông. Công tác của họ là chèo xuồng, liên lạc, sản xuất, gửi giấy tờ chớ không làm nổi các việc văn hóa như đánh máy hoặc làm trưởng, phó cơ quan. V́ vậy có sự chèo ngoe là trưởng cơ quan chuyên môn luôn luôn là trí thức, c̣n bí thư chi bộ th́ lại là bần cố! Trưởng cơ quan là người ngoài đảng khi muốn làm việc ǵ thuộc nội bộ lại phải có sự đồng ư của bí thư chi bộ. Muốn thi hành kỷ luật một nhân viên đảng viên, vị trưởng cơ quan phải thỉnh ư bí thư chi bộ chớ không dám quyết định một ḿnh... Chi bộ là một thứ tổ chức nằm trong tổ chức, một thứ cơ quan nằm trong cơ quan, đôi khi lại chỉ huy ngược lại cơ quan và thủ trưởng của ḿnh. Đó gọi là đảng lănh đạo.” T́nh trạng đặc biệt này đưa đến sự xung đột gay go giữa những giai cấp với nhau. Sự kỳ thị, xung đột c̣n nguy hiểm, tệ hại hơn nữa là sự tranh chấp, thanh toán nhau giữa các đảng phái chính trị, như sự xung đột đỏ xanh và sự thanh toán nhau giữa hai đảng Đỏ là cộng sản, và đảng Xanh là dân chủ. “Đỏ và Xanh là hai đồng chí cùng kháng chiến phục vụ dân tộc, nhưng đỏ lại lộng quyền và có tham vọng thanh toán đám xanh để nắm toàn bộ quyền hành...CS kết nạp th́ DC cũng kết nạp. Nhưng về sau, CS thấy DC gây được ảnh hưởng lớn nên sợ hải, bèn t́m cách thanh toán DC.” (Sông Nước Hậu Giang, tr. 140-141).

Trong mưu đồ nhuộm đỏ và thống lănh phong trào kháng chiến, HCM gởi những cán bộ CS cao cấp, những người thân cận với ông ta, vào Nam t́m cách thay thế thành phần lănh đạo phong trào tranh đấu trong Nam dù họ có bao nhiêu công lao đối với kháng chiến đi nữa. Đây là sự chứng kiến của Quang:

“Quang đă về cơ quan mới... Cơ quan mới là ban Tuyên Huấn của Pḥng Chính Trị Phân Liên Khu miền Tây. Từ ngày phái đoàn trung ương vào, các cơ quan quân đội trong chiến khu IX đều thay đổi từ tổ chức đến người chỉ huy. Tất cả những cấp chỉ huy khu gốc người Nam Bộ đều được đặt vào chức vụ khác hoặc không có ghế ngồi. V́ bất tài, kém đức (!?) hay v́ ǵ khác để người ngoài trung ương vô tha hồ chia chiếu và xôi thịt.

(Măi về sau khi tập kết ra Bắc, nh́n thấy thành phần trong chính phủ Hà Nội, Quang mới nhỡ lẽ ra là cuộc kháng chiến này là một tṛ bịp vĩ đại của cụ Hồ. Khi cần đưa ra đỡ đạn cà nông và chặn xe tăng Pháp th́ họ kêu dân Thành Đồng Tổ Quốc nhào ra. Khi kháng chiến thành công rồi, mâm cỗ dọn lên, cụ Hồ cùng các cháu Trung và Bắc Kỳ vuốt râu chạm cốc, dân Nam Kỳ chun dưới đít ván chực xương. Đéo có mặt nào ngồi được cái ghế kha khá. Sáng mắt chưa dân Thành Đồng Tổ C̣?)(SNHG, tr.297-298).

Sau đây là một số các trường hợp cụ thể: “... Tư lệnh Phân Liên Khu miền Tây là tướng hô Dương Quốc Chính, chính ủy là Lê Đức Thọ kiêm Tư lệnh kiêm luôn chính ủy Liên khu Nam Bộ (Thọ thay Lê Duẩn trong chức Bí thư Trung ương Cục sau này), với tên mắt lươn Đinh Ngọc Thủy làm Trưởng Pḥng Chính Trị (Sau này ra Hà Nội, Thủy được giao cho làmTrưởng phái đoàn Việt Nam đi triển lăm thành tích nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Ḥa ở các nước Đông Âu XHCN và Liên Xô. Tại Bucarest, Thủy quơ ẩu cô bé đoàn viên Thanh Niên cộng sản bị cô đồng chí phản đối báo cáo lên đại sứ quán VN. Thủy xấu hổ nhảy lầu tự vận nhưng không chết). Bộ Tư Lệnh Phân Liên Khu miền Đông gồm có Tư lệnh Trần Văn Trà, chánh ủy Phan trọng Tuệ. Các nhân vật trụ cốt gốc Nam Bộ được đẩy êm về vườn xúc tép cắm câu cá tra. Trương văn Giàu (không phải Trần văn Giàu) văng luôn hai chức Tư lệnh khu 8 rồi khu 9. Nguyễn văn Trấn đi Tây không về. Trịnh Khánh Vàng đáo nhậm Sài G̣n. Huỳnh văn Nghệ Tô Kư về làm tỉnh đội trưởng Thủ Biên và Bà Chợ (Bà Rịa, Chợ Lớn). Nguyễn văn Sa chính trị viên Trung đoàn Tây Đô về làm tỉnh đội trưởng Bạc Liêu ăn hút dưỡng lăo đả đời. Hoàng Thế Thiện (Bí thư Vơ Đại Tướng!?) thay Sa trong chức chính ủy. Tất cả chính trị viên đều do tỉnh ủy nắm. Như vậy Trung ương đă hạ bệ Nam Bộ một cách êm ru. Đám cán ngáo Nam kỳ tha hồ chửi lên cụ Hồ chơi đểu. Thằng nào dám chửi công khai sẽ có trại giáo hóa chào đón. Cán bộ tiểu đoàn vô nghỉ mát ở đây cũng nhiều. Hoàng Thọ bị Lê Duẩn mạo thơ Nguyễn B́nh rồi đem đi thủ tiêu ở Cạnh Đền vào thời điểm này. Phi Líp, Phi Hùng, hai cán bộ tiểu đoàn trật quần trước mặt chính ủy Hoàng Dư Khương bị đưa vô trại giáo hóa rồi biệt tích. Kháng chiến thật diệu kỳ cho ai và chẳng diệu kỳ cho ai?) (SNHG, tr. 304-305).

Trên đây là một số trường hợp cho thấy mưu đồ xăm chiếm độc quyền phong trào kháng chiến toàn quốc của cộng sản Bắc Việt. Nhưng bên cạnh mưu đồ lớn lao kia cái tồi tệ nhất là cảnh các ông to cộng sản Bắc Việt âm mưu độc ác chiếm đoạt cho được người phụ nữ trẻ đẹp con nhà gia giáo giàu có ở miền Nam bằng mọi cách kể cả việc chia uyên rẻ thúy, đưa người yêu/vị hôn thê hay ông chồng đi vào chỗ chết để dễ dàng thực hiện ư đồ đen tối của ḿnh. Dùng tiền của, quyền thế dụ dỗ, bức hiếp phụ nữ tuổi đáng con cháu ḿnh để thỏa măn thú tính, điều này không thiếu ở những cán bộ chỉ huy Cộng sản trong “Sông Nước Hậu Giang.” Những tội ác dâm ô, thác loạn của các lănh tụ và các cán bộ cao cấp Cộng sản được phơi bày đầy dẫy trong các tác phẩm của Xuân Vũ, ngoài quyển tiểu thuyết vừa kể. Ngoài ra c̣n có những chuyện hết sức ghê tởm chỉ có trong thế giới Cộng sản của Hồ Chí Minh cũng được tác giả ghi ra, như chuyện một cô gái c̣n trẻ bị một cán bộ lớn tuổi áp bức làm t́nh với ông ta trên vơng làm cho chiếc vơng không chịu đựng nổi sức nặng của hay người vùng vẫy đă phải đứt ngang làm cho cả hai người té từ trên cao xuống những ḥn đá lơm chỏm của Trường Sơn. V́ cô gái nằm dưới cho nên lưng cô bị một ḥn đá nhọn đâm lủng lưng găy xương sống, nằm yên một chỗ, không cựa quây được. Sau 3 ngày khổ sở, không thuốc men, cô này chết trong đau thương. Chi tiết này được ghi trong “Đường Đi Không Đến” và sau này được viết lại thành truyện ngắn “Lại Vốn Quư Nhất” trong quyển “Con Người Vốn Quư Nhất.” Cũng trong “Con Người Vốn Quư Nhất” c̣n có câu chuyện kinh tởm hơn mà không ai có thể tưởng tượng được.

Đó là chuyện “Hạnh Ngộ Bọt Bèo” do một tên tù cộng sản kể về việc anh ta đă từng phục vụ trên một chiếc tàu chuyên đi từ Bắc vào Nam chở các thương binh cộng sản, nói dối là đưa ra tàu Liên Sô chũa bệnh, nhưng khi tàu ra biễn khơi th́ được lệnh quăng hết tất cả thương bệnh binh xuống biển. 

Bức tranh thứ hai của Xuân Vũ cũng cung cấp nhiều chi tiết mà tác giả cho là “ly kỳ, quá sức hấp dẫn, quá sức tưởng tượng... những chi tiết không thể thấy ở đâu ngoài Việt Nam, những chi tiết không một nhà văn nào tưởng tượng nỗi... Sau đây là những chi tiết, chỉ liếc qua đă kinh tâm tán đởm. Mười cây cho một đầu người, trẻ con nữa giá. Một năm tám ngàn người được cho vượt biên – Thu: 300 triệu đô la – 600 bgàn lạng vàng – 30,000 lạng vàng,v.v... Vàng ở đâu mà nhiều đến thế? Đó là của những người “làm tất cả để được bỏ nước ra đi.” Và nhờ buôn những công dân của nước ḿnh mà nhà nước xă hội chủ nghĩa Việt Nam, qua tay của những cán bộ có 30-35 tuổi đảng, đă thu lợi đến mức đó...” (Tựa Đỏ Và Vàng) . Tác phẩm Đỏ Và Vàng vạch trần tất cả mánh khóe vơ vét, làm tiền của chủ nghĩa xă hội, của chính phủ cộng sản và cán bộ các cấp trong việc bán tích kết vượt biên. Kế hoạch cho vượt biên lấy tiền được nghiên cứu, chuẩn bị và thi hành như thế nào, ác độc ra sao, thu vào được bao nhiêu... những chi tiết kinh khủng này được Xuân Vũ mô tả khá đầy đủ trong tác phẩm này. Giá qui định của Trung Ương là từ bảy đến mười lạng vàng, nhưng cán bộ có thể tùy ư tăng lên, đó là chưa kể các khoản trà nước khác không có trong “kế hoạch.” Tác phẩm cho thấy cán bộ thi hành kế sách đă thu hoạch được cho cá nhân và gia đ́nh một sự sản đồ sộ. Làm tiền công khai, trắng trợn, không bao lâu cán bộ và cấp lănh đạo giàu to, và xài tiền như nước. Sau đây là một phút phản tĩnh của một cán bộ thi hành chính sách làm tiền này:

“Cách mạng là ǵ? Câu hỏi đó đă được trả lời rơ ràng nhất sau khi cách mạng thành công. Khi đang tiến hành th́ cách mạng thật cao cả, nhưng khi thành công rồi th́ ḷi bộ mặt gian trá, đê tiện và sát nhân. Khi mới bắt đầu đi theo cách mạng th́ thằng này cũng như mọi người, hăm hở tự hào biết bao nhiêu. Nhưng khi cách mạng thành công rồi lại nản chí vô cùng. Lắm lúc nghe người dân bảo: “Đừng có cách mạng phải tốt hơn không?” – Hai Khiết nghĩ lan man, lan man.

Nhiều khi Hai Khiết hối hận v́ đă ăn hối lộ, đă gian dâm, đă lấy công quỹ xài như nước, đă bắt dân để tống tiền, thậm chí giết oan nhiều người, nhưng với cách mạng ngày nay đó là sự b́nh thường. Không ăn hối lộ tiền đâu trác táng, không nạy công quỹ lấy đâu bịt mồm em út, không bốc lột nhân dân lấy đâu đấm mỏm các anh lớn. Anh lớn không phải là thần thánh, anh lớn ham xe hơi, nhà đẹp và quơ vợ bé vợ mọn hơn cả em út.

Hai Khiết không thể làm một cây sen trong hồ mà chỉ là một mớ bùn trong cái băi bùn dưới gốc cây sen.” (Đỏ Và Vàng, tr. 150-151).

Trong khi đó th́ người dân sau khi bị bốc lột đến tận xương tủy, phải sống một đời không một chút giá trị của con người. Chuyện Bố C̣i trong “Con Người Vốn Quư Nhất” có thể tiêu biểu cho cảnh khốn khổ tột cùng của con người dưới chế độ cộng sản phi nhân Hà Nội.

