Sóng Thần

Sóng Thần tiếng nói của người viễn xứ, gửi về quê hương yêu dấu, niềm tin và hy vọng Dân Chủ Đa Nguyên

 
 
Câu Lạc Bộ Dân Chủ
 

Tại sao vẫn thiếu vắng một Mặt Trận Dân Chủ lớn mạnh ?

Tôn Thất Thiện

"…những người tranh đấu cho dân chủ phải kiên tŕ, sẵn sàng chấp nhận một cuộc đấu tranh không những có thể kéo dài đến hết đời ḿnh, mà c̣n tiếp tục qua thế hệ khác. Một điều đáng mừng là hiện nay có một số người thuộc loại này đang hoạt động như vậy…"

Phần I: Tại sao ?

Người Việt Nam phân hóa

Muốn đương đầu hữu hiệu với chế độ cộng sản trong một cuộc tranh đấu giành dân chủ mà không đẩy dân tộc Việt Nam vào một cuộc nội chiến tàn phá mới, cần phải có một mặt trận dân chủ lớn, mạnh. Nhưng, đến nay, sau 30 năm được nghe rất nhiều tiếng kêu gọi đoàn kết, trong nước cũng như ngoài nước vẫn thiếu vắng một mặt trận như thế, và không có dấu hiệu ǵ cho ta nghĩ rằng t́nh trạng này sẽ thay đổi trong một tương lai gần. Chỉ cần đọc tin tức mỗi ngày trên laptop ta cũng thấy rơ rằng, qua thời gian, sự phân hóa giữa người Việt, nhất là ở ngoài xứ, không những không bớt đi, mà lại c̣n gia tăng. Số bản tin "spam" càng ngày càng nhiều và các tin tức, nhận định, kêu gọi, tuyên bố, tuyên cáo, thông cáo, thông báo, tâm sự, tâm thư, v.v. càng ngày càng dài hơn...

Các "spam" trên đây không phải chỉ do các đoàn thể - đảng, liên minh, phong trào, mặt trận... - mà c̣n do một số cá nhân, phổ biến, và số cá nhân làm việc này xem lại nhiều hơn các đoàn thể. Phần khác, những đoàn thể phổ biến các bản tin không phải là những đoàn thể có từ lâu và mang tên quen thuộc, mà là những đoàn thể mới lập, tên nghe rất lạ tai. C̣n cá nhân th́ rất nhiều tên hoàn toàn mới. T́nh trạng này đưa đến nhận xét : người Việt ai cũng "tranh đấu" cả, nhưng chỉ muốn tranh đấu một ḿnh, không cần tập hợp chung sức với ai cả, với niềm tin rằng cá nhân ḿnh đủ sức loại bỏ được một chế độ có bảy triệu đoàn viên tổ chức chặt chẻ như chế độ cộng sản, và mang lại tự do hạnh phúc, dân chủ tiến bộ cho hơn 80 triệu dân Việt Nam...
Nếu phán xét một cách hời hợt, ta sẽ cho rằng những đoàn thể và cá nhân trên đây hám danh, tŕnh độ hiểu biết thấp kém, không hiểu ǵ t́nh thế. Nhưng, thực ra, họ, cũng như rất nhiều người khác, là nạn nhân của một t́nh trạng do lịch sử để lại ; họ mang một số khuyết tật căn bản, nhưng không ư thức được t́nh trạng này, họ không công nhận rằng ḿnh có khuyết tật căn bản như vậy.

Những khuyết tật căn bản nêu trên là khuyết tật không phải của riêng ǵ một cá nhân mà của đại đa số, nếu không nói là của hầu hết người Việt hiện nay. Nó là một đặc tính tâm lư, một đặc trưng của văn hóa Việt Nam, nằm sâu trong tiềm thức của quần chúng và chi phối hành vi của họ từ hơn một thế kỷ nay. Đây là một vấn đề then chốt của Việt Nam, cần được giải quyết tốt đẹp mới giải quyết được các vấn đề khác, đặc biệt là vấn đề hiện đại hóa, nghĩa là dân chủ hóa và phát triển kinh tế.

Muốn giải quyết tốt đẹp vấn đề, trước hết phải hiểu rơ nó. Điều này đ̣i hỏi một cuộc suy tư triệt để, thẳng thắn, b́nh tĩnh và vô tư về tâm lư của người Việt, và một cuộc tự vấn cũng triệt để, thẳng thắn, b́nh tĩnh, và vô tư về chính bản thân ḿnh, để thấy rơ người Việt và chính bản thân ḿnh có những tính tốt và những khuyết tật ǵ, t́nh trạng này có những ảnh hưởng ǵ, tại sao có những khuyết tật đó, và làm sao cải thiện t́nh trạng. Nhưng đây là một việc mà, đến nay, rất ít người làm, một phần v́ nó đ̣i hỏi phải có khả năng phân tích lớn, một phần v́ nó chạm tự ái dân tộc và cá nhân : làm như vậy có vẻ phanh phui những ǵ xấu về dân tộc Việt Nam và về chính bản thân minh. Chỉ trong gần đây nó mới được đưa ra cứu xét và thảo luận một cách thẳng thắn, b́nh tĩnh, tường tận, và vô tư như vậy.

Hai khuyết tật l

Một trong những người đóng góp nhiều trong sự soi sáng vấn đề trên đây là anh Nguyễn Gia Kiểng. Anh là một người tiên phong trong sự cứu xét và thảo luận thẳng thắn, b́nh tĩnh, sâu rộng, tường tận và vô tư này. Trong tác phẩm Tổ Quốc Ăn Năn (TQAN), và trong nhiều bài báo đăng trong Thông Luận, anh đă nhận diện hai khuyết tật lớn đă gây ra rất nhiều trở ngại lớn cho sự thành lập một mặt trận dân chủ lớn mạnh có khả năng đóng vai tṛ một lực lượng đối trọng hữu hiệu trong cuộc tranh đấu với chế độ cộng sản nhằm đem lại tự do dân chủ cho Việt Nam. Hai khuyết tật đó là: thiếu ḷng yêu nướcthiếu óc tổ chức.
Hai khuyết tật trên đây đă được anh Nguyễn Gia Kiểng mổ xẻ rất chi tiết và anh đă đưa ra những nhận xét đă gây tranh luận sôi nổi, nhưng, vô tư mà nói, nó phản ảnh đúng thực tại.

