Sóng Thần

Sóng Thần tiếng nói của người viễn xứ, gửi về quê hương yêu dấu, niềm tin và hy vọng Dân Chủ Đa Nguyên

 
 
 
   Văn Học  & Nghệ Thuật
 

Như Khóm Lục B́nh Rượu Hoài Nghi Ta Uống Sầu Chăn Gối

 

Hải Bằng

Người nhạc sĩ tài hoa nào đó, khi hứng cảm đă gởi lại đời lời t́nh ca rất ngọt ngào, thật dễ thương "Lối đi qua nhà em - Nghe nồng nàn mùi dạ lư thật thơm...". Nhưng với thi sĩ Hoàng Lộc th́ ngược lại. Lúc thi nhân trở lại chốn xưa, gặp lại người con gái "ngày ấy ḿnh ước mơ", thay v́ vui tươi, th́ tâm hồn ông tự dưng thiếu vắng những nụ cười.

Trong thi phẩm Ngày Trở Lại Hội An, thi sĩ Hoàng Lộc đă gởi tâm t́nh lên giấy mực :


"... Khi trở về bé lên mười sáu

Rất dịu dàng nhưng rất lạ đời anh

Khi đưa tay gơ vội trái tim ḿnh

Nghe sai lỡ như một lần dâu bể

Anh đă già rồi hồn khô ư trễ

Tương lai mù trên mấy ngọn sầu đông

Yêu vô vàn cũng rớt giọt t́nh không..." !


― Cần phải "biết người biết ta" , bởi thế nên thi nhân đă tự ḿnh thu h́nh trong nỗi bơ vơ lúc vừa mới đặt chân trở lại quê nhà (?) "... Khi trở về bé lên mười sáu - Rất dịu dàng nhưng rất lạ đời anh - Khi đưa tay gơ vội trái tim ḿnh - Nghe sai lỡ như một lần dâu bể". Có thể v́ vậy nên thi nhân đành "... Bé đâu hay thành phố đó lên sương - Là khi anh cúi xuống một đời buồn...".

Đoạn kế tiếp trong thi phẩm Ngày Trở Lại Hội An, thi sĩ Hoàng Lộc đă sướt mướt :


"... Khi anh về bất ngờ anh biết khóc

Qua hiên nhà, bé vào lớp học

Bé đâu hay thành phố đó lên sương

Là khi anh cúi xuống một đời buồn"


Nỗi buồn của thi sĩ Hoàng Lộc, như nỗi cô đơn của thi sĩ Phan Bá Thụy Dương, thi nhân gởi qua lời thơ trong thi phẩm Liên Khúc Vô Thường, nghe tưởng chừng có chút ǵ mất mát...

Đời là một cuộc chơi kéo dài với bao lọc lừa khôn dại. Những kẻ chân thành thường hay thua thiệt triền miên. Bởi những ván cờ đời luôn được người ta cố t́nh ŕnh rập, tráo trở triền miên. Rơ ràng là con pháo, nhưng họ lớn tiếng cho là con xe. Không ai bụm miệng, nhưng có khi nạn nhân tự bắt buộc ḿnh phải cúi đầu im lặng.

Bởi thế nên thi sĩ Phan Bá Thụy Dương, chở theo cơn buồn trong thi phẩm của ḿnh không phải là điều vô cớ :

"... Ta là ai -

Ta là ai sao tâm linh ngơ ngác

Người là ai -

Người là ai mà sắc diện mơ hồ

Rượu độc ẩm hề chân lạc loài đưa

Mây biến dịch mưa chắt chiu giọt nhỏ... ».