Tựa quyển Tự Vị Thế Kỷ tác giả viết: Kỳ Cục là cảm giác đầu tiên của tôi đối với Cộng sản... Bây giờ lưu vong. Đứng xa Cộng sản một vạn cây số, và sống trên một nước Tự do, tôi thấy Cộng sản càng Kỳ Cục.” Và cái kỳ cục đó đă được Xuân Vũ đưa vào Tự Vị Thế Kỷ của ông. Ông bảo: “Tên sách nghe có hơi khô khan, nhưng khi vở vào trong bạn sẽ bắt gặp nào bộ mặt tổng bí bị mèo quào, nào ủy viên bộ chính trị o gái bị gái mắng, nào giảng viên trường Nguyễn Ái Quốc nhảy lầu tự vận v́ muốn chạy tôi dâm ô, nào chánh ủy giật vợ thuộc cấp, nào đại tướng mê nhạc tím nhạc vàng, nào chính trị viên đi bia nhộng, nào đồng chí cuỗm vợ đồng chí, nào thí sinh nham nhỡ,vv... Cả một quyển Tự Vị sống mà mỗi một trang sách như một trang tự vị để bạn đọc có thể tra cứu về Cộng sản: tàn bạo, vô luân, xảo quyệt, dâm ô, lưu manh, rởm, đểu, vv...” (Tựa Tự Vị Thế Kỷ).

V́ cái kỳ cục đó mà Xuân Vũ thấy không thể nào sống được trong chế độ cộng sản Hà Nội. Ông xin về Nam sau khi tập kết được một năm. Xin về không được th́ ông t́m cách trốn đi. Nhưng trốn cũng không được thành ra ông lại phải ở lại xă hội cộng sản Bắc Việt thêm một thời gian nữa. Ông lại có nhiều cơ hội để biết rơ thêm về “xă nghĩa,” về “triều đ́nh nhà Hồ, ” và nhất là cái “không c̣n nhân tính của người cộng sản.” Sau cùng ông cũng được cho “đi B” tức là về Nam để nghiên cứu viết về chiến dịch Đồng Khởi. Hành tŕnh về phương Nam của ông được ghi lại khá chi tiết trong bộ hồi kư năm quyển của ông (Đường Đi Không Đến, Xương Trắng Trường Sơn, Mạng Người Lá Rụng, Đến Mà Không Đến, và Đồng Bằng Gay Gốc). Trừ Đường Đi Không Đến được viết trong khoảng 1971-72, các tác phẩm khác chỉ được viết sau này khi tác giả đă định cư ở Mỹ.

“Đồng Bằng Gai Gốc” là quyển thứ năm trong bộ hồi kư năm quyển này. Con đường về Nam là con đường núi rừng hiểm trở, nguy nan, chết chốc, mà cảnh “Mạng Người Lá Rụng”, và “Xương Trắng Trường Sơn” là h́nh ảnh nổi bật nhất trong kư ức của người chiến sĩ này. “Đồng Bằng Gai Gốc” là giai đoạn cuối cùng của con đường về Nam. Về đây Xuân Vũ được nh́n thấy lại quê hương Mỏ Cày ở tĩnh Bến Tre, và bà ngoại cùng những người thân khác trong gia đ́nh tác giả. Về được quê hương, sống bên cạnh những người thân, nhưng ḷng không quên được cái hăi hùng của những ngày tập kết ra Bắc. Xuân Vũ kể:

“Câu chuyện bất ngờ đưa tôi vào cái hố đau thương của dân Nam Bộ mù quáng: “Tập Kết”. Tập kết là thắng lợi của riêng Trung Ương Đảng chớ không phải của dân Việt Nam càng không phải của dân Nam Bộ. Ngược lại, đối với dân Nam Bộ là một sự phủ phàng, một sự tàn bạo, một sự lừa gạt ngọt ngào.

Tiểu Đoàn Trưởng Lê Thanh Nhàn, tức Nhàn Râu là một anh hùng dân tộc. Anh là con trai độc nhất của một ông Hội Đồng, anh có bằng Tú Tài, biết làm thơ và vẻ tranh. Đầu kháng chiến anh đứng ra chiêu tập dân làng và tiến tới thành lập bộ đội vơ trang, sau này trở thành Tiểu Đoàn Chủ Lực 308. Giặc Pháp phải nể uy danh. Tám năm xông pha trên trăm trận, Nhàn Râu ra Bắc được ǵ?

– Tù!!...

Riêng những đơn vị Nam Bộ ra Bắc th́ mất phiên hiệu, một số làm lính giữ ngựa cho triều đ́nh nhà Hồ, số c̣n lại th́ đi phá rừng Lam Sơn, rừng Xuân Mai. Trong số này có không ít những người bất măn bỏ ra dân làm nghề vô danh hoặc lên rừng cạo đầu làm Mán, Mường...kể không xiết nỗi đau buồn. Đến khi cần th́ Đảng Bác gọi lại, đem đút vô ḷ sát sinh Trường Sơn...

Đảng Cộng Sản sinh ra để làm hai việc: nói láo và làm bậy. Hễ chúng nói là nói láo, hễ làm là làm bậy. Xin đọc giả nhớ giùm cho như vậy. Sông có thể cạn, núi có thể ṃn nhưng chân lư đó không bao giờ thay đổi.” (ĐBGG, tr.334-335).

Về đây Xuân Vũ có cơ hội biết rơ hơn sự tuyên truyền láo khoét của Cộng sản Hà Nội. Những anh hùng cách mạng mà Cộng sản Hà Nội vẽ ra để tuyên truyền, để đề cao ḷng ái quốc, để dụ dỗ người khác noi theo đều không đúng sự thật. Nguyễn Văn Trỗi có chết nhưng không chết anh hùng như Cộng sản vẽ ra. Nữ anh hùng Tạ Thị Kiều cũng chỉ là chuyện thổi pḥng một cách lố bịch để tuyên truyền. C̣n bao nhiêu chuyện khác nữa do các văn thi sĩ Cộng sản nặn ra để đề cao những đảng viên bần cố nông với ḷng yêu nước và sự hy sinh thật là lố bịch chưa từng thấy trong lịch sử anh hùng của dân tộc.

Nhưng về quê hương Xuân Vũ cũng được người thân cho biết về chính sách b́nh định ở vùng này cũng như tư cách của các chiến sĩ Việt Nam Cộng Ḥa. Nói về quân cán chính Quốc Gia, một người bà con của Xuân Vũ bảo:

“Tụi này hiền mà ác, ác mà hiền...

Hiền là nó không bỏ bom bắn phá, nó chỉ dựng sân khấu hát xướng và đi phát thuốc men, gạo vải cho bà con. Cho nên bà con ở yên không ai chạy đi đâu hết. Lại c̣n đi coi hát của tụi nó. Quán xá chợ búa c̣n y nguyên. Nhà ai nấy ở. Chỉ vài ngày nó đă lập được chánh quyền, biến vùng giải phóng thành vùng quốc gia, vậy không phải hiền là ǵ? Cán bộ không phương ǵ giải thích tuyên truyền về “sự tàn ác” của chúng nó. Chúng điều tra rất kỷ những chuyện làm bậy bạ của cán bộ địa phương. Ông nào có vợ bé, ông nào ṃ vợ chủ nhà đóng quân, ông nào rượu chè be bét, cô nữ cán bộ nào có chửa hoang, chúng đều nói trúng ngay trân. Cuối cùng chúng nó hỏi: như vậy giải phóng để làm ǵ? Chưa hết chúng c̣n phân phát một cuốn sách nói về cán bộ miền Nam tập kết ra Bắc bị đày đi phá rừng đi đập đá làm đường, rồi trên đường Trường Sơn ốm đau chết chóc như thế nào, cuối cùng chúng lại hỏi: giải phóng để làm ǵ? Ở cuối quyển sách có in h́nh mấy chục cán bộ chiến sĩ Nam Bắc hồi chánh. Trong đó có nhiều ông chức lớn lắm. Ở ngoài b́a sách chúng vẽ h́nh cụ Hồ ốm o, chống gậy và đề một câu: Hồ Chí Minh đă ngủm.” (ĐBGG, tr.350-351) .

Sự khác biệt giữa hai chế độ đă quá rơ ràng. Người thông minh như Xuân Vũ không thể không thấy để quyết định lựa chọn con đường sáng sủa tốt đẹp cho ḿnh và thế hệ tiếp theo. Ông đă sáng suốt quyết định trở về với hàng ngũ quốc gia. Ông đă được bác sĩ Hồ Văn Châm, tổng trưởng Chiêu Hồi tiếp và mời giũ chức vụ khá quan trọng, phó giám đốc nha chiêu hồi, trong bộ này. Giám đốc nha là Phạm Thành Tài tức nhà văn Sơn Nam, vốn là chỗ quen biết. Ông Tài đă cho ông hai pḥng lầu, một pḥng riêng, một đống pelure, một bó viết Bic, một cần vụ để có sai ǵ th́ sai. Ông bắt đầu viết “Đường Đi Không Đến”.

Và tác phẩm này làm cho ông nổi danh ngay. Ông đă được giải thưởng văn học nghệ thuật năm 1972. “Đường Đi Không Đến” là quyển hồi kư ghi lại kinh nghiệm “đi B” tức là đi trở về miền Nam công tác. Đây là quyển hồi kư quan trọng nhất của Xuân Vũ. Nó được ghi lại trước biến cố lịch sử năm 1975. Nó đánh dấu sự thức tỉnh và chuyển hướng quan trọng trong cuộc đời Xuân Vũ. Và theo tôi đây là tác phẩm có giá trị nhất của ông về phương diện tư tưởng cũng như về nghệ thuật. Dưới ng̣i bút thật linh động Xuân Vũ đă sâu xa phân tích và ghi lại tâm trạng và kinh nghiệm đi B của ông, một kinh nghiệm hết sức kinh hoàng trên con đường 559 tức đường ṃn Hồ Chí minh theo giải Trường Sơn. Nếu không khí chính trị ở Hà Nội lúc ông tập kết ra miền Bắc đă gây cho ông cảm giác đầu tiên là Cộng sản “Kỳ Cục” để ông phải xin trở về Nam liền sau đó, th́ con đường đi B với cảnh “Xương Trắng Trường Sơn” và “Mạng Người Lá Rụng” đă gây cho ông một sự thức tỉnh vô cùng quan trọng. Vấn đề “giá trị của con người,” vấn đề “nhân phẩm” và “nhân quyền,” vấn đề “cúu cánh biện minh cho phương tiện, ” cùng với sự “hy sinh mạng người một cách phi lư,” được đặt ra ở đây trong lúc này. Và tinh thần “nhân bản” được khơi dậy mạnh mẽ khi người ta bắt đầu ư thức về điều kiện giá trị của con người bị chà đạp, ư thức về nhân phẩm/nhân quyền bị tước đoạt, ư thức về sự sống cũng như cái chết đều trở thành phi lư, và ư thức về sự lừa dối trở thành tư tưởng chỉ đạo.

“Khi ra đi, tác giả viết, ông chủ nhiệm ủy ban thống nhất – trung tướng Nguyễn Văn Vịnh có đến gặp chúng tôi và bảo rằng đoàn chúng tôi về đến nơi sẽ có Chính Phủ Liên Hiệp! T́nh h́nh sáng sủa hơn bây giờ nhiều. Như vậy ai mà nằm lại cho được. C̣n một gị cũng phải nhắc c̣ c̣ đi tới chớ.” (Đường Đi Không Đến, tr. 18). Lời hứa của chính quyền cộng sản không khác ǵ h́nh ảnh của mớ cỏ non và con ngựa già nua của ông lăo đánh xe rất quen thuộc với tác giă từ lúc nhỏ : 

“Để lợi dụng cái sức lực c̣n lại trong con vật, lăo già đă nghĩ ra một cách có vẽ nhân đạo hơn. Lăo ta buộc một mớ cỏ non trên đầu cần câu và buộc chiếc cần câu dọc theo gọng xe.

Mỗi lần con ngựa bị mắc vào xe, nó cứ nh́n thấy cái mớ cỏ non đó nhảy múa trước mặt nó, tưởng chừng nó có thể ngoạm được và nhai ngấu nghiến đi ngay.

Nhưng tội nghiệp, con vật ngây thơ, cố ngay xương sống ra kéo chiếc xe đầy khách, mong rút ngắn cái khoảng cách giữa cái mồm nó và mớ cỏ. Cái mớ cỏ vẫn nhảy múa trước mặt nó, quyến rũ vô cùng, giuc nó chạy tới, chạy nhanh tới.

Con vật ngây thơ vẫn cố sức phi tới với chút sức tàn, mong đớp được mớ cỏ. Có bao giờ lăo chủ xe lại giải thích cho con vật thân yêu của lăo v́ sao nó chạy hoài mà không ngoạm được mớ cỏ?” (Thay Lời Tựa Đường Đi Không Đến).