Về khuyết tật thiếu yêu nước, quan điểm của anh Kiểng có thể tóm tắt như sau: "Người Việt Nam hoặc không yêu nước, hoặc chỉ yêu nước một cách tương đối... Quần chúng Việt Nam chỉ quan tâm đến quyền lợi và sự yên ổn của ḿnh hơn là cho tương lai đất nước... Ḷng yêu nước của người Việt Nam không phải là không có nhưng rất mờ nhạt". Phần khác, "nếu thực sự yêu nước th́ người Việt trước hết phải yêu nhau đă, chứ không thể phủ nhận, mạt sát, lên án, tiêu diệt nhau... [và] chống lại tinh thần ḥa giải dân tộc". (TQAN, tr. 68-69).
Một triệu chứng lớn khác của sự thiếu yêu nước là tâm lư phá hoại và đập phá vô trách nhiệm tiềm năng của đất nước, không "quư từng con đường nhỏ, từng cây cầu, từng dăy phố, từng căn nhà... tránh những phí phạm và những cuôc chiến tranh làm chết hàng triệu người và tàn phá đất nước" (TQAN, tr. 5).

Nhận xét trên đây áp dụng cho quá khứ, cũng như cho hiện tại. Trong thời gian gần đây, nhiều cán bộ cộng sản vỡ mộng đă thẳng thắn công nhận rằng họ đă bị lừa và các cuộc chiến tranh trong những năm 1945-1975 là những sự phí phạm sinh mạng và tài nguyên của đất nước. Và những người thăm viếng Việt Nam đều đồng ư trên một điểm : quần chúng rất thờ ơ với những vấn đề đất nước, ai cũng chỉ lo cho thân ḿnh ; tranh đấu cho dân chủ dược coi như là một chuyện vớ vẩn. Đến mức có những người không muốn nghe nói đến "yêu nước" nữa v́ hai tiếng này đă thành "bẩn thỉu" (TQAN, tr. 570). Thái độ này tất nhiên là một trở ngại lớn cho việc vận động quần chúng trong việc thành lập một mặt trận dân chủ lớn, mạnh. Tại sao có t́nh trạng này là một điểm này sẽ được bàn chi tiết ở đoạn sau.

Khuyết tật thứ hai liên quan mật thiết với văn hóa. Nó là một khuyết tật lớn của xă hội Việt Nam dính liền với chuyển biến lịch sử, đặc biệt là từ cuối triều Tự Đức đến nay. Anh Kiểng đă nghiên cứu tường tận vấn đề này. Những sưu khảo và suy nghiệm của anh đă được thâu tóm rơ ràng và gọn ghẽ trong Tổ Quốc Ăn NănThông Luận. Vấn đề này cũng được một nhóm tư tưởng gia của Đệ Nhất Cộng Ḥa Việt Nam đặc biệt nghiên cứu trong tác phẩm Chính Đề Việt Nam. Nhóm này (từ đây sẽ được gọi là "Nhóm CH-I") cũng đă phân tách vấn đề rất tường tận, và đưa ra những nhận xét rất sâu sắc góp một phần quan trọng vào việc soi sáng vấn đề, nhất là về nguyên do tại sao Việt Nam lại lâm vào t́nh trạng đó. Một phần lớn của những điều tŕnh bày trong bài này lấy từ những tác phẩm trên đây.

Nhóm CH-I, cũng như anh Kiểng, đă chú tâm vào vấn đề tổ chức v́ họ hoạt động chính trị. Hoạt động chính trị là tranh đấu để thực hiện những mục tiêu chính trị-xă hội mà ḿnh muốn. Nó đ̣i hỏi phải có một ban lănh đạo gồm một số người đồng thuận về mục tiêu đường lối (lư thuyết), phương thức hoạt động, hợp tác chặt chẽ, và có kỷ luật, để vận động quần chúng, nghĩa là phải có một tổ chức rộng, lớn, và vững. Nhưng đến nay chưa có một tổ chức nào đủ điều kiện trên đây để đương đầu với đảng cộng sản.