― Là một trong số những nghệ sĩ cầm bút, từ sau ngày rời khỏi ghế nhà trường, thi sĩ Hoài Hương Tử (Trần Minh Ư) nhiều lần ngồi khóc như đứa bé thơ. Vào những ngày đầu quê hương bị thay màu cờ, đổi sắc áo. Nỗi đắng cay và sự cương quyết của Hoài Hương Tử thể hiện qua một số thi phẩm, mà người viết may mắn t́m lại được trong trí nhớ mấy câu (Thi sĩ Hoài Hương Tử cùng bà vợ đă tuần tự giă biệt cuộc đời, sau vài năm quê hương đổi chủ).


«Ta xuống ngựa, chưa bao giờ ngă ngựa

Một lần thôi cũng đủ biết trận đời

Đường ta đi không hành trang bến tựa

Rượu nghiêng bầu, ta uống măi không thôi»


Là một trong những nghệ sĩ may mắn, Hoài Hương Tử có bà vợ từng ngày mua bán tảo tần, để cho chồng có th́ giờ phụng sự cho lư tưởng văn chương, thi phú.

Hai câu thơ dưới đây của Hoài Hương Tử, là một trong những kỷ niệm đáng nhớ giữa chúng tôi và người quá cố, thời làm báo ở thủ đô Sàig̣n :


«... Xe đời bao chuyến qua rồi rẽ,

Để lại hồn ta đại lộ hoang».

― Trong bài Lá Thư Văn Nghệ, thi sĩ kiêm văn sĩ Hồ Công Tâm đă tỉ mỉ nhận xét về thơ của thi sĩ Tùng Linh thật đúng mức văn nghệ : «... Tôi mới đọc phần đầu thi phẩm, từ trang 5 đến trang 40 phần thơ của Tùng Linh. Tôi đọc ngấu nghiến, đọc ngạc nhiên và say mê. Đọc rồi đọc lại. Không phải đọc lại một lần, mà đọc lại nhiều lần. Bởi v́ thơ của Tùng Linh lời trau chuốt, điêu luyện, trang nhă, đẹp thơ mộng, ư thoát tục phiêu lăng khiến người yêu thơ có cảm tưởng như được đọc và được ngây ngất với cái hồn thơ tinh túy của Đinh Hùng, Vũ Hoàng Chương, Hồ Dzếnh, Huy Cận thời tiền chiến...».

Người viết cũng từng say mê và trích khá nhiều câu thơ t́nh của thi sĩ Tùng Linh, đưa vào mục nầy.

Tự biết ḿnh không đủ khả năng, vă lại chúng tôi cũng không chủ trương b́nh thơ trong mục nầy. Phải thật t́nh mà nói, có dịp được đọc những bài thơ t́nh của thi sĩ Tùng Linh, ḷng ḿnh cảm thấy đang lạc vào giấc mơ hết sức... thần thoại. T́nh đẹp quá, như chuyện thần tiên xa dịu vợi. Nhưng có lúc cũng buồn như đang đưa mắt nh́n từng chiếc lá vàng rơi rụng, cùng với bóng chiều lên.

Thi nhân nêu lên câu hỏi chợt nghe buồn, dầu vậy hồn thơ vẫn dâng hương, vẫn ngọt ngào, tràn trề lai láng...

«... Nụ hôn đầu ai có vấn vương không

Sao khép nép cho mùa thu rụng lá»


Một đoạn trong thi phẩm Cung Đàn Hư Thực, thi sĩ Tùng Linh đă thả lên không trung từng cánh t́nh lơi lả, bay dập d́u khắp nẻo trời mơ...


«... Đường em đến mây bay vờn hạnh phúc

Lối em đi d́u dịu ánh xuân hồng

Nụ hôn đầu ai có vấn vương không

Sao khép nép cho mùa thu rụng lá...»


Cũng với nhà thơ Hồ Công Tâm. Ông tiếp tục nhận xét về thi sĩ Tùng Linh như sau «... Ở Sàig̣n đă từng là giảng viên Đại học. Năm 23 tuổi, Tùng Linh đă có thi phẩm được xuất bản. Nay nhà thơ ở tuổi «nhân sinh thất thập cổ lai hy» sống lưu vong trên đất khách quê người lại có thơ xuất bản. Thơ của anh thật chắt lọc, điêu luyện trong mọi thể thơ».