Con đường vào Nam dọc theo Trường Sơn vô cùng nguy hiểm, vất vả. Tác giả đă chứng kiến bao nhiêu cảnh chết chóc đau thương, bao nhiêu cảnh bệnh hoạn, đói khát, bao nhiêu người sống lê lết không c̣n mang tính con người nữa. Họ như con ngựa kiệt sức của ông lăo xe ngựa, cứ cố sức vươn lên, cố sức với tới mớ cỏ treo trước mắt như một hứa hẹn không bao giờ đạt được. Đói, khát, ốm đau, bom đạn, thiên tai, xảy ra thường xuyên trên con đường này. Người ta trở nên ích kỷ, bần tiện, không chia nhau một chút muối, dấu kỷ một chút đường, tiện tặn từng hạt gạo. Con người không c̣n là con người nửa. Trong một cơn đau tác giả đă phải trải qua một tâm trạng vô cùng bi đát. Hăy nghe tác giả kể :

“Tôi nh́n ra trời. Thấy ǵ đâu, một màu đen dày đặc... Tôi thấy tôi bé lại như một hạt mưa rơi xuống từ vô tận, vỡ tan ra và trôi theo cái ḍng nước sôi ấy. Và đời tôi đâu c̣n biết bám tựa vào dâu nữa...Hai tiếng Văn Điển đến với tôi trong lúc này thật là điều không hay ho chút nào. Bởi nó gợi lên cho tôi cái tên của một băi tha ma: nghĩa trang Văn Điển. Cái khí lạnh của Trường Sơn cùng với cái khí âm của nghĩa trang Văn Điển đè nặng, vây riết lấy tôi. Hiện lên trước mặt tôi hằng ngàn ngôi mộ với những tấm mộ bia cái thấp cái cao, cái mới cái củ, cái xanh cái vàng. Đó là nơi gửi xương gửi thịt của một số cán bộ Miền Nam tập kết ra Bắc. Ngoài đó những người bịnh tật hoặc có tuổi hết mong ngày về xứ thường than thở với bạn bè : “Chắc tao phải ở lại Văn Điển rồi!” Tôi th́ tôi không phải ở lại Văn Điển nhưng tránh khỏi cái Văn Điển của Hà Nội, tôi lại phải nh́n thấy cái Văn Điển của Trường Sơn, cái thứ Văn Điển không có mộ bia và không có khói hương trống kèn, hay nói đúng ra Trường Sơn giờ đây đă trở thành một Văn Điển kéo lê thê hằng ngh́n cây số.” (ĐĐKĐ, tr. 86-88).

Người ta, hay đúng ra người cộng sản nhân danh cái ǵ để xô đẩy hằng muôn vạn người đi vào tử đạo này? Marx bảo “con người là quư nhất,” vậy mà chủ nghĩa cộng sản Mác-Lê ở đây có xem con người ra ǵ đâu. Năm Cà Dom trong ĐĐKĐ nói một cách mỉa mai: “Tựu trung con người cũng chỉ là một con vật đi hai chân thôi, nhất là trên con đường này.” (nt., tr. 456). Chủ trương “cứu cánh biện minh cho phương tiện” mà cộng sản đă triệt để lạm dụng là một chủ trương hết sức phi nhân. Nó chà đạp lên nhân phẩm của con người, nó tước đoạt hết nhân quyền, nó đày đọa con người vào cái chết vô cùng phi lư. Gần đến cuối đoạn đường chết chốc, tác giả chán nản ghi :

“Tôi tự thú nhận với tôi rằng tôi đă nản chí, tôi không c̣n muốn phấn đấu nữa...Tôi nhớ lại lời của Lâm một chiều mưa. Câu nói ấy cứ thỉnh thoảng lại vang lên trong tâm trí tôi. Bây giờ, cùng với cái t́nh huống nguy ngập này, nó lại trở lại với tôi như một người bạn, như một kẻ thù, như một sự vuốt ve như một lời hăm dọa: “Lần đầu tiên tao cảm thấy tao đi không đến nơi.” Đối với tôi hôm nay, đây không phải là lần đầu tiên tôi cảm thấy điều đó. Mà điều đó là cái điều tôi thấy thường xuyên khi tôi ăn cơm, mỗi khi tôi lên cơn sốt...

“Nhưng đến đây, bên bờ con suối đầy dẫy những đau thương vô lư, tôi lại cảm thấy tôi góp vào đó một sự đau thương và vô lư bằng cả cái con người tôi.” (nt., tr. 457-458).

Thân phận phi lư của con người cũng như sự sử dụng con người như những phương tiện được thấy lại trong “Đến Mà Không Đến” của tác giả:

“Thân phận con người trở thành nhỏ bé, vô nghĩa. (Bây giờ ngồi viết những ḍng này, nh́n lại cái đoạn đường Chó Ngáp, tôi chợt nghĩ: Đảng Việt Cộng đă dắt nhân dân ta đi qua nhiều đồng chó ngáp mà rồi không đến đâu cả.)” (ĐMKĐ, tr.279-280).

Thật là một hy sinh phi lư! Thật là một chủ trương phi nhân! Con người không phải là con vật, con người không thể được dùng làm phương tiện để biện minh cho bất cứ một cứu cánh nào. Con người là một thực thể có tri thức, có t́nh cảm, có hoạt động, có nhu cầu, có ước vọng, có giá trị của con người. Hăy cho con người có quyền tự do, có quyền làm người. Đừng chà đạp lên nhân phẩm, đừng tước đoạt nhân quyền, hăy trả lại cho con người giá trị thật sự của con người. Đó là thông điệp của Xuân Vũ qua bộ hồi kư của ông. Và qua thông điệp này ông thật là một nhà văn lớn không những cho người dân Nam Bộ mà cho cả người dân Việt, hay đúng ra không phải cho riêng người Việt Nam mà cho con NGƯỜI nói chung viết bằng một chữ N hoa.

Đối với nhà văn lớn này, nhà văn Lăo Thành Xuân Tước có đề nghị là chúng ta, những người thương kính Xuân Vũ, hăy thiết lập một cái quỹ mang tên “T̀NH THƯƠNG XUÂN VŨ,” (hay XUAN VU

FOUNDATION) để vinh danh nhà văn và để giúp cho các công tŕnh văn hóa có giá trị nhân bản sau này. Tôi hết sức đồng ư với nhà văn Xuân Tước và xin kêu gọi những ai có ḷng thương mến Xuân Vũ và có nhiệt tâm đối với văn hóa nhân bản hăy cùng tôi góp sức làm nên quỹ này.

Nguyễn Thanh Liêm

 

Xuân Vũ - Xuân Tước gặp nhau sau 45 năm măi măi c̣n Xuân Xuân Tước

Xuân Tước

Đầu năm 1946, phong trào kháng chiến chống Thực dân Pháp bùng nổ mạnh trong tỉnh Bến Tre. Sau trận chỉ huy ngăn giặc ở cầu Ba Lai, rồi đi về Cái Mơn, Mương Choại, cho đến khi có tin ông Khu Bộ trưởng Đào văn Trường mất, rồi ông Khu Bộ phó Trương văn Giàu về đóng hành dinh ở Bến Tre,th́ tôi giao lực lượng do tôi chỉ huy cho ông ta và rút lui về hoạt động dân sự.

Tôi chọn vùng Cồn Lớn, xă Thanh Phong để xây cất một Trại huấn luyện thanh niên. Trại gồm có hai dăy nhà lá dài mà thấp, một dùng làm pḥng học và một dùng chỗ nghỉ cho trại sinh. Chỗ ăn và chỗ học dùng chung. Với trại này xin ghi công anh Đỗ Quang Thời một bạn thân của tôi, nay đă mất. Chỉ trong ṿng 3 ngày, anh huy động dân làng xây lên các dăy trại, rồi vận chuyển các vật dụng cần thiết cho trại. Mười lăm ngày sau th́ trại khai giảng và tôi là trại trưởng.

Hơn 80 thanh thiếu niên từ các vùng của tỉnh Bến Tre được qui tụ về trại. Trại chia làm hai phân trại : một cho thanh niên và một cho thiếu niên. Một buổi sáng, một người bạn là anh Nguyễn Duy Hưng đưa đến giới thiệu cho tôi một bạn trẻ vóc dáng thông minh, vai mang ba lô, đầu đội nón bàng. Anh nói :

—  Đây là em Bùi Quang Triết, cháu gọi tôi bằng cậu. Em mới 16 tuổi, vừa mới rời trường Trung Học Le Myre de Vilers  ở MỹTho về. Tôi bắt tay cả hai cậu cháu. Anh Hưng nói tiếp :

—  Theo lứa tuổi qui định, em Triết phải theo lớp Thiếu niên, nhưng tôi xin cho cháu học lớp Thanh niên.

Tôi nh́n em Triết với đôi mắt sáng, với nét hùng dũng của một người trai thời chiến, gật đầu chấp nhận liền. Thành ra, trong phân trại Thanh niên, em Triết là người nhỏ tuổi nhứt.

Tôi đă điều hành ba trại huấn luyện thanh niên qua ba giai đoạn và thấy rơ :

—  Hồi năm 1942-43, số trại sinh đều là những người trung niên do các quận, làng giới thiệu. Các bạn này rất bỡ ngỡ v́ không hiểu ǵ về Phong trào thanh niên hết. Chúng tôi đă mở một con đường sáng để anh em cùng học tập và đi vào một nếp sống mới hơn. Tuy là trại huấn luyện Cán bộ Thanh niên đế quốc Pháp, nhưng chúng tôi đă hướng dẫn an hem đi vào một con đường mới, không nói ǵ đến Pháp.

— Đến năm 1943, tôi về Trại thanh niên Hưng Khánh Trung do anh Đặng ngọc Tốt tổ chức. Các trại sinh đa số là những người có học ban Trung học và Tú Tài. Tuy nói là trại Thanh niên Tiền phong, nhưng cả trại chúng tôi không có cảm t́nh với người Nhựt đang thay thế Pháp làm chủ nước VN. Chúng tôi hướng dẩn về một tương lai đẹp đẽ hơn cho quê hương ḿnh.

—  Nay chúng tôi đang lo xây dựng một Trại huấn luyện Thanh niên cứu quốc. Không ai thấy có mùi Cộng Sản trong đó hết. Chúng tôi hướng về công cuộc tranh đấu chống thực dân Pháp để mưu độc lập và tự do cho nước nhà.

Trong trại, em Triết tuy là một thiếu niên, nhưng em hoạt động hăng hái không thua một thanh niên nào. Với tài hội họa, em vẽ tranh ảnh của Romain Rolland, Maxime Gorki, Henri Barbusse để treo tường (tuyệt nhiên không có ảnh Hồ Chí Minh). Anh lại khéo kẻ các chữ lớn : Dân Tộc, Khoa Học, Đại Chúng làm mục tiêu xây dựng Trường.

Từ 5 giờ sáng, các trại sinh đă thức dậy hát bài «  Ai nghe chăng cung kèn rạng đông » rồi chạy ra sân tập thể dục. Sau đó th́ anh em chạy xuống biển tắm. Một hôm, các trại sinh thấy nhiều quyển sách trôi giạt vào bờ, nhiều quá, hàng trăm quyển, an hem thi nhau vớt, đem lên phơi, gỡ ra từng trang một. Thế là chúng tôi có được một tủ sách cho trại sinh đọc và học.

Em Bùi Quang Triết là người có công nhiều nhát trong việc tô bồi các quyển sách của thanh niên lúc ấy. Rồi khi tôi cho đánh máy tập thơ Đươm Hồng th́ cũng chính do em Triết đă lo đóng thành từng tập giúp tôi.

Sau khóa học, em Triết chia tay với chúng tôi rồi về phụ trách Phong trào Thiếu nhi trong tỉnh Bến Tre. Từ đó tôi mất liên lạc với em.

Cho đến những ngày sau này, tôi được biết em Triết là nhà văn Xuân Vũ rất nổi tiếng. Rồi tôi được đọc một số bài của em, nhắc lại nhũng ngày đă qua và cá nhân tôi. Một hôm tôi đọc quyển Những văn nghệ sĩ miền Bắc mà tôi đă biết lại thấy Xuân Vũ nhắc đến tôi. Cảm động v́ mối thân t́nh của em, tôi gọi điện thoại cho em :

—  Anh đây, Xuân Vũ. Anh là Anh Tư, là thi sĩ Tâm Điền mà em thường nhắc đến đây !

—  Xuân vũ mừng được liên lạc với tôi. Qua điện thoại, chúng tôi nhắc lại mối thân t́nh từ 45 năm trước. Rồi từ đó, chúng tôi thường liên lạc thư từ, điện thoại với nhau, bàn bạc chuện thơ văn, báo chí.

Tôi thành thật cám ơn em Xuân Vũ đă dành cho tôi một chỗ đứng trong ḷng em. Em đă tặng cho tôi nhiều danh hiệu mà tôi nhớ măi. Khi th́ tôi là Cây dừa lăo Bến Tre, khi th́ Một chuyên gia thượng thặng về nông thôn. Rồi đến tháng chạp năm 1998, tôi nhận được quyển Những Bậc Thầy của tôi do Xuân Vũ gởi tặng, trong đó em đă dành cả một chương nói về t́nh liên hệ giữa em và tôi. Với chương này em đă viết :

Thi sĩ vàng : Xuân Tước, tức Thi sĩ Tâm Điền, thầy tôi

Đây biển rộng, đay rừng sâu

Với chương hồi kư này, anh Tư, nhà thơ Tâm Điền ngày xưa và là người bạn thân Xuân Tước ngày nay, xin nhận tấm ḷng thành của  em Xuân Vũ, người Em, người Học Tṛ, người Bạn Thân của đời tôi.