Thiếu một văn hóa tổ chức

Nguyên do của t́nh trạng nói trên là Việt Nam thiếu một văn hóa tổ chức. Chúng ta có một quan niệm rất sơ sài về tổ chức. Chúng ta vẫn thường coi tổ chức là những buổi hội thảo, những cuộc biểu t́nh, những đêm văn nghệ. Chúng ta coi tổ chức là một bộ môn không cần phải học, ai nói cũng được, ai làm cũng được. Thực ra th́ nó là một môn thuộc tâm lư xă hội học, nhưng [v́ những lư do sẽ bàn ở đoạn dưới] nó không được phát triển ở nước ta. Do đó, văn hóa căn bản của chúng ta vẫn là "một văn hóa lẻ loi", chúng ta không cảm thấy nhu cầu phải sinh hoạt trong một tổ chức, chúng ta nh́n các tổ chức một cách khinh khi. Chúng ta không ư thức đuợc khó khăn của việc thành lập, duy tŕ và phát triển của một tổ chức, nhất là một tổ chức chính trị.
Liên hệ giữa tổ chức và văn hóa là một điều rất ít được nói đến trong các giới chính trị, và ngay cả trong các giới trí thức Việt Nam. Cho nên ít người hiểu rằng văn hóa tổ chức là những kiến thức về bản chất cuộc sống của một tổ chức. Nó cũng là cách suy nghĩ và ứng xử trong khuôn khổ của một tổ chức, khiến con người không quên vai tṛ thành viên có nhiệm vụ bảo vệ và phát triển tổ chức của ḿnh. Một tổ chức là một thực thể riêng, có trí khôn, những mục tiêu và những yêu cầu riêng, khác với những thành viên của nó. Những vấn đề của một tổ chức khác với những vấn đề cá nhân và gia đ́nh về tầm vóc, và bản chất.
Muốn kết hợp thành tổ chức phải biết vượt trên cá nhân ḿnh, chấp nhận hy sinh và hệ lụy của tổ chức để xây dựng một lực lượng có khả năng thực hiện những việc lớn. Đây là những đức tính mà chỉ có những người rất thức thời, sáng suốt, có tầm vóc, được đào luyện trong một văn hóa tổ chức mới có được. Thiếu văn hóa tổ chức th́ không thấy có nhu cầu tham gia tổ chức, và nếu có tham gia cũng thiếu phản xạ tổ chức - phản ứng tức khắc và tự nhiên trong sự chấp nhận những hệ lụy cần thiết cho sự hữu hiệu của tổ chức - đặc biệt là biết kềm chế tự ái để tôn trọng kỷ luật đoàn thể, chấp nhận và thi hành đứng đắn những quyết định của đa số, và tránh những cử chỉ, hành động, thái độ gây bất ḥa, chia rẽ, trong tổ chức. Thiếu văn hóa tổ chức th́ không hiểu sự phức tạp của tổ chức, và nhất là không ư thức đuợc nguyên do căn bản tại sao người Việt Nam yếu kém về tổ chức, tại sao (nói theo Nhóm CH-I) tổ chức không được đặt lên hàng đầu của các "giá trị tiêu chuẩn" của xă hội Việt Nam, và người Việt Nam không ư thức rằng ḿnh bị tâm lư vô tổ chức chi phối nặng đến mức nào.
Rơ ràng rằng v́ thiếu năng khiếu về tổ chức nên, đến nay, Việt Nam vẫn chưa có được một mặt trân dân chủ có tầm vóc để đương đầu hữu hiệu với cộng sản. Cũng rơ ràng rằng thiếu tổ chức là một vấn đề văn hóa. Nhưng có một vấn đề nữa liên hệ mật thiết với tổ chức, đó là vấn đề phát triển. Điều này được nghiên cứu rất tường tận trong Chính Đề Việt Nam. "Chính Đề" là vấn đề chính, và vấn đề chính của Việt Nam là vấn đề phát triển - hiện đại hóa - và loại bỏ cộng sản chỉ là bước đầu của tiến tŕnh này. Cũng như trong sự thành lập một mặt trận có tầm vóc, nó đ̣i hỏi phải có một sự vận động quần chúng, nghĩa là tổ chức. Và văn hóa thiếu tổ chức là một trở ngại lớn trong việc giải quyết vấn đề.

Một di sản của lịch sử

Tại sao người Việt thiếu kinh nghiệm, khả năng, quan niệm và quan tâm về tổ chức ? Đây là một vấn đề lịch sử liên quan đến di sản văn hóa của người Việt, đặc biệt là trong thời gian 200 năm qua. Cho nên phải cứu xét kỹ và vô tư những biến chuyển của văn hóa Việt Nam trong thời gian này.

Văn hóa của một nước biểu thị những "giá trị tiêu chuẩn" của giới thống trị của nước đó. Việt Nam đă qua ba giai đoạn lịch sử : vương quyền độc lâp, bảo hộ Pháp và cộng sản. Người dân Việt Nam đă sống dưới ba văn hóa : Khổng giáo, thực dân Pháp và độc tài kiểu mác-lê. Những chuyển biến liên quan đến sự kiện này rất lớn và rất nhiều. Nó đă được anh Kiểng và Nhóm CH-I cứu xét rất tường tận trong những tác phẩm đă nêu trên. Bài này chỉ đề cập đến những chuyển biến liên quan nhiều hơn cả đến khía cạnh tổ chức, và, đặc biệt, những ảnh hưởng của nó đến sự thiếu năng khiếu về tổ chức của người Viêt Nam.
Trước hết là Khổng giáo. Theo anh Kiểng, "Khổng giáo là một văn hóa vô tổ quốc". Do đó, nho sĩ là kẻ không có tổ quốc, họ phủ nhận quốc gia và khước từ mọi nhiệm vụ đối với cộng đồng, họ chỉ mưu lợi cho ḿnh và sống trung thành với nghề sĩ, nghĩa là nghề đi học với làm quan. "Những nhà nho không có tổ quốc, v́ họ chỉ biết tới các tổ nghề, nghĩa là các thánh hiền của họ, và người tuyển dụng họ, nghĩa là nhà vua" (TQAN, tr. 346-347).

Nhận xét của anh Kiểng quá gắt gao, nhưng, về nội dung, phải công nhận rằng nó đúng, nhưng chỉ thật đúng về Khổng giáo từ cuối triều Tự Đức. Trước đó, quốc gia Việt Nam, dưới các chế độ quân chủ, vẫn là những quốc gia có tổ chức, có văn hiến, đủ sức mạnh để chống lại xâm lăng từ phương Bắc, như dưới các triều Lư, Trần, Lê, và bành trướng về phương Nam, như dưới các chúa Nguyễn. Đó là v́ mục tiêu chính của Khổng giáo là tạo dựng quốc gia ổn định, có trật tự, quy củ. Phương tiện dùng để đạt mục tiêu này là đạo lư. Nếu mọi người trong một nước chấp nhận và tôn trọng đạo lư này th́ tạo được một quốc gia-xă hội có tổ chức.