Xưa nếu chúng ta say mê thơ lục bát của Hồ Dzếnh, của Huy Cận tiền chiến th́ nay chúng ta lại được ngây ngất với những vần thơ lục bát của Tùng Linh.

Tập thơ mang đề tựa Tuổi Nào Cho Thơ, th́ bên trong tập thơ, Tùng Linh sáng tác thi phẩm Cho Thơ Tuổi Nào. Thi nhân vừa lăng mạn vừa ngọt ngào, hồn thơ thơm ngọt như trái mận hồng đào trên cây.


« Tiếng ḷng dỗ giấc chiêm bao

Có dư âm báo tuổi nào cho thơ

Với duyên tao ngộ đường tơ

Như c̣ bay trắng đẹp bờ trường giang


Tóc xanh mà nhớ thu vàng

Tương tư c̣n hẹn mây sang bắc cầu

Bạc đầu thao thức canh thâu

Ṇi si trau chuốt từng câu đa t́nh

Hoàng hôn cho đến b́nh minh

Thú yêu thơ ngát hoa quỳnh nửa đêm»

― Thi sĩ Lê Hưng VKD, người bạn sanh cùng năm với nhị vị thi sĩ Hồ Linh và Tùng Linh. Cả ba người bạn cùng trường cùng tuổi nầy, đă cùng góp hồn thơ với vạn chuyện ḷng vào thi phẩm Tuổi Nào Cho Thơ, do cơ sở Kinh Doanh ấn hành năm 2008 tại Bắc Cali, Hoa Kỳ.

Trong thi phẩm Lối Cỏ Đường Hoa (2) thi sĩ Lê Hưng đă khéo lời trách móc... người xưa «Từ đấy, và đây, và gió bụi - Ngại ngùng chưa thế hết tan đau - Dư âm vang vọng mùa ca trước - Bài hát lênh đênh trớn trở sầu...». Lối cỏ đường hoa sao không đượm màu tươi thắm, mà ưu buồn tràn ngập lối đi qua ? Lời thơ của thi sĩ Lê Hưng mang h́nh ảnh của những buổi chiều tà. Nhưng không phải thế mà thơ của anh thiếu phần lai láng :


«Kích thước tâm linh quá nhiệm mầu

Chuyện t́nh, em ạ, thuở yêu nhau

Thôi th́ lưu bút đừng vương vấn

Thầm lặng ghi lời : chỉ với nhau

Từ đấy... rồi đây, và gió bụi...

Ngại ngùng chưa thể hết tan đau

Dư âm vang vọng mùa ca trước

Bài hát lênh đênh trớn trở sầu...

Thân phận như quên thời vụng dại

Mộng đời ôm ấp chuyện ngày sau

(Em đi... tất cả trời mưa gió

Ta lén ru : T́nh ái bể dâu)»

― Những cuộc t́nh trong thi phẩm Lối Cỏ Đường Hoa của thi sĩ Lê Hưng VKD đều mang theo chuỗi buồn đăng đẳng. Dầu mang tên «Lối Cỏ Đường Hoa», mà người đọc không t́m thấy màu sắc một nụ hoa, hoặc màu xanh tươi của bờ cỏ cuối chân mây. Trong thi phẩm Lối Cỏ Đường Hoa (3) thi sĩ Lê Hưng không quên gởi kèm theo từng tiếng thở dài vô cùng ảo năo... «Rượu hoài nghi ta uống sầu chăn gối - Quên lối về, năm tháng cũ phân vân...» !


«Đêm trần thế, em nỡ cười gian dối ?

(Ta vào đông, em duyên dáng chiều xuân)

Rượu hoài nghi ta uống sầu chăn gối,

Quên lối về, năm tháng cũ phân vân...