Nhân dịp Tết năm Kỹ Măo (1999), tôi làm một bài thơ để gởi đến người em thân thương của tôi.

Gởi Xuân Vũ

Mùa xuân phơn phớt cành mai,

Chim sẻ ríu rít dưới trời mùa xuân.

T́nh xưa kết lại thêm gần,

Hoa Xuân rợp nở, t́nh Xuân đậm đà.

Tuy không chung một mái nhà,

T́nh anh em vẫn đậm đà thân thương

 

Mai vàng mấy độ nở,

Tuyết trắng mấy mùa rơi,

Thân t́nh luôn gắn chặt,

Dù vạn thuở không phai.

Gặp nhau giữa buỗi quê nhà loạn,

Kẻ Bắc người Nam vẫn một ḷng

Thơ nhạc bốn mùa Xuân vạn nẻo

Văn chương ḥa hợp một ḍng sông.

 

Ḍng sông Cửu chung ḷng thân hữu,

Xứ Dừa Xanh một thuở gần nhau,

Ḥa chung muôn vạn sắc màu,

Sông dài, đất rộng, thuở nào dám quên.

 

Hương Mỹ làng này,

An Hội t́nh đây,

Nhớ thuở Cồn Chim, Cồn Lớn,

Nhớ ngày Thạnh Phú, Ngàn Dừa

Đôi bạn thân t́nh măi măi

Nắm tay cùng chắp cánh bay.

 

Cùng nhau trong cuộc vơi đầy

Quê hương luyến nhớ những ngày xa xưa

Dù cho trăm nắng ngàn mưa,

T́nh thân một thuở không mờ sắc son.

 

Đây biển rộng, đây rừng sâu,

Đây mênh mông cao cả

Đây thiên nhiên ḥa hợp với ḷng người,

Đây muôn hồng tươi đẹp giữa hồng tươi.

Qua năm tháng t́nh xưa ta giữ măi

Nhớ cọng nam sâm với ḍng sửa chảy

Nhớ con c̣ng gió vùi thân theo mà,

Nhớ nổng cát dài, rau muống nở hoa,

Lời thơ đẹp, t́nh thiên nhiên ḥa hợp.

 

Rừng sâu và biển rộng,

Ngày nào đây trời nước bao la,

T́nh xưa chép lại bây giờ,

Một trang giáy mỏng bến bờ xa xăm.

Xuân Tước (Tâm Điền)

Ngày Tết năm Kỷ Măo (1999)

Trích : Nguyệt San Non nước, số 21, tháng 6, 2000 - Số đặc biệt Xuân Vũ

 

XUÂN VŨ: MỘT NGÔI SAO VĂN HỌC ĐĂ TẮT !

Lê Tùng Minh

Một đêm đă xa lắm rồi, xa đến hơn 50 năm về trước, tại ngă ba Huyện Sử, nằm giữa tuyến kinh xáng Chắc Băng – Thới B́nh (Càmau) thuộc chiến khu U Minh trong thời Nam Bộ Kháng Chiến Chống Pháp (1945-1954), tôi đă gặp và làm quen với một anh thanh niên trạc tuổi hai mươi, nước da trắng, dáng dấp thư sinh, nhưng nét mặt đă đượm máu phong sương. Đó chính là anh Xuân Vũ (tên họ thật là Bùi Quang Triết), phóng viên của tờ báo “Tiếng Súng Kháng Địch", trực thuộc Sở Văn Hóa-Thông Tin Nam bộ (1950-1954), và là nhà văn Xuân Vũ sau này (1960-2003).

 Tôi gặp Xuân Vũ tại quán sách báo của nhà thơ Nguyễn Bính - Anh Nguyễn Bính vốn là Cán bộ của Sở Văn hóa Thông tin Nam bộ, v́ bất măn với cấp lănh đạo, nên đă rời bỏ cơ quan từ năm 1949, về Huyện Sử lấy một phụ nữ nông dân làm vợ, cất một cái cḥi tại chợ Huyện Sử để bán sách báo kháng chiến; nhưng cái “nồi cơm gia đ́nh” của nhà thơ là do bàn tay lao động sản xuất của người vợ nông dân chu toàn! Xuân Vũ đến quán sách Nguyễn Bính là v́ yêu chuộng tài làm thơ của Anh. C̣n tôi, cùng lứa tuổi với Xuân Vũ, tuy là chiến sĩ Quân Báo, nhưng lại thích văn chương, do đó lần nào trên đường từ căn cứ địa đi ra mặt trận, tôi đều ghé qua quán sách báo – mà chúng tôi hay gọi văn hoa là “Quán Thơ Nguyễn Bính”.

Xuân Vũ và tôi đều được nhà thơ mến khách chiêu đăi một b́nh “Trà Quạu” (tức trà thật đậm). Và đến lúc đó, tôi mới biết Xuân Vũ là tác giả của bài thơ “Ngày Mai Em Lớn Cầm Súng Bắn Tây” đă được đăng trên tờ báo “Tiếng Súng Kháng Địch”. Bài thơ ấy, là sáng tác đầu tay của Xuân Vũ, đă được nhạc sĩ Phan Vân phổ thành ca khúc cùng tên, được phổ biến rộng răi trong vùng giải phóng. Chúng tôi, tuy mới gặp nhau lần đầu, nhưng rất dễ thân nhau, v́ cùng là học sinh đă “Xếp bút nghiên lên đường tranh đấu”, đi theo “Tiếng gọi của sơn hà nguy biến”.... Xuân Vũ là người sinh trưởng ở Mỏ Cày (Bến Tre), tôi sinh ra và lớn lên ở Long Phú (Sốc Trăng). Nếu không có tham gia kháng chiến, th́ dù chỉ cách nhau có hai gịng sông lớn- Sông Tiền và Sông Hậu- chúng tôi cũng không có cơ hội làm quen với nhau!

Quen nhau đây, xa nhau đó là chuyện b́nh thường, rất dễ xẩy ra trong chiến tranh. Xuân Vũ thường đi công tác ở các đơn vị thuộc ba thứ quân (Dân quân Du kích, Địa phương quận, Chủ lực quân) ở khắp các địa phương trong khu 9, để lấy tin, viết phóng sự đăng báo. C̣n tôi lại thường len lỏi ngoài vùng địch chiếm để trinh sát t́nh h́nh quân địch, nhằm phục vụ cho các chiến dịch tiêu diệt quân thù trên chiến trường. Bởi vậy, chúng tôi hầu như không có điều kiện để thực hiện lời hứa “Sẽ gặp lại nhau ở Quán Thơ Nguyễn Bính”. Trong mấy năm kháng chiến sau cùng (1950-1954), chúng tôi hoàn toàn mất liên lạc với nhau!
Mười năm sau (1950-1960).

Đó là vào một buổi chiều mùa Đông, mưa phùn lất phất bay, gió bấc se se lạnh, tôi và hai người bạn đồng hương, rủ nhau đến ‘Quán trà Nam Bộ” ở đầu đường Quang Trung (gần Hồ Gươm), để “uống trà nóng cho ấm ḷng trong những ngày xa quê hương”! Chúng tôi uống trà với đậu phộng rang, cùng những câu chuyện râm ran, ḥa chung không khí ‘Trà Đạo” của các ông khách ghiền trà đang xúm xít ở các bàn chung quanh, tạo thành sự ồn ào, trong một cái quán nhỏ hẹp, nhưng ấm áp t́nh người, giữa cái giá lạnh của một chiều Đông Hà Nội!

—  “Các bạn biết không? Uống trà như chúng ta đang uống ở đây chỉ là uống cho đỡ ghiền, chớ chưa đúng nghĩa “Uống Trà Chuyên Nghiệp” đâu nhé!”

Một anh Nam bộ ở bàn bên cạnh, trạc tuổi ba mươi, có mái tóc dài trùm cả ót- mà văn nghệ sĩ Hà Nội hay gọi đùa là “Kiểu tóc Nguyễn Tuân”, trông rất nghệ sĩ, nói một cách sôi nổi

—  “Xin hỏi anh Xuân Vũ: Thế nào là uống trà chuyên nghiệp?”

Một anh Nam bộ ngồi cùng bàn với người vừa nói, thắc mắc hỏi

Nghe hai tiếng Xuân Vũ, tôi liền nhớ lại Xuân Vũ của mười năm trước: ”Chẳng lẽ đúng là anh ta” Tôi thầm hỏi

—  “Đây là sự giải thích của nhà văn Nguyễn Tuân, trong truyện “Những Chiếc Ấm Đất” của ông. Tôi chỉ là người lập lại nguyên văn mà thôi Theo nhà văn Nguyễn Tuân : «Một người uống trà chuyên nghiệp, có những bộ đồ trà rất quư. Uống trà phải nấu với nước xin ở chùa Đồi Mai, ở cái giếng ấy mà thôi, không đâu khác... »

Xuân Vũ cười, nói thêm:

—  "Đó là truyên được tiểu thuyết hóa mà thôi! Ai biết chùa Đồi Mai là ở đâu để mà xin nước chớ?”

Tôi chú ư theo dơi cách nói chuyện và quan sát cử chỉ của Xuân Vũ... Tôi khẳng định: «Chính anh ta là Xuân Vũ mà tôi đă quen ở mười năm trước!»

—  «Xin lỗi anh, anh có phải là Xuân Vũ, phóng viên của báo “Tiếng Súng Kháng Địch” ở quân khu 9 vào năm 1950 không?”Tôi day qua bàn bên kia, hỏi người được gọi tên là Xuân Vũ.

Xuân Vũ quay qua nh́n tôi, đưa bàn tay trái lên vuốt tóc một cách điệu nghệ, nh́n tôi lom lom, suy nghĩ vài giây, rồi như đă nhớ ra... Anh ta reo lên:

—  “Nhớ rồi! Một đêm ở “Quán Thơ Nguyễn Bính” tại chợ Huyện Sử... phải không? Đêm đó, chúng ta cùng uống “Trà Quạu” do nhà thơ chiêu đăi. Anh Nguyễn Bính c̣n ngâm cho chúng ta nghe bài XUÂN VỀ... có đúng không?”

Một anh bạn Bắc Kỳ ngồi chung bàn với Xuân Vũ, nổi hứng, cất giọng ngâm 4 câu đầu của bài “Xuân Về” rằng:

“Đă thấy Xuân về với gió đông

Với trên màu má gái chưa chồng

Bên hiên hàng xóm cô hàng xóm

Ngước mắt nh́n trời, đôi mắt trong.”

Khách uống trà đều vỗ tay hoan hô người ngâm thơ...

Xuân Vũ đứng lên bắt tay tôi, nói:

—  “Nếu tôi nhớ không lầm, anh là Sáu Tùng phải không?”

—  “Phải Anh có trí nhơ rất tốt!” Tôi đáp và hỏi Xuân Vũ:

—  «Sau 5 năm ra Bắc, anh đă thực hiện được mộng ước NHÀ VĂN của anh hay chưa »?

—  «Xuân Vũ là nhà văn trẻ đầy triển vọng của Hội Nhà Văn Việt Nam đó!”

Cũng anh bạn Bắc kỳ ấy nói chen vào.

—  «Mới vọt vẹt viết được vài truyện ngắn thôi... c̣n xa mới đạt được danh hiệu NHÀ VĂN cho thật đúng nghĩa của bốn chử KỸ SƯ TÂM HỒN!»

—  Xuân Vũ khiêm tốn tự xét ḿnh, rồi hỏi lại tôi:

—  «Anh đă đạt được nguyện vọng trở thành nhà viết tiểu thuyết trinh thám, như anh đă tâm sự với tôi hay chưa»

Tôi lắc đầu, trả lời:

—  «Tôi vừa tốt nghiệp khoa Sử của Trường Đại Học Tổng Hợp, và đang chờ sự phân công của Bộ Giáo Dục.»

- Cả hai chúng tôi đều vui mừng đă gặp lại nhau, sau mười năm xa cách, và vui mừng hơn là mỗi người đều có sự nghiệp viết lách của ḿnh... Nhưng sau đó, chúng tôi cũng không thường gặp nhau...

Bởi v́ Hội Nhà Văn Việt Nam đang ở vào thời kỳ «đấu tranh chống ảnh hưởng của Phong trào Nhân văn Giai phẩm» – Thời kỳ mà truyện ÔNG NĂM CHUỘT của cụ Phan Khôi đă làm cho ông Hồ Chí Minh bực ḿnh, và Lê Duẫn, Trường Chinh, Lê Đức Thọ... đều nổi giận! Thời kỳ mà Trần Dần đă miêu tả rằng: «Tôi bước đi, không thấy phố, không thấy nhà. Chỉ thấy mưa sa, trên màu cờ đỏ. Đất nước khô khan này, sao không thấm được vào Thở» (Trong bài thơ Nhất Định Thắng), đă làm cho Bộ Chính Trị Trung Ương Đảng điên tiết! V́ vậy Xuân Vũ cùng nhiều văn nghệ sĩ khác đều phải vùi đầu vào cái gọi la chỉnh huấn, chỉnh huấn liên tục, và kiểm thảo tư tưởng không ngừng; phải đi lao động thực tế ở các công trường, nông trường, để cải tạo tư tưởng, nhưng được khoát dưới mỹ từ là “Đi thực tế để có vốn sống hiện thực, nhằm mục đích giúp cho các nhà văn sáng tác nên những tác phẩm có tính Đảng cao!”