Trong đạo lư Khổng giáo, khái niệm "vua" chiếm một địa vị then chốt. Nói theo Nhóm CH-I, nó là bảo đảm cho sự vững chắc, "tín hiệu tập họp" của toàn bộ cơ cấu quốc gia, xă hội, vua là thiên tử, đại diện của Trời, quyền hạn vô biên, địa vị bất khả xâm. Với điều kiện là ông phải làm đúng vai tṛ của ḿnh : ông ta phải là một người đức độ, sáng suốt, công bằng, bảo vệ được an toàn cho đất nước, phúc lợi cho dân ; ông là một đấng công, minh. Một ông vua như vậy được dân chúng tin cậy, chấp nhận. Giữa vua và triều đ́nh - những kẻ vua dùng - và dân có một "t́nh trạng thăng bằng" (nói theo Nhóm CH-I). Cho nên, vấn đề yêu nuớc được giải quyết ổn thỏa bằng cách đồng hóa "Ái Quốc" với "Trung Quân", như Nhóm CH-I nhận xét; cơ cấu căn bản của xă hội là làng mạc tự trị ; bộ máy hành chánh của triều đ́nh - chế độ quan trường - bao trùm lên trên các tổ chức quần chúng. Quốc gia Việt Nam theo Khổng giáo là một quốc gia có tổ chức, đă có nhiều thời kỳ thịnh vượng để lại nhiều thành tích. "Xưa kia, khuôn khổ Khổng-Mạnh của chúng ta, tuy đă thất bại trong nhiều lănh vực, nhưng ít ra đă đào tạo được lớp người thấm nhuần đạo quân tử, có tâm lư của người trưởng thành và tinh thần trách nhiệm của người lănh đạo. Tất cả các truyền thống tốt đẹp đă sụp đổ cùng một lúc với uy quyền chánh trị của Việt Nam" (CĐVN, tr. 84).

Tổ chức quốc gia Việt Nam theo mô h́nh Khổng giáo, nặng về khía cạnh đạo lư, chỉ có đủ mạnh để đương đầu với mọi t́nh thế trước khi va chạm với văn minh phương Tây, nhưng, sụp đổ vào giữa thế kỷ 19 dưới sự tấn công của Pháp.

Sự sụp đổ này khởi đầu dưới triều vua Tự Đức và hoàn tất vào cuối thế kỷ 19. Tóm tắt, vua Tự Đức và triều đ́nh của ông không làm trọn nhiệm vụ của họ - canh tân để giữ nước - nên đương nhiên mất sự sùng bái của dân chúng. Vua không c̣n là tượng trưng của chủ quyền quốc gia nữa. Vua, then chốt của quốc gia, không c̣n nữa. Điều này quá rơ ràng sau khi Trung Quốc kư hiệp ước Thiên Tân (1885) nhượng quyền phong vương Việt Nam cho Pháp. Từ đó vua Việt Nam do Pháp chọn. Trong mắt người Việt Nam, ông ta không phải là vua của Việt Nam. Việt Nam không có vua nữa. Trung quân không c̣n là "giá trị tiêu chuẩn" và "tín hiệu tập họp" của người dân yêu nước muốn hướng về "Tổ Quốc" nữa. "Ái Quốc" thành một câu hỏi : "Quốc là ǵ ?", "Tổ Quốc ở đâu ?" thay v́ là một tín hiệu. Xă hội Việt Nam sụp đổ v́, trong thực tại, "Trung Quân thành một danh từ vô nghĩa". Cho nên "Ái Quốc" và "Tổ Quốc" cũng thành những danh từ vô nghĩa.
Sự mất vua kéo theo sự sụp đổ hoàn toàn của tổ chức xă hội truyền thống Việt Nam. Về phương diện tổ chức chính trị hành chánh, nó tạo ra một khoảng trống. Chính quyền bảo hộ Pháp lấp khoảng trống này với một tổ chức của họ.

Nhóm CH-I đă phân tách rất tường tận tác động của chế độ bảo hộ Pháp trên xă hội Việt Nam về phương diện tổ chức. Xă hội đó được phác họa như sau:

"Ngoài một hệ thống hành chánh, thời kỳ thống trị của Đế quốc Pháp để lại cho ta một xă hội hoàn toàn vô tổ chức. Chính cái tổ chức, có vẻ chặt chẽ, của các làng mạc của chúng ta ở miền Bắc cũng bị lung lay đến tận gốc rễ. Ngoài tổ chức gia đ́nh ra, người dân Việt Nam, lúc bấy giờ, không c̣n biết một tổ chức xă hội hay chức nghiệp nào nữa. Song song với một xă hội vô tổ chức và rời rạc, một hệ thống hành chánh chuyên phục vụ quyền lợi của kẻ thống trị" (CĐVN, tr. 345).

Riêng về chế độ quan trường - tổ chức chính trị hành chánh - dưới thời Pháp thuộc th́:

"Khi c̣n là một bộ phận của chế độ quân chủ chuyên chế, các tệ đoan của quan trường không phát triển được nhờ quyền hành rất rộng và h́nh phạt cấp thời của nhà vua. Khi người Pháp đến, chế độ quan trường được giữ lại, v́ một sự tính toán khôn khéo, nhưng không c̣n sự chế ngự tự nhiên như xưa nữa. Các nhược điểm của quan trường đương nhiên nẩy nở và sự tham nhũng và hà hiếp dân chúng đă lên đến mức độ tột cùng. Người Pháp không có lư do ǵ mà tẩy trừ t́nh trạng đó, v́ chủ trương của họ là để cho những người họ dùng không được ḷng dân-chúng. Và làm lợi cho dân chúng không phải là mối lo âu của thực dân.