Thư t́nh cũ như lạc loài, mất tuổi

Lưu bút nầy ? Xa vắng đến băn khoăn.


Mầm vỡ rạn, dầu rằng chưa đôi chối

Lời thề qua... nào nghĩ chuyện ăn năn

Đêm trần thế, em nỡ cười gian dối

Ta vào đông, em duyên dáng vào xuân.

― Cuộc đời vốn vô cùng rắc rối. Mà cuộc t́nh c̣n khiến đời khó phân bày. Thi sĩ Ngọc Hà đă gởi tâm t́nh qua thi phẩm Em T́m Em «... Em t́m em mất hút dấu ngày xưa... - Ḍng sông vẫn chảy như những ngày xa lắm - Nhưng bàn chân không hiểu nổi bến bờ».

Làm sao con tim có thể vui trở lại, khi thuyền t́nh măi lênh đênh không t́m ra bế đỗ ! Có lẽ v́ thế nên thi sĩ Ngọc Hà bất ngờ bật khóc «... Em bây giờ chẳng phải là em - Chợt bật khóc khi ḍng sông chảy măi».

Chính v́ nỗi đắng cay trên nên thi sĩ Lê Hưng từng buông lơi tiếng thở dài «... Rượu hoài nghi ta uống sầu chăn gối - Quên lối về, năm tháng cũ phân vân...»

(Thi phẩm Em T́m Em của thi sĩ Ngọc Hà tiếp nối dưới đây)


Em t́m em - mất hút dấu ngày xưa

Ưùa nước mắt t́m hoàng hôn lạ lẫm

Ḍng sông vẫn chảy như những ngày xa lắm


Nhưng bàn chân không hiểu nổi bến bờ !

Em t́m em - lạc giọng với hư vô

Anh xa quá mà ngày xưa cũng mất

Nỗi nhớ là những điều rất thật

Chỉ có anh... hư ảo măi đến giờ...


Em t́m em - xao xác những mùa xa

Câu hát cũ đă không c̣n nhớ nổi

Dài rộng quá những con đường lạc lối

Chẳng được nhau mà mất cả chốn về.


Em t́m ǵ trong sâu hút cơn mơ

-em của một thời trong trẻo quá- ?

Nhưng cây đă mùa mùa thay lá

Em mùa mùa ngơ ngác nhớ quên !


... Em bây giờ chẳng phải là em

Chợt bật khóc khi ḍng sông chảy măi

Có những điều chẳng thể nào quay lại

Và mùa xưa... giờ lạc mất em rồi

― T́nh yêu phút ban đầu là nụ cười, với bao ước mơ và muôn ngàn mộng đẹp. Có không ít cuộc t́nh êm xuôi như ḍng nước, chảy miên man, nên t́nh tự đến cuối đời. Nhưng sóng gió của cuộc đời sẵn sàng làm tan nát mọi niềm vui. Tại sao thế ? Câu hỏi nầy, chưa thấy nhà tâm lư học nào trên thế giới rơ ràng phân tách !

T́nh yêu khi nằm trong ṿng tay, người đời có khi vô t́nh hờ hững. Lúc xa nhau rồi th́ hối tiếc cũng bằng không ! Nhạc sĩ Trúc Phương đă gởi bao cảm xúc trong bản t́nh ca Chuyến Tàu Hoàng Hôn "... Níu đôi chân thời gian - làm cho giây phút chia ly nầy kéo dài - Trước khi phân kỳ - Ước sao cho tàu đừng đi...".

Nhưng thực tế bao giờ cũng phũ phàng. Hai câu thơ kết trong thi phẩm Em T́m Em của thi sĩ Ngọc Hà, đă gián tiếp trả lời cho sự ước ao mơ hồ đó !

Có những điều chẳng thể nào quay lại

Và mùa xưa... giờ lạc mất em rồi

Hải Bằng

 

Trang Nhà  :

 

Tiếp nhận thư tín :