Sóng Thần

Sóng Thần tiếng nói của người viễn xứ, gửi về quê hương yêu dấu, niềm tin và hy vọng Dân Chủ Đa Nguyên

 
 
    Câu Lạc Bộ Dân Chủ
 

Lẩm Cẩm Sài G̣n Thiên Hạ Sự

Văn Quang

Nỗi đau của người Việt ở Biển Hồ (Campuchia)

Chuyến bay của Hàng Không Việt Nam cất cánh từ Tân Sơn Nhất, chỉ cần 35 phút đă đưa chúng tôi tới phi trường Pnom Pênh. Đoàn đi gồm 7 người, hành lư gọn nhẹ, một cái xách tay duy nhất và mục đích cũng "gọn nhẹ": đến với người Việt Nam ḿnh sinh sống tại Biển Hồ để làm từ thiện.

Đại diện cho nhật báo Chiêu Dương là anh Nhất Giang và đại diện cho tuần báo Văn Nghệ và Quỹ Mái Ấm T́nh Thương Australia là anh Vy Tuư. Cả hai tờ báo đều từ Úc châu về Việt Nam. Tôi và Đoàn Dự ở Sài G̣n, là "khách mời" của đoàn. Ngoài ra c̣n 3 anh Khôi, Thanh, Chương được coi là "chuyên viên" quay phim, chụp h́nh, làm những công việc linh tinh khác, giúp đoàn về các thủ tục hành chánh, đặt vé máy bay, khách sạn, thuê mướn xe, liên lạc với một vài người thân sống lâu năm ở Campuchia, tổ chức mua gạo, thực phẩm chuyên chở đến tận nơi để làm từ thiện. Ngay cả những chuyến đi trong nước cũng đă phải tổ chức chu đáo, liên hệ lung tung chứ đừng nói đến chuyến đi ra nước ngoài như chuyến này. Rất nhiều chuyện tỉ mỉ và phức tạp. Nếu sơ sót là cả đoàn có thể gặp trở ngại về nhiều mặt.

Năm nào cũng vậy, cứ vào dịp cuối năm là hai anh Vy Tuư, Nhất Giang lại cùng nhau về Việt Nam mang theo "thông điệp từ thiện" của độc giả và kiều bào ở Úc trong Quỹ Mái Ấm T́nh Thương về với đồng bào nghèo ở nhiều nơi. Đă có khá nhiều địa phương ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long nhận được sự trợ giúp này trong những năm qua.

Khi tôi c̣n ở Lộc Ninh, đă 3 lần các anh ấy nhờ gia đ́nh tôi và bà Thuỵ Vũ tổ chức những cuộc làm từ thiện này. Cũng cần xác định thêm rằng chúng tôi chú trọng đặc biệt tới những gia đ́nh nghèo khổ "trên không chằng dưới không rễ", tức là không có liên hệ xa gần với các cơ quan, đoàn thể, không phải là gia đ́nh "có công với cách mạng" hoặc "gia đ́nh thương binh liêt sĩ", không thuộc "diện" được nhà nước hoặc các nơi khác giúp đỡ. V́ những thành phần này dù ít dù nhiều cũng đă được "chiếu cố". Chúng tôi đi t́m những người dân thật sự "cô đơn", nghèo khó, không nơi nương tựa.

Làm nhà t́nh thương (chứ không phải nhà t́nh nghĩa) giúp người dân nghèo có một mái ấm t́nh thương đúng nghĩa.

Thủ tục làm visa được băi bỏ

Năm nay là lần thứ nhất chúng tôi đi sang tận đất Campuchia, đến với đồng bào ḿnh đang sinh sống ở một nơi hẻo lánh trên đất nước này. Sau khi lấy vé máy bay, cả đoàn làm thủ tục. Theo những tin tức tôi nhận được th́ kể từ ngày 4-12-2008, việc làm visa đă băi bỏ, chỉ cần một cái passport và một tờ khai giản dị là đủ. Nhưng không hiểu tại sao, việc này chưa được thông báo rộng răi nên đoàn vẫn cứ "thủ" sẵn mỗi người 1 tấm h́nh và 25 USD làm visa. Hầu như khá nhiều hành khách trên chuyến bay cũng gặp trường hợp này. Tới lúc làm thủ tục ở sân bay mới biết là thủ tục làm visa đă được băi bỏ giữa hai nước Việt và Campuchia, số tiền 25 USD được trả lại.