C̣n tôi, sau khi được phân công về công tác ở Viện Sử Học, trực thuộc Ủy Ban Khoa Học Nhà Nước, cũng không thoát khỏi “Búa Ŕu Chỉnh Huấn” chống chủ nghĩa xét lại hiện đại. Bởi v́, theo đánh giá của Ban Tuyên Huấn Trung Ương Đảng do Trường Chinh lănh đạo, th́ cơ quan này là “Cái Ổ Xét Lại Hiện Đại”, mà người cầm đầu là ông Viện Trưởng Viện Triết Học Hoàng Minh Chính... Do vậy, cùng sống trên mảnh đất thủ đô, mà tôi và Xuân Vũ rất ít gặp nhau. Trong những năm 1960-1964, ở Hà Nội nói riêng, ở Miền Bắc Việt Nam nói chung, là “Thời Kỳ Khủng Bố “ của nhà nước chuyên chính vô sản đối với những Trí thức- Văn Nghệ sĩ có tư tưởng Xét lại sự Lănh đạo của Đảng.”(!)

Vào một buổi chiều của những ngày cuối năm 1963, tôi đạp xe đạp từ Phố Hàng Chuối ra đến ngă tư Trần Hưng Đạo- Hàng Bài, với ư định vào “Nhà Hàng Ăn Quốc Doanh Hàng Bài”, để kiếm món ǵ nhét cho đầy cái dạ dày đang trống rỗng.... Bỗng tôi nghe tiếng của Xuân Vũ, từ trong cái quán bia hơi ở ven đường Trần Hưng đạo, gọi vói ra:
—   “Sáu Tùng! Sáu Tùng! Vô đây, vô đây... »

Tôi xuống xe đạp, dắt “con ngựa sắt” để dựa vào tường nhà trong khuôn viên của quán bia hơi. Tôi cười nh́n Xuân Vũ hỏi:

—  “Bấy lâu, đi đâu biệt tăm, không thấy lại “Quán Trà Tri Kỷ”? (chúng tôi đặt tên cho quán trà Nam Bộ như vậy)

—  “Đâu có rảnh rỗi mà lại Tri Kỷ hay đến Tri Âm như những ông bạn nhàn hạ được! Văn Nghệ Sĩ XHCN là phải đi “thâm nhập thực tế” ở khu mỏ than Hồng Quảng, rồi về Nông trường Ḅ Ba V́, lại đi Nông trường chè Phú Thọ, nên làm ǵ có điều kiện để đến nơi hẹn ḥ của dân Nam Kỳ Quốc!?”

Xuân Vũ cười ha hả, mai mỉa trả lời.

Tôi ngồi bệt xuống sân gạch cùng uống bia hơi, nhai đậụ phộng rang muối, với Xuân Vũ và nhà văn Nguyễn Tuân.

—  “Tôi đă gặp cậu vài lần tại nhà của anh Sáu Giàu (tức Trần Văn Giàu), không biết có đúng hay không nhỉ?”

—  Nhà văn Nguyẽn Tuân hỏi tôi.

—  “Chính hắn, chớ c̣n ai nữa... Hắn là đệ tử sử học đắc ư nhất của giáo sư Trần Văn Giàu mà!”

Xuân Vũ chen vào nói ồm ồm.

—  “Xuân Vũ nói đùa đấy, anh đừng tin lời của hắn! Đúng là tôi đă có gặp anh tại nhà ông Sáu Giàu đôi ba lần... »

Đáp lời của nhà văn Nguyễn Tuân xong, tôi day qua trả đũa Xuân Vũ:

—  «Anh đă thiếu nợ của mụ tú nào, mà sao mái tóc “kiểu Nguyễn Tuân” của bạn đă bị cắt đi mất rồi. Thật là xấu hổ quá!”

Xuân Vũ vẫn cười vui vẻ, trả lời hóm hỉnh rằng:

—  «Tớ mắc nợ của mụ tú Sáu Búa (ám chỉ Lê Đức Thọ) nên đă bị mụ ấy lấy cây búa cạo đến sạch sẽ... »

Rồi Xuân Vũ đổi giọng nhè nhè hỏi tôi:

—  «Này, ông đă từng ăn phở Tư Lùn lần nào chưả”

Tôi lắc đầu, đáp :

—  “Không biết phở Tư Lùn ở đâu, làm sao ṃ đến để ăn cho được?”

—  “Được, bây giờ hỏi thiệt, ông c̣n tiền không? Nếu c̣n, th́ nhờ nhà văn sành ăn phở (Xuân Vũ chỉ Nguyễn Tuân) sẽ dẫn chúng ta đi ăn phở Tư Lùn.”

Tôi gật đầu đồng ư! Quán phở Tư Lùn nằm tại đầu đường Yết Kiêu, là một trong vài hiệu phở nổi tiếng của Hà Nội xưa. Nhờ có chuyện đi ăn phở Tư Lùn mà tôi mới biết chổ ở của nhà văn Nguyễn Tuân, ở trong hẻm Trần Hưng Đạo ngó thẳng qua quán phở Tư Lùn. Có lẽ nhờ có quán phở này mà Nguyễn Tuân đă nổi danh là người viết về Phở hay nhất trong văn học, không ai sánh bằng!

Lần ăn phở tại quán phở Tư Lùn cùng với Xuân Vũ và nhà văn Nguyễn Tuân, cũng là lần cuối tôi hội ngộ với Xuân Vũ ở Hà Nội!
Bốn năm sau (1964-1967)

Một đêm mưa tầm tă, tại Xóm Mới, một xóm nhỏ nằm bên ven sông Vàm Cỏ đông, thuộc địa phận huyện Ḷ G̣, tỉnh Tây Ninh, mà bên kia sông là lănh thổ Campuchia, địa phận tỉnh Prây-Ven, tôi lại gặp Xuân Vũ trong quán hủ tiếu Ba Nhỏ (Tên của ông chủ quán đă được khách đến ăn đặt thành tên quán)

Tôi vừa bước vô quán vừa cởi áo mưa ra, th́ nghe tiếng của ai đó, rất quen, đang ngồi ăn trong quán, gọi thật to:

—  “Sáu Tùng, tại sao lại gặp ông ở tại mật khu này nữa vậỷ Tôi đă trốn nợ đời... từ thủ đô ngàn năm văn vật chạy vô đây! C̣n ông chắc chạy trốn nợ t́nh của các cô gái Hà Thành chớ ǵ?”

Cả quán cười ồ... Tôi xoay người lại nh́n: Hóa ra không ai khác là anh chàng nhà văn tài hoa, hay nói đùa  họ Bùi, tên Xuân Vũ. Tôi liền “phản pháo” ngay, rằng:

—  «Ông Sáu Búa (ám chỉ Lê Đức Thọ), chủ nợ của anh, ủy nhiệm cho tôi vào tận “rừng sâu núi hiểm” này, để đ̣i cho được món “nợ tư tưởng” Révisionnisme (Chủ nghĩa xét lại hiện đại) đó nghe!»

—  “Tớ đă vô tận đây rồi, th́ có đến 12 búa tớ cũng chẳng sợ, nên 6 Búa đâu có nghĩa ǵ đối với tớ! Nhưng tôi chỉ ngại ông đ̣i tiền 2 tô phở Tư Lùn thôi... »

Xuân Vũ cười trả lời một cách thoái mái. Rồi anh ta hỏi tôi:

—  «Ông vào đây hồi nào vậỷ”

Tôi kéo ghế ngồi vào cùng bàn với Xuân Vũ, rồi trả lời gọn lỏn rằng:

—  Từ mùa khô năm 1964. 

Tôi hỏi lại anh ta:

—  «C̣n anh, vào đây từ lúc nàỏ”

—  “Như vậy, anh là “cựu binh”! C̣n tôi vừa mới sạch mùi “tân binh”, 2 năm!”

Xuân Vũ vừa trả lời vừa chỉ vào bộ quần áo ‘Giải phóng quân” của anh đang mặc.

Lúc này, tôi mới chú ư: Về bên ngoài, Xuân Vũ bây giờ không phải như nhà văn Xuân Vũ ở Hà Nội, mà h́nh như anh đă thay đổi hoàn toàn! Nước da của anh đă xạm màu sốt rét, sau 2 năm lăn lộn trong chiến khu miền Đông “rừng thiêng nước độc”. Mái tóc “kiểu tóc Nguyễn Tuân” đă biến mất, nhường cho mái tóc “hớt cua”thật ngắn. Xuân Vũ đă biến thành một sĩ quan giải phóng về h́nh thức, với bộ quân phục màu xanh lá cây, đầu đội nón tai bèo, đeo súng nhỏ K.54 xề xệ bên hông phải, treo lủng lẳng trên giây ceinture màu vàng.

—  «Bây giờ, anh đúng là một CHIẾN SĨ VĂN NGHỆ GIẢI PHÓNG trên chiến trường Nam bộ rồi đó!”

Tôi nói với giọng pha tṛ.

—  “Cám ơn anh đă tặng cho “danh hiệu cao quí” đó. Nhưng không biết tôi có làm tṛn nhiệm vụ “vinh quang nặng nề đó hay không?”

Xuân Vũ cười mỉm, nói với giọng đùa cợt

Sau khi ăn hủ tiếu xong, mưa rừng cũng đă tạnh hẳn, tôi kéo Xuân Vũ ra bờ sông vắng để tâm sự. Xuân Vũ cho biết: Chính anh tự nguyện xin đi B, và vận động sự ủng hộ của Đảng đoàn Văn nghệ măi, mới được Ban Tổ chức Trung Ương chấp thuận Về tới Trung ương cục, anh được phân công về Tiểu ban Văn nghệ, trực thuộc Ban Tuyên Huấn do Trần Bạch Đằng phụ trách. Xuân Vũ cũng cho biết: Anh đă gặp được bà Nguyễn Thị Định, và bà ấy đă đề nghị anh nên về quê hương Bến Tre, lấy tài liệu sống để viết một tác phẩm lịch sử mang tên “Bến Tre, Ngọn Cờ Đầu Của Phong Trào Đồng Khởi”, do bà ấy lănh đạo hồi 1959-1960. V́ vậy, tháng tới anh sẽ về Bến Tre với sự giới thiệu trực tiếp của bà Nguyễn Thị Định- Phó Tư Lệnh Bộ Chỉ Huy Quân Sự Miền.

—  “Tôi tin rằng, thông qua chuyén đi về quê hương Đồng Khởi, cũng là quê hương của tôi lần này, sẽ có chất liệu đầy đủ cho tôi sáng tạo nên một tác phẩm có giá trị cao hơn cuốn Ḥn Đất của Anh Đức!”

Xuân Vũ nói rất hứng khởi và tràn đầy sự tự tin!

—  “Tôi cũng hy vọng anh sáng tạo được một tác phẩm bất hủ cho nền văn học giải phóng! Nhưng tôi e anh sẽ không hài ḷng trước một thực tế không giống như những ai đă kể về Đồng Khởi đâu!”

Tôi nói một cách dè dặt.

Xuân Vũ tỏ vẻ ngạc nhiên, trầm ngâm... rồi hỏi:

—  “Anh đă biết được sự thật thế nào về cuộc Đồng khởi Bến Tre? Nhưng dù sự thật có phũ phàng đến thế nào... tôi cũng phải về quê nhà một lần, để trang trải vấn đề t́nh cảm, và kiểm chứng thực tế luôn...»

Sau đó, Xuân Vũ hỏi tôi:

—  «Hiện nay, anh công tác ở đâu? Tôi muốn liên lạc với anh th́ làm thế nàỏ”.

—  “Không dấu ǵ anh, tôi công tác ở ngành T́nh Báo, nên không tiện cho địa chỉ cơ quan, v́ sẽ vi phạm kỷ luật đă quy định! Nhưng khi nào anh muốn gặp tôi th́ cứ viết thư hẹn, và đưa cho anh Ba Nhỏ, chủ quán hủ tiếu mà chúng ta vừa ăn đó. Anh chỉ nói: “Nhờ anh chuyển gấp cho anh Sáu Kiếng” là tôi nhận được ngay! Sáu Kiếng là tên của tôi hiện nay”.

Tôi không thể nói thật cho Xuân Vũ biết: “Ba Nhỏ là mật hộ viên của tôi”. Và càng phải giữ bí mật về thân phận của tôi hiện nay. Từ năm 1964, tôi không phải là tôi của những năm trong kháng chiến chống Pháp, hay là những năm đầu tập kết ra ở Hà Nội nữa! Trên lĩnh vực chính trị, hiện giờ tôi đă đứng trên chiến tuyến của Mặt Trận Quốc Gia đối đầu với Mặt Trận Cộng Sản (núp dưới danh nghĩa Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam Việt Nam). Vả lại, tôi đang “nằm vùng” trong hàng ngũ Quân Giải Phóng, khoát áo Cán bộ Giải phóng, mạo danh là đồng chí của Xuân Vũ, nên phải cảnh giác với mọi người chung quanh, kể cả người thân!