V́ vậy cho nên, tính cách quan liêu, phục tùng hèn hạ kẻ trên, và hà hiếp khinh miệt kẻ dưới là nhược điểm không thể cởi bỏ được của lớp người tai mắt trong thời kỳ thực dân" (CĐVN, tr. 86) ["lớp người tai mắt" được giáo sư Nguyễn Ngọc Huy gọi là "lớp người ưu tú"...].
Về tổ chức quần chúng, Nhóm CH-I viết:

"Sở dĩ chúng ta mất ư thức quần chúng và không quan niệm được tính cách cần thiết của sự tổ chức quần chúng trong đời sống của quốc gia, v́ trong gần một trăm năm, chúng ta đă sống trong chế độ thống trị của Đế quốc, trong đó tổ chức quần chúng bị tuyệt đối cấm đoán... nhà cầm quyền Pháp cai trị xứ này cần ǵ đến tổ chức quần chúng. Ngược lại họ cần phải cấm đoán mọi h́nh thức tổ chức quần chúng để giữ cho nhân dân sống rời rạc và không đoàn tụ được... Nhiệm vụ của bộ máy hành chánh của Pháp... chỉ là bảo vệ công cuộc trị an, để cho quyền lợi kinh tế của Pháp được bảo đảm. V́ vậy cho nên, các tổ chức quần chúng đối với người Pháp dưới chế độ Pháp thuộc không thể sinh sống được", CĐVN, tr. 319).

Chế độ bảo hộ Pháp kết thúc năm 1945, nhưng ảnh hưởng tai hại của nó vẫn tiếp tục lâu dài sau đó : tâm lư cầu an, thờ ơ với những vấn đề hệ trọng của đất nước, tránh tập họp, tránh giao lưu với những người "có vấn đề" với chính quyền, chỉ lo cho bản thân và gia đ́nh, vẫn chi phối không những số đông, và ngay cả "lớp người tai mắt". T́nh trạng này không những được duy tŕ, mà c̣n trầm trọng hơn dưới chế độ cộng sản.

Anh Kiểng đă nhận xét rằng chủ nghĩa cộng sản "chỉ là một cải tiến của Khổng giáo". "Nó đă được hưởng ứng và thành công v́ nó rất phù hợp với văn hóa Khổng Mạnh mà chúng ta đă thấm nhuần và trân trọng trong suốt lịch sử" (TQAN, tr. 236-237). Nói như vậy đúng, nhưng nó chỉ thật đúng từ hai khía cạnh : tính cách chuyên chính của các chế độ Khổng giáo, và tinh thần phục tùng quyền lực của giới nho sĩ quan trường Khổng giáo, đặc biệt là dưới Pháp thuộc. Xét về phương diện tổ chức th́ chế độ cộng sản Việt Nam lại là kết tinh của những ǵ xấu nhứt của Khổng giáo lẫn chế độ Bảo hộ Pháp.
Nếu ta xét thời gian 1945-1975 về phương diện tổ chức, điều nổi bật là : ưu tiên của tất cả các phe, cộng sản, chống cộng sản, tất nhiên là nhu cầu quân sự, trong đó kỷ luật chiếm hàng đầu. Phe nào huy động được dân chúng sẵn sàng chấp nhận kỷ luật hơn th́ phe đó được thế mạnh hơn. Điều này tùy thuộc "tín hiệu tập họp". Nhờ lỗi lầm lớn của cựu hoàng Bảo Đại, chính phủ De Gaulle, và chính phủ Truman, phe cộng sản dành được danh nghĩa tranh đấu cho độc lập, "giá trị tiêu chuẩn" cao nhất, có công dụng "tín hiệu tập hợp" rất hiệu nghiệm đối với nhân dân Việt Nam thời đó. Họ đă triệt để khai thác yếu tồ này, và đó là lư do chính đưa họ đến chiến thắng năm 1975. Gần đây, có nhiều ngựi đă hết ḿnh theo cộng sản trong thời gian chiến tranh lên tiếng giải thích rằng ư chí độc lập làm cho họ mù quáng và bị lănh đạo cộng sản lừa gạt, cho dự "một cuộc lên đồng tập thể" (theo Dương Thu Hương) để thực hiện mưu đồ của họ, hoặc Việt Nam "không hề được giải phóng và thống nhất", đó chỉ là "một cuộc ăn cắp khổng lồ" (theo Bùi Tín).

Từ 1975 đến nay, mục tiêu thực của đảng cộng sản Việt Nam rất rơ ràng : đó là bám chặt quyền lực để thụ huởng. Bằng cách áp đặt lên nhân dân Việt Nam một chế độ chuyên chính, bạo tàn, hiểm độc, vô đạo, hơn cả các chế độ Khổng giáo và bảo hộ Pháp nhiều. Nói cho đúng, chế độ cộng sản Việt Nam hiện nay là một chế độ "thực dân bản xứ" (nói theo Bửu Sao), nhưng lại độc hiểm, tàn ác, bất nhân, triệt để, và hữu hiệu hơn thực dân hơn Pháp nhiều trong việc đàn áp dân chúng. Họ hữu hiệu hơn nhờ áp dụng những kỹ thuật tinh vi của cộng sản Liên Xô. Cơ quan an ninh của họ là một hệ thống khủng bố mà người Việt Nam nào cũng sợ. Trong một tác phẩm được phổ biến rộng răi, Viết Cho Mẹ Và Quốc Hội, ông Nguyễn Văn Trấn, một cán bộ cộng sản kỳ cựu, tiết lộ rằng ngay cả chủ tịch nước Tôn Đức Thắng cũng sợ "chúng nó".