Tùy theo chuyến bay sử dụng phi cơ loại nào, cuộc hành tŕnh sang đất láng giềng thường chỉ mất 35 đến 45 phút bay. Cũng vừa bằng đường bay từ Sài G̣n tới Rạch Giá. Từ trên khung kính tṛn trên máy bay nh́n xuống, khó phân biệt được đâu là đất Campuchia, đâu là Việt Nam. Vẫn là những mái tranh, mái tôn, rải rác vài mái ngói đỏ giữa những vùng đồng ruộng bằng phẳng. Những con đường nằm vắt ngang vắt dọc cùng những con mương, con kênh chằng chịt. Nhưng nếu chịu khó để ư, có thể phân biệt được khi nh́n thấy những ngọn cây thốt nốt vươn thẳng đứng lên trời cao, xoă cḥm lá trên ngọn cây vẫy gọi, đó là đất Campuchia. Trên đất Việt chỉ có những hàng dừa, đôi chỗ c̣n bóng dáng một vài cây cau. Người Việt không trồng thốt nốt, vẫn mua đường thốt nốt từ Campuchia. Một loại đường rất ngọt và thơm, ngày nay không được dùng ở nhiều nơi, nhưng vẫn c̣n rải rác ở vùng ráp gianh biên giới Việt- Miên.

Trên đường tới Biển Hồ

Đặt chân lên Phnom Penh, thủ đô của nước láng giềng Campuchia, chúng tôi tất bật leo lên xe đi Biển Hồ. Một buổi sáng đẹp trời nhưng cũng báo hiệu một ngày nắng nóng ở xứ này. Người hướng dẫn đoàn là chị Nô, một người Việt sống lâu năm và có vài khách sạn nhỏ ở ngay Phnom Penh.

Con đường tới Biển Hồ dài 120 cây số, qua những vùng quê nghèo nàn vắng vẻ. Hai bên đường có khá nhiều những túp lều tranh vách lá của những người dân liều lĩnh "cắm dùi" làm nhà. Theo lời chị Nô, trong số những gia đ́nh đó có cả những gia đ́nh người Việt, rời bỏ Biển  Hồ ra đi hoặc từ những vùng khó khăn khác kéo đến, kể cả những vùng từ biên giới Việt- Miên, chưa t́m được cách làm ăn nào khác. Tạm thời sống lay lắt ven đường, làm thuê vác mướn, đủ các thứ nghề lao động chân tay, miễn kiếm được ngày vài ba chục nuôi nhau, chờ cơ hội lân la ra thành phố… dù chưa biết sẽ làm ǵ. Chính quyền Campuchia đuổi họ cũng chẳng được, bắt họ cũng chẳng xong, nên đành buông mặc. Đuổi họ đi đâu, bắt họ vào chỗ nào? Những gia đ́nh khác cứ thế lấn tới.

Đường nhựa khá tốt, ít xe qua lại nên chỉ mất khoảng hơn hai tiếng đồng hồ là chúng tôi tới địa phận của tỉnh Phung Xa Năng. Nhưng từ đây phải xuống thuyền vào tuốt trong Biển Hồ mới thấy được cảnh xơ xác điêu tàn của người dân Việt trên đất nước này.

Những xóm làng trên biển

Biển Hồ đúng như cái tên người ta đặt cho nó, là một hồ nước rộng mênh mông, không nh́n thấy bờ, người ta ví nó như một đại dương nên gọi là Biển Hồ (dịch theo tiếng Miên là Tông Lê Sáp). Bước xuống thuyền rồi mới thấy trời nước quây tṛn, chẳng c̣n biết phương hướng nào nữa. Chiếc thuyền nhỏ gắn máy phía sau, nổ ḍn tan  khuya động một vùng trời biển. Chiếc thuyền lướt đi, lọt thỏm giữa ḷng "biển cả", tṛng trành theo con sóng.

Khoảng hơn mười người chúng tôi phó thác tính mệnh vào tay anh lái thuyền đen nhẻm ngồi ung dung trên mui, bàn tay dùi đục cầm nhẹ chiếc cần lái. Con thuyền ngoàn ngoăn rẽ sóng đi măi vào ḷng hồ.