Tôi muốn lôi kéo Xuân Vũ về với chính nghĩa Quốc Gia Dân Tộc, để anh có điều kiện phát huy đến đỉnh cao về năng lực sáng tạo văn học của anh. Nhưng tôi phải kiên nhẫn chờ đợi cơ hội thuận lợi, để sau khi anh đă “va đầu vào thực tế phũ phàng” của cái gọi là “Đồng Khởi Bến Tre”, mà Hà Nội đă thần thánh hóa vai tṛ “vĩ đại của chị Ba Định”, trong việc chỉ huy “đoàn quân vũ trang bằng súng bặp dừa” đă đánh thắng cả “sư đoàn Mỹ- Ngụy” (!?) Tôi tin tưởng anh sẽ tỉnh ngộ nhanh, bởi v́ Xuân Vũ vốn là môt nhà văn thức tỉnh... và đến lúc ấy, tôi chỉ “rót thêm một giọt nước vào ly nước đă đầy” là ly nước của anh sẽ tràn ra, không ai ngăn chặn được!

Cuối năm 1968.

Tôi đang ngồi tại văn pḥng của A17 (mật danh của Sở Điệp Báo) tại đầu đường Mạc Đỉnh Chi (Sàig̣n), th́ nhận được một bản báo cáo của Ty An Ninh Bến Tre, cho biết: «Nhà văn Xuân Vũ đă ra tŕnh diện với tư cách là người T̀M TỰ DO!” Tôi rất vui khi nhận được tin Xuân Vũ đă tự thức tỉnh, từ bỏ hàng ngũ cộng sản, trở về với Chính Nghĩa Quốc Gia, không v́ sợ gian khổ, cũng không phải v́ bă lợi danh, mà v́ Lư Tưởng Tự Do, v́ sự nghiệp sáng tác chân chính của anh!

Ngày hôm sau, tôi điện thoại xuống Ty An Ninh Bến Tre hỏi thăm t́nh trạng của Xuân Vũ, th́ được biết Ban Q. (Ban Thẩm Vấn) của số 3 Bạch Đằng, đă bốc Xuân Vũ về Sàig̣n ngay trước khi tôi gọi điện thoại. Vậy là tôi có thể đến gặp Xuân Vũ dưới h́nh thức “Thẩm vấn để khai thác tin tức”- Bởi v́ theo nguyên tắc bảo toàn an ninh, ngăn chặn những phần tử “Chiêu Hồi Giả”, cho nên bất cứ ai ở trong hàng ngũ cộng sản trở về với quốc gia, đều phải qua giai đoạn Thẩm Vấn ở địa phương hoặc ở Trung ương (tùy theo chức vụ và vai tṛ của họ). Tôi muốn gặp Xuân Vũ cũng phải tôn trọng nguyên tắc đó! Cho nên, tôi phải gọi điện thoại cho Ban Q. xin đăng kư thẩm vấn “nhà văn T́m Tự Do Xuân Vũ”, nhưng được trả lời rằng: «Dù là ưu tiên 1 (tức trong nội bộ Phủ Đặc ủy) nhưng cũng phải đợi đến khi Ban Q. và CIA Sàig̣n thẩm vấn xong, th́ mới xếp lịch thẩm vấn cho A17 ». Tôi đành phải chờ!

Một tháng sau. Vào những ngày cận Tết Kỷ Dậu (2-1969), tôi được Ban Q. sắp xếp cho gặp nhà văn Xuân Vũ. Tôi gặp Xuân Vũ, không bằng tư cách là Thẩm Vấn Viên, mà với tư cách là bạn hữu. Vậy là, trong ṿng 20 năm (1950-1970) tôi chỉ gặp được Xuân Vũ có 5 lần - Một lần trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1950). Hai lần ở Hà Nội (1960, 1963). Một lần trong cuộc kháng chiến chống Mỹ (1967). Và lần này tại Sàig̣n, thủ đô của quốc gia Việt Nam Cộng Ḥa, một vùng trời Tự Do (1969). Rơ ràng, tôi và nhà văn Xuân Vũ đă có “Duyên Kỳ Ngộ” của hai Học Sinh yêu nước “xếp bút nghiên lên đường tranh đấu’, của hai Thanh Niên có mộng ước “cầm bút viết lên những nét điển h́nh của con người Việt Nam, của tâm hồn Việt Nam”; và của hai Chiến Sĩ Việt Nam, đă một thời chọn sai lư tưởng cách mạng, nhưng cũng đă thức tỉnh, chối bỏ chủ nghĩa cộng sản, trở về với chính nghĩa Quốc Gia Dân Tộc!

Khi gặp tôi tại Sàig̣n, Xuân Vũ rất ngạc nhiên. Anh hỏi:

—  «Anh bỏ chiến khu trở về đây hồi nào vậỷ”

Đến lúc này, cả hai chúng tôi đă cùng chung chiến tuyến quốc gia, nên tôi không cần dấu thân phận thật của tôi nữạ Thế là, chúng tôi cùng đồng cảm về những ǵ chúng tôi đă đánh mất trong những năm hoạt động trong hàng ngũ cộng sản, và những ǵ ḿnh sẽ đạt được trong cuộc chiến đấu cho lư tưởng Tự do, cho quyền sống của con người!
Sau thời gian kết thúc giai đoạn thẩm vấn, ngành an ninh đă làm sáng tỏ tư cách ‘T́m Tự Do” chính đáng của nhà văn Xuân Vũ! Do đó anh đă được Bộ Trưởng Thông Tin Chiêu Hồi bổ nhiệm vào chức vụ Phó Giám đốc Trung tâm Chiêu hồi (tọa lạc tại Thị Nghè). Tôi lại bận công vụ trên chiến trường ở Campuchia, nên chúng tôi vẫn không có điều kiện gặp nhau thường xuyên!

 Măi đến mùa Xuân 1972, khi tôi đă về làm việc luôn ở Sàig̣n, tôi mới thường gặp Xuân Vũ ở Trung tâm Chiêu Hồi. Một hôm, Xuân Vũ tham khảo ư kiến của tôi, rằng:

—  "Tôi vừa hoàn thành tác phẩm “ĐƯỜNG ĐI KHÔNG ĐẾN”. Và tôi có ư định đưa đứa con đầu ḷng trong cuộc đổi đời của tôi để tham gia giải Văn Học Nghệ Thuật Quốc Gia 1973, anh thấy thế nàỏ”

—  «Tôi rất tán thành, mặc dù tôi chưa được đọc qua nội dung của tác phẩm. Bởi v́ tôi tin vào văn tài của anh, đặc biệt là cái Subject (Chủ đề) “Đường Đi Không Đến” đă là một ư tưởng độc đáo rồi! Nhưng tôi khuyên anh nên lấy câu châm ngôn của dân gian Pháp là “Tout n’est pas bon à dire!” (Không phải điều ǵ cũng nói ra được), để làm phương châm duyệt lại tác phẩm của anh, khi nộp cho Ban Chấm Giảị”

Tôi động viên và góp ư với nhà văn Xuân Vũ

Không biết nhà văn Xuân Vũ có sửa chữa lại hay không? Nhưng tác phẩm “Đường Đi Không Đến" của anh, đă đạt Giải Thưởng Văn học Nghệ Thuật Quốc Gia năm 1973! Kết quả đầy vinh quang đó, là do chính tài năng văn học của bản thân Xuân Vũ, cộng với thực tiễn đă trải qua trong cuộc đời của người chiến sĩ văn nghệ. Nhà văn Xuân Vũ lần đầu tiên xuất hiện trên văn đàn Miền Nam Tự do, như một ngôi sao sáng chói!

Từ 1973 đến trước 30-4-1975, nhà văn Xuân Vũ c̣n cho độc giả miền Nam thưởng thức thêm 2 tác phẩm nữa của anh : “XƯƠNG TRẮNG TRƯỜNG SƠN” và “ĐẾN MÀ KHÔNG ĐẾN”. Độc giả Sàig̣n có nhiều ư kiến khác nhau về 3 cuốn Hồi Kư của nhà văn Xuân Vũ (kể cả Đường Đi Không Đến), Nhưng nói chung là “hấp dẫn người đọc!”
Riêng có cuốn “Đến Mà Không Đến” th́ có những phản ứng ngầm của một số sĩ quan An ninh- Chính trị. Họ cho rằng, nhà văn Xuân Vũ, qua tác phẩm “Đến Mà Không Đến” đă ám thị về “sự thất vọng” của nhà văn đối với các nhà lănh đạo nền Đệ nhị Cộng ḥa’(?). Khi nghe được dư luận ngầm này, có phần nào bất lợi cho sự nghiệp sáng tác của nhà văn Xuân Vũ, tôi vội vă đến gặp anh, nhằm mục đích trao đổi ư kiến, trên tinh thần “bằng hữu chi giao”, nghe bạn “bị oan t́nh không đành làm ngơ”!

Khi nghe tôi cho biết dư luận ngầm đó, Xuân Vũ bật cười, nói một cách nghiêm túc rằng:

—  “Kể ra, các vị đó cũng chịu khó đọc hồi kư “Đến Mà Không Đến” của tôi, và có suy tư về khía cạnh tư tưởng chính trị của nó. Nhưng, pardon (xin lỗi) các vị ấy đă soi bằng cái kiếng đen, cho nên mới nh́n thấy cái h́nh thù méo mó của nó!”

Rồi anh hỏi tôi:

—  “C̣n theo con mắt của nhà Sử học kiêm T́nh báo th́ như thế nàỏ”

—  "Anh cho phép tôi nói một cách trung thực nhé! Họ là những người có trách nhiệm bảo vệ nền an ninh chính trị của quốc gia, do đó họ phải cảnh giác đối với những tác phẩm văn học có tính bài xích chế độ dưới bất cứ h́nh thức nào, dù ít hay nhiều. Cho nên, chúng ta không thể trách họ! “Đến Mà Không Đến” của anh, theo cá nhân tôi, là phản ánh trung thực sự suy tư của anh đối với thực tiễn mà anh đă đối diện, mặc dù anh không “vạch mặt chỉ tên”, nhưng ai có trí tuệ đều thấy rơ là: “Anh đă đến với một chế độ tự do, nhưng anh đă bị thất vọng, và coi như không đến bến bờ tự do thật sự theo lư tưởng của anh!" Tôi không phản đối sự suy tư của nhà văn theo chiều hướng nào, hơn nữa tôi cũng tán thành cái logic của chủ đề tác phẩm! Nhưng tôi xin nhắc lại với anh, trong khi chiến tranh Quốc- Cộng chưa chấm dứt, th́ lúc nào anh cũng phải nhớ câu châm ngôn: ”Tout n’est pas bon à dire!” Tôi chân thành nói với anh.

Rất tiếc, v́ t́nh h́nh thời cuộc quá khắc nghiệt, tôi không có diều kiện để gặp lại nhà văn Xuân Vũ! Lúc này anh làm Biên Tập Viên cho Đài Mẹ Việt Nam. Nhờ đó, trước ngày 30-4-1975, anh và gia đ́nh đă được Mỹ bốc ra khỏi Miền Nam Việt Nam, trước khi quân Cộng sản chiếm Sàig̣n...

"Nhà văn Xuân Vũ đă thoát khỏi sự trừng phạt nặng nề mang tính chất trả thù của chế độ cộng sản, đối với những ai chống đối họ! Từ nay, tại THIÊN ĐÀNG TỰ DO của Hiệp Chủng Quốc Hoa kỳ, anh mặc sức mà sáng tác nên những tác phẩm văn học có giá trị nhân văn, để đời cho mai sau!”- Tôi thầm nghĩ như vậy, khi biết tin Xuân Vũ đă bay sang bên kia Đại Tây Dương!
Hai mươi năm sau (1975-1995)

Sau ngày 30-4-1975, tôi bị Cộng sản bắt giam, từ nhà tù Chí Ḥa (Sàig̣n) đến nhà ngục Hỏa Ḷ (Hà Nội), tổng cộng là 15 năm 7 tháng 4 ngày. Nhờ Chính phủ Hoa kỳ can thiệp (đến 3 lần), chính quyền cộng sản Việt Nam mới chịu tha, với điều kiện bắt buộc tôi phải kư giấy cam kết rằng: ”Khi ở nước ngoài không được kêu gọi hay tổ chức chống chính phủ Cộng Ḥa XHCN Việt Nam!” Tháng 8-1993, tôi được sang tị nạn chính trị ở Mỹ theo diện R.D. (Rapid Departure). Và tôi đă định cư ở vùng Đông Bắc Mỹ từ đó. Nhưng trong hai năm 1994-1995, tôi chưa liên lạc được với nhà văn Xuân Vũ! Tết năm Ất Hợi (1995), tôi có dip sang thăm người anh bà con ở Santa Anna (California), và đi xem chợ Hoa Xuân tại Little Sàig̣n, nên tôi mới thấy tên của nhà văn Xuân Vũ trên các tạp chí Xuân như: “Diễn Đàn Phụ Nữ”, “Quê Hương”... và một số tác phẩm của Xuân Vũ, mới viết trong 20 năm ở Hoa Kỳ (1975-1995), để trên kệ sách của nhà sách Văn Nghệ trong chợ Phước Lộc Thọ, như: “Đồng Bằng Gai Góc” (Hồi kư), “Sông Nước Hậu Giang” (Tiểu thuyết), Dưới Bóng Dừa Xanh” (Tiểu thuyết) v.v... Tự nhiên trong ḷng tôi cảm thấy vui vui, với tâm trạng của một người bất ngờ nhận được tin bạn cũ. Bởi vậy, khi lật từng trang sách của Xuân Vũ, tôi cảm thấy như đang “nói chuyện với Xuân Vũ” vậy! Cho nên, tôi tự bảo với ḷng ḿnh: ”Thế nào cũng phải t́m cho ra số phone nhà của người bạn cố tri – Nhà văn Xuân Vũ – để hiểu rơ cuộc sống và nhất là những thành quả sáng tác văn học, mà anh đă đạt được trong suốt 20 năm lưu vong ở xứ người (?)".