Có một điều rất đặc biệt mà, theo tôi biết, chưa ai đề cập đến khi nói về cộng sản Việt Nam. Đó là không những họ thẳng tay tiêu diệt những đảng phái, đoàn thể đối lập, phân hóa và cô lập hóa tất cả các tổ chức không chấp nhận quan điểm cộng sản, mà c̣n cô lập hóa ngay cả đến từng cá nhân. Nhóm CH-I đă nhận diện đặc thù đó như sau :
"...không bàn nói đến sự tổ chức quần chúng chặt chẽ như một tổ chức quân đội theo lối cộng sản. Mục đích của cộng sản vượt xa sự đưa quần chúng vào khuôn khổ một lối sống tập thể, bởi v́ cộng sản nhắm, trước tiên, mục tiêu chặt đứt hết dây liên hệ của người dân, trên các lănh vực gia đ́nh, xă hội và tôn giáo, thay thế vào đó bằng những dây liên hệ duy nhứt của đảng, để biến người dân thành một bộ phận hoàn toàn dễ điều khiển của một bộ máy chung mà họ là những người sử dụng" (CĐVN, tr. 315).

Phần II: Làm thế nào ?

Khoanh tay chờ đợi ?

Qua tŕnh bày ở trên, ta thấy rơ rằng, trong t́nh trạng hiện nay, tổ chức một mặt trận dân chủ là một chuyện vô cùng khó khăn. Không những người tổ chức phải tụ tập được một số người hiểu rơ gánh nặng di sản văn hóa mà các chế độ Khổng giáo và thực dân Pháp để lại, mà c̣n phải sẵn sàng điều chỉnh tư tưởng và hành vi của ḿnh, cùng vượt qua những chướng ngại mà chế độ cộng sản dàn ra để chận đường họ. Những người đă nghiên cứu kỹ vấn đề đều công nhận sự khó khăn này.
Anh Kiểng công nhận như sau:

"Tất cả người Việt chúng ta, dù ở trong hay ngoài nước, dù ở lứa tuổi nào vẫn bị nhiễm độc nặng nề v́ nền văn hóa Khổng Mạnh được du nhập vào nuớc ta với cái nội dung c̣n tồi tệ hơn nguyên bản của nó ở Trung Quốc... Cái di sản hai ngàn năm đó vẫn khống chế chúng ta. Chúng ta phải ư thức điều đó th́ mới có hy vọng rũ bỏ được nó và tiến xa" (TQAN, tr. 371).

Nhóm CH-I nhận định như sau:

"Với thời gian, các dây liên hệ về tôn giáo, văn hóa và xă hội đă ăn sâu vào tiềm thức của các dân tộc cùng một xă hội. V́ thế cho nên không có lầm lẫn nào to tát cho bằng sự tin tưởng rằng trong một vài thế hệ hay môt vài thế kỷ có thể thay đổi được tất cả tư tưởng của một dân tộc" [người viết bài này nhấn mạnh] (CĐVN, tr.74).

Một câu hỏi rất chính đáng được đặt ra ở đây: "Nếu như vậy, chúng ta đành khoanh tay, đợi cả thế kỷ nữa mới thấy bóng dân chủ ở Việt Nam hay sao ?". Xin trả lời rằng: "Không đến nỗi như vậy". Trước hết, vấn đề ở đây không phải là thay đổi "tất cả tư tưởng của một dân tộc", mà chỉ là khai thông một chướng ngại về khiếm khuyết văn hóa do lịch sử để lại. Thứ đến, nếu lich sử tạo ra những thế kẹt, lịch sử cũng dành cho ta những lối ra. Gần đây, những biến chuyển Liên Xô và Đông Âu cho ta thấy rằng các chế độ cộng sản có vẽ vững chắc vẫn có thể sụp đổ dễ dàng, nhanh chóng, và nhường chỗ cho chế độ dân chủ.
Chế độ cộng sản Liên Xô sụp đổ từ trong - implosion - do kết quả của một sức ép tập hợp lại của hai áp lực : áp lực từ trong và áp lực từ ngoài. Áp lực từ trong là áp lực của các đoàn thể và cá nhân Xô Viết, đăc biệt là từ ngay trong hàng ngũ đảng cộng sản Liên Xô, của những phần tử ư thức đuợc sự cần thiết của thay đổi. Áp lực từ ngoài là áp lực của các cường quốc dân chủ cùng áp lực của dư luận dân chủ của các nước đó. Cần nói rằng áp lực này là áp lực được duy tŕ liên tục và qua thời gian dài. Riêng về các nước cộng sản Đông Âu, có thêm một điều kiện : sự yểm trợ của cường quốc bao bọc các nước đó không c̣n nữa.
Ở đây tôi xin bổ túc với hai chuyện cá nhân.

1. Tháng 8 năm 1988. Trên đường từ Singapore về Montréal, tôi ghé London thăm một người bạn Anh thân làm ở tuần báo The Economist. Ông ta vừa đi một ṿng quan sát Đông Âu về, đă viếng thăm tất cả các nước cộng sản trong ṿng một tháng. Ông ta nói với tôi : "Chỉ có Poland chắc chắn sẽ thay đổi. Hungari có thể lung lay, nhưng ở Bulgari, Tiệp khắc và nhất là Đông Đức cộng sản c̣n vững lắm". Tôi nói với ông ta: "Chúng ḿnh già rồi. Nhưng rán sống 20 năm nữa để chờ xem cộng sản sụp đổ. Tôi cá với anh rằng việc này sẽ xảy ra trong thời gian đó...". Nhưng ngay năm sau, 1989, bức tường Berlin bị đập phá, rồi tất cả các nước chư hầu Nga sụp đổ, và đến năm 1990 ngay cả Liên Xô và Đảng Cộng Sản Liên Xô cũng bị giải thể... Có một chi tiết khác cũng đáng ghi là: lúc ở nhà ông bạn ở London, tôi có gặp một cặp vợ chồng trẻ người Tiệp Khắc vừa vượt biên được tạm trú ở nhà ông ta. Họ bỏ trốn Tiệp Khắc v́ nghĩ rằng ở lại trong xứ để tranh đấu cho tự do dân chủ chẳng có ư nghĩa ǵ cả v́ chính quyền cộng sản c̣n rất vững và không có dấu hiệu ǵ cho thấy rằng họ sắp sụp đổ cả !
2. Đầu năm 1948, trong khi chờ đợi vào Đại Học London, tôi theo học một lớp bổ túc Anh ngữ ở City of London College. Ở đó tôi quen với một người Tiệp Khắc, cháu của ông Masaryk, tổng trưởng ngoại giao (không cộng sản) trong chính phủ "liên hiệp" Quốc-Cộng Tiệp. Tháng 2-1948, cộng sản đảo chánh, ông Masaryk nhảy cửa sổ tự vận. Người bạn Tiệp của tôi phải bỏ học về xứ v́ bị cắt chuyển ngân, và gia đ́nh đang c̣n ở Tiệp Khắc. Người đó chịu "an phận", chấp nhận không hoạt động chống chính quyền, dạy tiếng Anh cho mấy ông cán bộ cộng sản cao cấp, và được để yên. Năm 1989, sau khi cộng sản Tiệp sụp đổ, người đó viết cho tôi một bức thư ngắn, trong đó có câu : "Tôi không ngờ mà được có ngày hôm nay. Tiệp Khắc được giải phóng sau 40 năm chịu đựng chế độ cộng sản !".