Rải rác đây đó, chừng năm bảy chiếc thuyền quây quần thành một khu . Đó là những xóm nhỏ của người dân cư ngụ tại đây được gọi tạm là nhà. Thuyền nào cũng cũ nát, trong đó không biết chứa đựng bao nhiêu con người. Có thuyền vài ba người, có thuyền 7-8 mạng hoặc hơn thế nữa. Có bao nhiêu người chứa bằng ấy, không kể thuyền to thuyền nhỏ.  Từ khi bước chân xuống thuyền, tôi đếm được khoảng hơn 20 "xóm nhà lá" như thế.

Thỉnh thoảng cũng bắt gặp một cửa tiệm bán tạp hoá, một cửa hàng bán xăng nổi bềnh bồng trên biển. Riêng những gia đ́nh này là có vẻ khá giả nhất. C̣n lại toàn bộ đều xác xơ.

Trời đổ nắng chang chang, cái nắng nóng gay gắt của Campuchia làm cho cư dân ở đây đều đen sạm, tôi đă nghe nhiều nhưng đến nay mới được "hưởng". Nắng khô hanh bỏng rát. Con thuyền vẫn lao đi trên sóng, không có chỗ nào trú nắng che mưa. Chừng một giờ sau, chúng tôi bắt gặp một đoàn ghe nhỏ lướt sóng theo chúng tôi. Họ đi thành hàng một đều đặn, cứ như xếp hàng tham dự một cuộc thi đua thuyền. Trên nét mặt người nào cũng hớn hở vui cười, họ tới gần và vẫy tay chào chúng tôi. Chị Nô giải thích:  Họ đi lănh quà của các anh sắp phát đấy.

Lời giải thích đó khiến hai đoàn thuyền gần nhau và có vẻ thân thiện hơn. Có tiếng ai vọng sang:

– Quà nhiều không?

– Nhiều lắm. Mang cái ǵ đi đựng gạo chưa?

– Rồi, cái này đủ không?

Anh thanh niên giơ lên chiếc bao tải trắng. Chúng tôi đùa lại:

– Thiếu rồi, phải hai ba cái như thế mới mang hết quà.

Anh thanh niên biết chúng tôi chọc nên nhe hàm răng trắng ởn ra cười trừ.

Nhà thờ di động

Mười lăm phút sau, thuyền chúng tôi cùng tiến vào khu "tiền sảnh" của nhà thờ. Đây là một nhà thờ rất đặc biệt, có lẽ độc nhất vô nhị ở VN và Campuchia. Tất cả khuôn viên nhà thờ đều làm bằng gỗ, bề ngang chừng hơn 20m, chiều dọc chừng trên 40m. Để có thể nổi trôi được với con sóng, nhà thờ đặt trên những chiếc thùng phuy bằng nhựa. Đôi khi gặp mùa mưa băo, nhà thờ cũng bị bứt văng ra xa. Cho nên nhà thờ có tính di động theo con nước. Chỗ nào yên th́ đậu. Nhà thờ được đặt tên là Ba Ria Ca Tơ Lich.

Sát bên nhà thờ có một dăy nhà gọi là nhà Từ Thiện, được một người dân là bà Nguyễn Thị Hoà làm vào tháng 9 năm 2007. Căn nhà to ngang với nhà thờ, nhưng đến nay c̣n thiếu thốn nhiều thứ, bà Hoà hy vọng vào những nhà hảo tâm có dịp đến thăm sẽ giúp đỡ. Tôi hỏi sao bà không nhờ đền sự tiếp tay của toà Đại Sứ VN ở Pnom Pênh. Bà Hoà lắc đầu: "Tôi không hy vọng ǵ vào các ông ấy cả. Cả năm chẳng thấy bóng ông nào".

Bên cạnh đó là nhà Tang Lễ, nơi được dùng làm chỗ họp mặt của bà con anh em, làng xóm đến tiễn đưa người vừa ra đi.

Khắp vùng Biển Hồ mà chúng tôi đă đi qua, đây là khu "hoành tráng" nhất. Bà con đi lănh quà ngồi trên những chiếc ghe chờ đợi.

15 tấn gạo cùng dầu ăn, đường, bột ngọt đă được chuyển đến từ trước chia làm 330 phần quà. Mỗi phần 30 kg gạo, và đồ gia vị. Mỗi người c̣n được lănh 20.000 Riel (có giá trị tương đương với 5 USD hoặc 85.000 đồng VN).