Vào cuối năm 1995, Bác sĩ Huỳnh Chí Thành, người bạn cũ trong thời Nam bộ Kháng chiến, từ California gọi điện thoại báo cho tôi biết số phone nhà của Xuân Vũ ở San Antonio (Texas)...

—  “Sau 6 giờ chiều – giờ Texas – ông hăy gọi, v́ lúc ấy Xuân Vũ mới có mặt ở nhà!”

Bác sĩ Thành dặn tôi.

Đúng 8 giờ tối hôm đó, tôi gọi điện thoại cho Xuân Vũ.

—  “Hello! Cho tôi nói chuyện với nhà văn Xuân Vũ.”

Tôi nói, khi nghe bên kia đầu giây có người nhấc điện thoại...

—  “Xuân Vũ đây! Xin lỗi, ai ở bên kia đầu giây?”

Tiếng của Xuân Vũ tuy đă khàn đục của người già, nhưng tôi vẫn nhận ra cái âm điệu của anh ta.

— “Sáu Tùng đây! Anh không nhận ra tiếng nói của tôi hay sao”

— “Xin lỗi! Tôi không nhận ra tiếng nói của anh! Tên của anh, tôi nghe quen lắm, nhưng vẫn chưa nhớ là gặp ở đâu? Anh nhắc dùm lại một vài kỷ niệm giữa chúng ta, có được không?”

—  “Anh và nhà văn Nguyẽn Tuân dẫn tôi đi ăn Phở Tư Lùn ở đầu phố Yết Kiêu Hà Nội, có nhớ không?”

— “A! nhà sử học kiêm nhà t́nh báo... phải không?”

Xuân Vũ ngưng vài giây, rồi mới thắc mắc hỏi:

—  «Tại sao tiếng nói của ông nghe ngọng nghịu khác thường vậy”

Tôi mới kể tóm tắt cho Xuân Vũ nghe về cảnh khổ của tôi trong hơn 15 năm tù, và bị tai biến mạch máu năo sau khi ra tù, nên tiếng nói mới bị ngọng nghịu như vậy.

— “Ông c̣n sống sót và được sang định cư ở Mỹ, có thể coi là một cuộc tái sinh. Chắc chắn rằng, ông sẽ thọ hơn 20 năm nữa đó!”

Sau khi động viên tôi, Xuân Vũ nói tiếp:

— "Ông cứ coi chuyện ở tù của ông như chuyện “Tái ông thất mă” vậy! Bởi v́ “cái vốn tù đày” trong hơn 15 năm của ông, sẽ là chất liệu sống, để ông sáng tạo nên một tác phẫm bất hủ cho đời rồi đấy!”

— “Cám ơn sự động viên chí t́nh của bạn! Nhưng bây giờ tôi muốn biết thành quả 20 năm sáng tác văn học của nhà văn tài hoa của xứ dừa như thế nào? Ông có thể vui ḷng kể sơ qua cho tôi biết được không?”

Tôi thành thật yêu cầu. 

— «Ông có biết không? “Tài hoa xứ dừa” hay xứ cau ǵ nữa, khi lưu vong sang xứ Coca Cola đều phải “Tay làm hàm nhai”, ăn “Sandwich th́ phải vích tối ngày vậy mà...” Xuân Vũ cười gịn, vẫn giữ phong cách pha tṛ như thuở nào.

— “Sang tới xứ Cờ Hoa, đặc biệt khi đến “Sàig̣n Nhỏ” ở vùng “đất ấm t́nh nồng” Cali, tôi đă thấy tên ông ở hầu khắp các hiệu sách... Tôi mừng cho ông có đất dụng vơ, bù lại những năm tháng ở Hà Nội...»

Tôi cười, nói nửa đùa nửa thật.

— «Khi ông xông vào thị trường chữ nghĩa Việt Nam ở hải ngoại, rồi ông mới thấy giá trị của câu “Văn chương rẻ như bèo”(!). Nhưng, cầm bút là nguồn sống tinh thần, là nghiệp dĩ của đời ḿnh, giống như “kiếp con tầm th́ phải nhả tơ” mà không đ̣i hỏi sự bù đắp của xă hội... V́ vậy, ḿnh cứ sáng tác đều đều, không để cho “cái đầu suy nghĩ” và “cánh tay viết lách” được rảnh rang, phải bắt nó làm việc, làm việc, và làm việc... cho đến khi trái tim ngừng đập mới thôi. Nhờ sự cố gắng tối đa như thế nên suốt trong 20 năm qua, tôi cũng đạt được một thành quả gọi là “không phụ ḷng của độc giả mến mộ” nhà văn xứ dừa này! ”Xuân Vũ tâm sự với một giọng không vui không buồn.

Nhà văn Xuân Vũ khiêm tốn nên không khoe thành quả văn học của anh với tôi. Nhưng tôi vẫn biết được anh đă miệt mài sáng tác, với một năng lực sáng tạo phi thường, rất hiếm thấy trong số nhà văn cùng lứa tuổi với anh, qua số lượng sách của anh đă được các nhà xuất bản ở hải ngoại ấn hành trong ṿng 20 năm qua. Từ 1975 đến 1995, nhà văn Xuân Vũ đă tŕnh Làng Văn Hải ngoại với hơn 40 tác phẩm văn học, khoảng chừng 7.000 trang (gồm có Hồi kư, Tiểu thuyết, Khảo luận...) Tính trung b́nh, mỗi năm, nhà văn Xuân Vũ cho ra đời 2 tác phẩm văn học, trong hoàn cảnh rất chật vật về thời gian, v́ vừa lao động kiếm tiền để đảm bảo đời sống của gia đ́nh, vừa tranh thủ thời gian nghỉ ngơi để viết văn!

Trong một bức thư gửi cho tôi (tháng 4-1996), nhà văn có tâm t́nh như sau: ”Viết văn đối với tôi là một việc cao quí gian khổ và đau khổ, lắm khi đầy đe dọa nữa! Nhưng nếu chết đi mà c̣n được đầu thai theo thuyết luân hồi của nhà Phật, th́ tôi xin tiếp tục cầm bút để hoàn thành những ǵ c̣n bỏ dở ở kiếp này... Ôi! Cây bút nhỏ bé gầy g̣, nhưng nếu không có nó th́ nhân loại chỉ là một loài súc vật ḅ lê trong vũng bùn ngàn năm!” 
Qua đoạn thư trên, chúng ta – những độc giả yêu quí nhà văn Xuân Vũ – đều có thể nhận thấy rơ ràng rằng: ”Nhà văn Xuân Vũ đă vượt qua bao khó khăn và gian nguy để hoàn thành những tác phẩm văn học cho đời! Cho dù trong hoàn cảnh nào, nghiệp văn vẫn là lư tưởng cao cả của Xuân Vũ! Anh không chỉ muốn viết văn ở kiếp này, mà c̣n muốn tiếp tục viết văn ở kiếp sau nữa. Bởi v́ Xuân Vũ đă nh́n thấy VĂN HỌC ĐĂ GÓP PHẦN SÁNG TẠO NÊN NỀN VĂN MINH CỦA NHÂN LOẠI!

Từ 1996 đến 2003, chúng tôi thường diện đàm với nhau, chủ yếu là thăm hỏi sức khỏe và trao đổi về những vấn đề thời sự chính trị ở quê hương Việt Nam. C̣n công việc văn chương th́ hầu như không có trao đổi, bởi v́ chúng tôi, mỗi người theo đuổi một lĩnh vực chuyên môn, tuy cùng ngành khoa học xă hội, nhưng lại khác nhau về phương pháp luận và cách thể hiện – Xuân Vũ theo đuổi sự nghiệp sáng tác văn học. C̣n tôi th́ chuyên tâm nghiên cứu lịch sử. 

Có lần, tôi ngỏ ư muốn có NHỮNG TÁC PHẨM ĐẮC Ư NHẤT CỦA XUÂN VŨ, để tôi thử viết một tiểu luận VỀ GIÁ TRỊ VĂN HỌC CỦA XUÂN VŨ. Và nhà văn Xuân Vũ đă trả lời cho tôi như sau: ”Nếu bạn có nhă ư muốn điểm sách của tôi th́ để thong thả tôi t́m đủ bộ gởi cho bạn... rồi bạn hăy viết mới dzui (đúng chữ của Xuân Vũ.)”. V́ vậy tôi đành phải chờ (?).

Tháng 8 năm 1998, nghe tin bà xă tôi qua đời trong một tai nạn bất ngờ (!) Anh Xuân Vũ đă gọi điện thoại chia buồn, và an ủi tôi. Tôi ghi nhớ măi, không thể nào quên câu nói của anh, rằng:

— “Chỉ có hai vợ chồng lưu vong nơi đất khách, bà xă đột ngột qua đời không một lời trối trăn, thật là quá bi thảm cho anh! Chắc hẳn là bạn rất cô đơn trong những ngày tháng sắp tới... Nhưng tôi tin tưởng bạn, vốn là một chiến sĩ kiên cường trong chiến tranh, đă từng ngồi tù cộng sản 15 năm, không thể dễ dàng bị gục ngă! Mong bạn sẽ dùng ng̣i bút b́nh luận chính trị và khảo luận lịch sử, làm vũ khí tinh thần, để đẩy lùi sự cô đơn, và tạo nguồn vui hạnh phúc bằng sự sáng tạo nên những tác phẩm cho mai sau!”

— Cám ơn anh Xuân Vũ (và bạn bè xa gần) đă nâng đỡ về tinh thần cho tôi rất nhiều! Nhờ vậy, tôi đă vượt qua nỗi buồn cô đơn, tiếp tục sự nghiệp nghiên cứu và biên soạn lịch sử Việt Nam...

Cuối năm 1998, nhà văn Xuân Vũ có gửi cho tôi 4 cuốn sách của anh vừa mới phát hành. Đó là: cuốn “Văn Nghệ Sĩ Miền Bắc Như tôi Biết” (Hồi kư – Tập II), cuốn “Những Bậc Thầy Của Tôi” (Khảo luận) và 2 cuốn “2000 Ngày Đêm Trấn Thủ Củ Chi” (Tập 5 & 6 – Hồi Kư, viết chung với Dương Đ́nh Lôi). Tôi đă đọc ngấu nghiến những tác phẩm mới ra đời của Xuân Vũ... trong  mấy ngày đêm, với tổng số hơn 1.700 trang.

Đọc xong các tác phẩm mới ra đời của nhà văn 69 tuổi (1930-1998) – Xuân Vũ, tôi phải thầm khâm phục sức sáng tác của anh! Nếu mới đọc qua đầu đề cuốn Hồi Kư “2.000 Ngày Đêm Trấn Thủ Củ Chi”, bạn đọc sẽ có cảm giác đầu tiên đây chỉ là những “chuyện đánh nhau”, ngán chết (!). Nhưng không, đây là một bức tranh về những cuộc đời trong một xă hội ở thời chiến tranh – Hỉ, Nộ, Ái, Ố... có đủ cả, được diễn tả bởi một ng̣i bút diêu luyện, của một nhà văn biết chọn lọc những câu chuyện điển h́nh, tạo nên một “xă hội Củ Chi” rất hấp dẫn!

C̣n cuốn Hồi kư về “Văn Nghệ Sĩ Miền Bắc Như Tôi Biết”, là một tác phẩm không chỉ có giá trị về tư liệu “Lịch Sử Văn Học Việt Nam Hiện Đại”, mà c̣n có giá trị phê phán sự lănh đạo độc tài của Đảng CSVN trong lĩnh vực văn học! Các bạn hăy đọc và nghiền ngẫm những lời tâm sự sau đây của nhà văn Xuân Vũ: “Cuộc diện đấu tranh giữa chính nghĩa Quốc gia và tà thuyết Cộng sản vong bản đang đến hồi quyết liệt, mất c̣n. Kẻ viết quyển sách này kính chúc các văn nghệ sĩ trong và ngoài nước hăy đoàn kết và thực hành đúng tinh thần cao cả của nhà nho tiền bối Nguyễn Đ́nh Chiểu: “Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà”. (sách đă dẫn, trong “Đôi Lời Tác Giả’).