Chế độ cộng sản được thay thế bởi một chính phủ do ông Vaclav Havel cầm đầu. Ông này là nhân vật lănh đạo danh tiếng của tổ chức "Hiến Chương 77", phong trào tranh đấu đ̣i dân chủ Tiệp Khắc. Phong trào này đă có từ nhiều năm, và dù bị chính quyền cộng sản đàn áp vẫn tồn tại và gắn bó với nhau, đủ điều kiện để thay thế chế độ cộng sản sụp đổ.

Phải có một tổ chức sẵn sàng tiếp thu

Kinh nghiệm Tiệp Khắc cho ta thấy rằng, muốn duy tŕ và khai thác t́nh thế mới mở đường cho sự thiết lập một chế độ tự do dân chủ để tiếp thu ngay chế độ cộng sản đă sụp đổ, phải có sẵn một tổ chức tự do dân chủ có đủ điều kiện, sẵn sàng đảm nhiệm chính quyền và hướng dẫn dân chúng. Cùng với kinh nghiệm Liên Xô và các nước cộng sản Đông Âu khác, nó cho thấy rằng có ba điều kiện căn bản tổ chức trên đây phải thỏa măn:

1. Có một ban lănh đạo có uy tín và bản lĩnh - có lẫn tài cùng đức, quyết tâm và nhứt trí,

2. Có chủ thuyết và chương tŕnh hành động thích hợp,

3. Có khả năng huy động quần chúng.

Trong mấy chục năm qua, thành thực mà nói, các giới chống cộng Việt Nam, trong cũng như ngoài nước, chưa có một đảng, tổ chức, đoàn thể nào thỏa măn đầy đủ ba điều kiện nói trên. Như đă tŕnh bày rất rơ ràng, lư do chính là trong một thời gian dài, khả năng tổ chức không được phát huy, un đúc, không được xếp vào hàng những "giá trị tiêu chuẩn" ưu tiên trong văn hóa Việt Nam. Đó là một di sản của ba chế độ Khổng giáo, bảo hộ Pháp và cộng sản. Di sản này tuy không phải là lỗi của riêng ai cả, nhưng là một chướng ngại ghê gớm cho sự tập họp người Việt trong sự loại bỏ chế độ cộng sản để xây dựng một xă hội tự do dân chủ tiến bộ. Ghê gớm đến nỗi có người cho rằng viễn ảnh thiết lập dân chủ "rất đen tối", và, như thế : "Cuộc đấu tranh của chúng ta c̣n có ư nghĩa ǵ không ?" (Nguyễn Ngọc Tấn, "Cơ hội nào cho Nguyễn Gia Kiểng ?", Thông Luận, tháng 11-2007).
Câu hỏi trên đây đă được trả lời ở đoạn trên, và những dữ kiện đă nêu ra cho phép kết luận rằng nếu cộng sản dùng "cỗ máy thời gian" để "bám trụ vĩnh viễn", như Nguyễn Ngọc Tấn nhận xét, th́ "cỗ máy thời gian" cũng có thể đưa đến sự giải thể của chế độ đó, như lịch sử đă chứng minh. Và, v́ vậy, những người tranh đấu cho tự do dân chủ phải lo tổ chức để có thể thích ứng kịp thời và hữu hiệu khi cơ hội đến với họ.

Cụ thể, phải thỏa măn ba điều kiện nêu trên. Nhưng, trước tiên. phải có một cái nh́n, một lối suy tư và một thái độ hoàn toàn mới về vấn đề Việt Nam. Phải thành thực công nhận rằng người Việt Nam nào cũng bị một khuyết tật tâm lư chi phối nặng nề, có thể nói rằng làm cho họ vô dụng về phương diện xă hội : cá nhân tính quá mạnh mà tinh thần tập thể quá yếu. Cho nên mỗi người phải làm một cuộc suy xét và tự vấn triệt để, t́m hiểu vấn đề, và quyết tâm khống chế khuyết tật đó để có thể tham gia hữu hiệu vào những hoạt động tập thể. Đây là điều kiện tiên quyết : ai tự hào rằng ḿnh đang tranh đấu để đem lại tự do dân chủ cho Việt Nam mà không chấp nhận điều này là không ư thức được rằng ḿnh lám chuyện dỡn chơi.

Chỉ sau khi thấu hiểu vấn đề và quyết tâm điều chỉnh tư tuởng, thái độ và hành vi mới bắt tay vào việc tổ chức được, v́ có sáng suốt, thiện chí, và thực tâm th́ mới đáp ứng được những đ̣i hỏi căn bản của công việc này. Trước tiên là tuyển chọn một ban lănh đạo có uy tín và bản lĩnh, có cả tài lẫn đức, quyết tâm và nhứt trí. Người đứng đầu ban lănh đạo này tất nhiên phải là một người hết sức tài ba và đức độ v́, như thế mới điều khiển êm thấm được một ban lănh đạo gồm những người có bản lĩnh, và giữ được kỷ luật và đoàn kết trong hàng ngũ của tổ chức.
Thứ đến là việc soạn thảo một chủ thuyết và một chương tŕnh hành động. Với một ban lănh đạo có bản lĩnh, mới nh́n qua th́ vấn đề này có vẻ không khó. Nhưng, thực ra, th́ nguợc lại, v́ phải làm sao cho chủ thuyết và chương tŕnh hành động này thích hợp để đáp ứng được điều kiện thứ ba, là huy động quần chúng, điều kiện căn bản trong một cuộc tranh đấu dân chủ mà thắng bại không do ở bạo lực mà do ở sức mạnh phát từ ư nguyện của đa số nhân dân biểu hiện qua số phiếu.
Những người được giao nhiệm vụ dự thảo chủ thuyết và chương tŕnh này phải khách quan nhận định lại t́nh thế và quốc nội - hoàn cảnh điạ dư chính trị Việt Nam - để điều chỉnh lại các mục tiêu chiến lược và chiến thuật tranh đấu để thích nghi với thực tế để có hiệu quả. Ở đây, có hai điều phải chú ư :

1. Những "giá trị tiêu chuẩn" được lựa chọn phải là những "tín hiệu tập hợp" quần chúng. Những "tín hiệu" (mục tiêu, khẩu hiệu) của các thời trước 1975 - "độc lập", "chống Pháp", "chống Mỹ", "diệt cộng" - nay không c̣n hiệu nghiệm nữa v́ nó không c̣n hấp dẫn đối với quần chúng và hết thích hợp với t́nh thế. Phần khác, "tự do dân chủ", "tôn trọng nhân quyền, dân quyền" chưa phải là "tín hiệu tập họp" v́ tuy nó được nhận là những "giá trị tiêu chuẩn", nhưng chỉ trong một giới rất hạn chế, chưa được phổ cập để huy động quần chúng, lớp người quyết định.
2. Tiêu chuẩn và chương tŕnh phải làm sáng tỏ rằng nó nhằm đưa đến sự xây dựng một xă hội mới trong đó những nguyện vọng, nhu cầu của những giới đă bị thiệt tḥi nhứt được điều chỉnh lại trong một "t́nh trạng thăng bằng" mới, giữa các thành phần thống trị và bị trị, giữa nhu cầu của tập thể và nhu cầu cá nhân, giữa đ̣i hỏi của tương lai và hiện tại.

Như nói ở đoạn trên, v́ cuộc tranh đấu hiện nay là một cuộc tranh đấu dân chủ, tổ chức được lập lên phải có không những sự yểm trợ, mà sự tham gia của quần chúng, đặc biệt là quần chúng trong nước. Như vậy, lănh đạo, và những lư thuyết, chương tŕnh, khẩu hiệu của tổ chức phải được quần chúng biết đến, chấp nhận và sẵn sàng theo. Tổ chức phải có những người được giao phó nhiệm vụ t́m ra những phương thức để làm "tín hiệu tụ hội" để tâp họp quần chúng. Kế đến là phải có người đi vào quân chúng để huy động họ. Rơ ràng rằng chỉ có những người trong nước mới làm được việc này. Cho nên phải có một sự phối hợp chặt chẽ giữa tổ chức ở ngoài nước và tổ chức ở trong nước.
Một điều kiện cuối cùng phải cần thỏa măn để tránh cho dân chủ Việt Nam "một tương lai vô cùng mờ mịt" v́ đảng cộng sản luôn luôn có sẵn một đội ngũ cán bộ hùng hậu chọn từ trong "những bộ mặt hảm tài của đất nuớc" để thay thế nhau sử dụng "cỗ máy thời gian" để đè bẹp những khao khát dân chủ của nhân dân Việt Nam (Nguyễn Ngọc Tấn). Do đó, những người tranh đấu cho dân chủ phải kiên tŕ, sẵn sàng chấp nhận một cuộc đấu tranh không những có thể kéo dài đến hết đời ḿnh, mà c̣n tiếp tục qua thế hệ khác. Một điều đáng mừng là hiện nay có một số người thuộc loại này đang hoạt động như vậy.
Trường hợp của Liên Xô, một đại cường quốc có vẻ hùng cường, vững chắc ghê gớm trong 70 năm, đă sụp đổ trong có một năm, và của các nước cộng sản Đông Âu, với những bộ máy đàn áp tinh vi, sụp đổ chỉ sau có mấy tuần, là một niềm hy vọng cho những người tranh đấu cho tự do. Nó cho thấy rằng "cỗ máy thời gian" không cho các chế độ cộng sản thoát một quy luật về xă hội: sinh, trưởng, suy, tử. Phật giáo có khái niệm "vô thường". Khổng giáo có cảnh báo : cùng th́ phải biến để thông, nếu không th́ không cữu. Cộng sản do một tập đoàn lănh đạo quá tham quyền và lợi, chỉ biết có bạo lực, không chịu thông, nên sẽ không cữu được. Và nếu nó thông, th́ nó hết là "những bộ mặt hăm tài của đất nước" (theo Nguyễn Ngọc Tấn). Cho nên những người tranh đấu cho tự do dân chủ cần kiên tŕ tranh đấu cho đến ngày cộng sản hoặc biến hoặc sụp. Tương lai dân chủ Việt Nam không đến nỗi quá đen tối như có người dự đoán.

Tôn Thất Thiện

(Ottawa, 06-2008)

http://www.thongluan.org/vn/modules.php

 

Trang Nhà  :

 

Tiếp nhận thư tín :