Đặc biệt cuốn khảo luận “Những Bậc Thầy Của Tôi”, nhà văn Xuân Vũ đă gửi gấm một tâm sự nuối tiếc về ước vọng của nhà văn, rằng: «Tất cả cuộc sống xưa b́nh thường bỗng nhiên trở thành kỷ niệm. Tôi c̣n nhớ nhiều người quá mà không viết nổi nữa. Không có nhà văn nào khi chết mà đă hoàn thành tất cả những ư định của ḿnh. Cuốn sách này coi như “trạm nghỉ chân” cuối cùng, nghỉ xong rồi ngủ luôn không đi đâu nữa hết...” (Sách đă dẫn, trang IX, trong bức thư gửi cho Nxb của Xuân Vũ).

Đọc được tâm sự này của Xuân Vũ, tự nhiên tôi có một cảm xúc buồn buồn. Tôi nghĩ: “Chắc người bạn già của tôi đă không c̣n đủ sức khỏe để thực hiện những tác phẩm văn học đă tích lũy sẵn trong tâm hồn nghệ sĩ của anh! Anh đă có hoài băo làm một nhà văn chân chính, như nhà văn Nga Piotr Pavlenko đă từng nói: ”Văn chân chính phải dám tiêm vào mạch máu của dân tộc những nhân tố mới bằng ng̣i bút của ḿnh.” Nhưng giờ đây, lẽ nào Xuân Vũ lại gác bút ở cuối đường? ” Mặt khác, tôi lại nghĩ: ”Hay ông bạn già của tôi – chỉ c̣n 1 tuổi nữa là THẤT THẬP rồi - đă lâm bệnh nặng, đoán trước được thời gian chia tay vĩnh viễn với gia đ́nh và bạn bè? Nhưng Xuân Vũ không muốn cho bè bạn bận ḷng, nên đă không cho biết về bệnh t́nh của ḿnh?”

Tuy nhiên, trong thực tế của 5 năm qua (1999-2003) nhà văn Xuân Vũ vẫn tiếp tục viết không ngừng nghỉ, với một năng lực phi thường, đối với một thể trạng bệnh hoạn của anh! Anh viết truyện ngắn, truyện dài, phiếm luận... Và sửa chữa, hoàn thành những tác phẩm chưa in.... Anh có mặt hầu khắp trên các tạp chí Việt ngữ ở Mỹ, ở Canada, ở Pháp v.v... Đâu đâu, trên thế giới này, cộng đồng người Việt hải ngoại đều đọc được những sáng tác văn học mới nhất của nhà văn Xuân Vũ. Hai truyện dài gần đây nhất của nhà văn Xuân Vũ, đang đăng từng kỳ trên bán nguyệt san Tự Do của nữ văn sĩ Mặc Bích (Houston – Texas), là truyện “THẤT SƠN, ĐỊA LINH NHÂN KIỆT”, và truyện “QUÊ NỘI QUÊ NGOẠI”, có thể nói là rất hấp dẫn người đọc!

Trong tuần đầu tháng 11-2003, anh đă chủ động gọi điện thoại cho tôi đến 2 lần. Có thể nói, đây là một hiện tượng bất b́nh thường suốt trong 8 năm nay (1995-2003), trong sự giao tiếp bằng điện thoại giữa Xuân Vũ với tôi!

Lần thứ nhất, anh động viên tôi nên hoàn thành càng sớm càng tốt tác phẩm: Hồi kư của “NGƯỜI TÙ BỊ ĐỔI TÊN.” Anh nói như sau:

— “Hồi kư của “Người Tù Bị Đổi Tên” là một câu chuyện t́nh báo, nhưng đă hàm chứa một giai đoạn lịch sử đấu tranh giữa Chính Nghĩa và Phi Nghĩa, của dân tộc Việt Nam (1945-1975), thật sự hấp dẫn người đọc, v́ mỗi lần tôi đọc từng kỳ trên bán nguyệt san Tự Do của bà Mặc Bích, là có tâm lư nôn nóng muốn xem tiếp, để biết câu chuyện sẽ diễn biến và kết cục ra sao. Vậy ông dự định chừng nào mới cho ra mắt bạn đọc quyển Hồi Kư “Rút Ruột” đó?”

— “Cám ơn nhà văn tài hoa đă quá khen để động viên tôi! Nhưng tôi không có sức viết nhanh như ông đâu! Tôi sẽ cố gắng hoàn thành trong năm 2004 hoặc 2005!”

Tôi trả lời một cách dè dặt, đồng thời hỏi lại Xuân Vũ:

—”Tính từ sau tháng 4-1975 đến cuối năm 2003, ông đă sáng tác được bao nhiêu tác phẩm rồỉ”

— “Thú thật với ông, tôi không nhớ chính xác đâu! Độ chừng gần 80 tác phẩm ǵ đó! Số lượng nhiều mà nội dung dở ẹt th́ cũng vứt vào xọt rác thôi. Cái chính là chất lượng của tác phẩm mới là điều đáng nói với một nhà văn chân chính! Có phải thế không bạn?”

Xuân Vũ nói thật nghiêm túc.

Lần thứ hai, trong cuộc điện đàm với tôi, nhà văn Xuân Vũ đă tiết lộ một tâm sự “buồn vạn kiếp” của thân phận lưu vong, kư sinh trên xứ lạ quê người!

— “Ông đă từng đến Bến Tre, nhưng không biết ông đă từng đến Quê Ngoại của tôi hay chưa? Quê ngọai tôi là một vùng đất nằm ven con rạch chảy suốt bề ngang Cù Lao Minh, và chảy qua hai phố chợ Tân Hương và Cầu Mống. Sau nhà ngoại tôi là một cánh đồng rộng trải dài tới xóm Cái Bần thuộc làng Đại Điền, một làng trù phú, có những nhà giàu nhất nh́ tỉnh Bến Tre»

Xuân Vũ vừa kể đến đó, tôi liền cắt ngang, hỏi:

— “Quyển tiểu thuyết “Xóm Cái Bần” của ông, có phải là viết về xóm Cái Bần mà ông đang kể đó không?”

— “Đúng, cái xóm đó! Ông có biết không, quê ngoại đối với tôi là một bài thơ dài, một thiên hồi kư vô tận, không tài nào viết ra nổi! Tới chết, tôi vẫn c̣n mang theo những h́nh tượng đẹp đẽ về một miền quê, nơi tôi cất lên tiếng khóc chào đời trong một ngôi nhà xưa u tịch. Đối với tôi, không có mảnh đất nào đẹp bằng Quê Ngoại... Đó là mảnh trời riêng của tôi, không thể t́m đâu ra, mảnh trời riêng ấy, trên cơi đời này!”

Xuân Vũ thở dài, nuối tiếc...

— "Hay là ông cố gắng sắp xếp đi về thăm Quê Ngoại một chuyến, để khỏi ân hận khi vĩnh viễn nằm xuống trên đất lạ!”

Tôi thành tâm khuyên bạn.

— “Bác sĩ Huỳnh Chí Thành ở Cali cũng nhiều lần khuyên tôi như ông vừa khuyên vậy... Nhưng tôi đă suy nghĩ kỹ rồi: ”Chính quyền Cộng sản sẽ không chấp nhận cho nhà văn chống cộng, như Xuân Vũ, được tự do trở về thăm Quê Ngoại đâu!”

Xuân Vũ cười một cách chua chát.

Bẳng đi một thời gian, khoảng hơn một tháng, tôi và nhà văn Xuân Vũ không điện đàm với nhau...

Một đêm cuối tháng 12-2003, tôi nhận đươc điện thoại từ Cali, Bác sĩ Huỳnh Chí Thành báo hung tin: ”Xuân Vũ đang trong t́nh trạng hôn mê bất tỉnh, và phải thở bằng b́nh dưỡng khí!”

—  “Nhắm Xuân Vũ có vượt qua được trận hung hiểm này hay không?”

Tôi sốt ruột hỏi.

—  “Xem ṃi khó khăn lắm! Chúng ta đành phải cầu nguyện cho anh ta, vậy thôi!”

Bác sĩ Huỳnh Chí Thành thở dài...

— ”Bạn bè cùng trang lứa với chúng ḿnh đă lần lượt xếp hàng đi về bên kia thế giới hết rồi! Chừng nào sẽ đến chúng ta đâỷ”

Tôi b́nh thản hỏi.

— “Thôi th́ nguyện ước nào chưa thực hiện được, phải tranh thủ thực hiện đi! Nếu không, chắc chắn sẽ mang hận xuống dưói tuyền đài chớ biết làm sao?”

Huỳnh Chí Thành xúc động nói.

Đêm nhận được hung tin về Xuân Vũ, tôi cứ trằn trọc, không ngủ được! Vẫn biết rằng: "Ai cũng không tránh được cửa TỬ!” nhưng khi nghe bạn bè đang bước vào cửa đó, th́ ḷng ḿnh lại không dằn được nỗi niềm bi thương cho số phận của con người, trong đó có chính ḿnh!

Tôi nghĩ nhiều về Xuân Vũ...

Anh, quả thật là một nhà văn có sức sáng tác khác thường! Chỉ trong ṿng 8 năm gần dây (1996-2003), mỗi năm nhà văn tuổi 70 này đă cho ra đời trung b́nh là 4 tác phẩm, với khoảng trên dưới 1.000 trang. Như vậy, so với 20 năm đầu ở hải ngoại (1975-1995), tốc độ sáng tác của Xuân Vũ đă tăng lên gấp đôi, trong khi tuổi càng già hơn, sức khoẻ càng yếu hơn. Nhưng, văn tài vẫn không sút kém, mà c̣n có chiều sâu tâm hồn hơn, bắt kịp hơi thở của thời đại hôm nay – Thế kỷ 21!

Trong hơn một năm nay (từ tháng 4-2002), nhà văn Xuân Vũ đă giúp cho tạp chí Phương Đông, do nhà báo Việt Hùng chủ trương, cơ sở tại thành phố Lowell thuộc tiểu bang Massachusetts, làm “CAI VƯỜN VƯỜN HOA PHƯƠNG ĐÔNG”. Có người cho rằng, đây chỉ là một việc làm có tính chất “tếu vui” cho qua những ngày cuối đời của nhà văn Xuân Vũ mà thôi (?) Tôi cho đó là một thành kiến sai lầm! Theo dơi mục “Vườn Hoa Phương Đông” trong suốt 21 tạp chí (Từ tháng 4-2002 đến tháng 12-2003), tôi nhận rơ mục đích cao đẹp trong việc làm “Cai Vườn” của nhà văn Xuân Vũ, là: Khuyến khích những ai thích viết văn th́ cứ mạnh dạn viết (như Cai Vườn Xuân Vũ đă nói: ”Ai viết được một bức thư th́ có thể viết văn được...”); làm cho mọi người không c̣n có mặc cảm “múa ŕu qua mắt thợ”! Nhờ truyền bá tinh thần “Văn Học Đại Chúng” đó, nên đă có nhiều tên tuổi lạ, nhiều bạn trẻ thích viết văn làm thơ, đă mạnh dạn xuất hiện trên “Vườn Hoa Phương Đông”. Qua đó, giới văn học hải ngoại có thể phát hiện ra những văn tài mới... Một ông bạn già, bạn đọc thường xuyên của tạp chí Phương Đông, có nói với tôi rằng: ”Từ ngày có Xuân Vũ xuất hiện trong mục Vườn Hoa Phương Đông, nội dung của tạp chí Phương Đông có phàn tươi mát và rôm rả, hấp dẫn người đọc hơn!”. Vậy, Vườn Hoa Phương Đông, nếu không có Xuân Vũ làm Cai Vườn, th́ tương lai sẽ ra saỏ

Tối ngày 1-1-2004, tôi nhận được liền 2 cú điện thoại: Một của nhà báo Việt Hùng ở Massachusetts, một của Bác sĩ Huỳnh Chí Thành ở California, đều thông báo TIN BUỒN: ”XUÂN VŨ ĐĂ VĨNH VIỄN XA CHÚNG TA RỒI!”

Tôi lặng người... và chỉ thốt ra một câu từ cơi ḷng của người bạn cố tri, một thân phận lưu vong nơi xứ người, thật sự mến mộ nhà văn:

«XUÂN VŨ–MỘT NGÔI SAO VĂN HỌC ĐĂ TẮT!»

Kính cẩn nghiêng ḿnh tiễn Bạn Xuân Vũ đi về bên kia thế giới trong sự an b́nh, vui vẻ. Thành tâm chúc Bạn Xuân Vũ đạt được ư nguyện, như anh đă tâm sự với tôi, là «sẽ tiếp tục Sự Nghiệp Văn Chương ở kiếp sau, nếu có luân hồỉ»

Đêm anh đi...ḷng tôi lạnh giá… Vẫn c̣n đây những kỷ niệm xưa rồi.

Đêm anh đi...tuyết rơi phủ trắng… Những ngày tới năo nuột ḷng tôi.

Đông Bắc Hoa Kỳ!  Một đêm đầu tháng 1-2004

Lê Tùng Minh

 

Trang Nhà  :

 

Tiếp nhận thư tín :