C̣n có 30 chiếc lưới đánh cá loại tốt được phát cho những gia đ́nh đang thiếu phương tiện đánh bắt trên biển. Theo những nhà tổ chức, mỗi chiếc lưới có giá không dưới 30 USD. Một món tiền khá lớn đối với những người đánh bắt nhỏ lẻ này.

Số tiền cứu trợ này đều của Quỹ Mái Ấm T́nh Thương Australia. Toàn bộ Tiền phí tổn cho chuyến đi do chủ nhiệm nhật báo Chiêu Dương đài thọ.

Việc phân phối những món quà được thực hiện chu đáo nhờ hai "bà sơ" trụ tŕ tại nhà thờ. Gọi là "bà sơ" nhưng thật ra hai sơ c̣n khá trẻ, năm nay chừng hơn 30. Cả hai người đúng là "thổ công" của vùng này. Nhà nào nghèo như thế nào, cuộc sống ra sao, có mấy người con, các "sơ" đều thuộc ḷng. Một "sơ" đứng gọi tên dơng dạc, một "sơ" kiểm soát xem có lẫn lộn không, và phụ giúp người lănh quà. Mấy anh em trong đoàn xúm nhau vào cùng phát quà. Từng người vác những bao gạo nặng trĩu ra thuyền, quăng nó đó rồi vào lănh thêm tiền.

Nh́n những khuôn mặt hớn hở ấy chúng tôi đều cảm thấy thực sự hạnh phúc.

Nỗi thống khổ của người dân Biển Hồ

Chung quanh Biển Hồ c̣n khoảng 15 làng như thế nữa. Nơi chúng tôi đến là Xă Cờ Ho, Huyện Ba Lờ Bô, Tỉnh Phung Xa Năng. Xă có 985 gia đ́nh, gồm hơn 5.000 người. Hầu hết là người Việt Nam lưu lạc qua Campuchia v́ nhiều lư do khác nhau. Nhưng tựu chung họ là những người đi kiếm sống ở một vùng tưởng rằng đó là đất hứa.

Cách đây vài chục năm, Biển Hồ là một vùng được thiên nhiên ưu đăi, nó như cái rốn thu gom cá từ những con sông lớn chảy vào. Biển Hồ nhận nước lũ  từ thượng lưu sông Mekong tràn vào qua một nhánh sông Tonle Sap chia tách ngay trước mặt thành vua ở thủ đô Phnom Penh. Đến giữa tháng mười một là lúc nó “no nước” nhất. cá lớn cá nhỏ đầy ắp. Khi ấy chỗ bụng “cá” có chiều dài hơn 100km này có thể ph́nh ra tới 75km. Dân làng chài lưới tha hồ no đủ.

Nhưng khai thác măi nguồn cá phải cạn kiệt. Hơn thế, theo Đoàn Dự cho biết th́ gần đây Trung Quốc cho làm 14 con đập ngăn nước trên khu vực thượng lưu ḍng sông chảy vào Biển Hồ. Mùa cạn th́ trữ nước, mùa lũ th́ xả nước, cho nên tôm cá theo nhau mà đi. Những nhà khoa học tiên đoán rằng năm 2023 Biển Hồ trở thành hồ chết, không c̣n nước, không c̣n tôm cá. Nước mặn tràn vào gây ảnh hưởng nghiêm trọng cho các nước dọc bờ sông Mé Kông. Mặc những cảnh báo ấy, Trung Quốc thản nhiên tuyên bố sông chảy qua nước nào là của nước ấy, người ngoài không có quyền can thiệp. Không biết thông tin này đúng được bao nhiêu phần trăm, nhưng cứ nh́n cung cách sống của người dân Biển Hổ th́ thấy rơ, thiên nhiên không c̣n ưu đăi họ nữa. Trước hay sau họ cũng phải t́m đường đi thôi. Nhưng đi đâu, làm cái ǵ để sống là những ḥn đá tảng níu chân họ lại. Rồi bao nhiêu đời vẫn cứ thay nhau lầm than cơ cực ở nơi xứ người này, không có lối thoát. Họ vẫn chỉ có một ư nghĩ, ở đây họ c̣n có chiếc thuyền, dù rách nát, nhưng họ vẫn có một nghề chài lưới kiếm sống qua ngày. Đi nơi khác, chẳng biết bấu víu vào đâu!

Những cuộc tàn sát người Việt trên đất Campuchia

Cũng cần nhắc lại rằng vào khoảng thời gian 1977-78 người Việt trở thành mục tiêu chính của những cuộc hành h́nh tập thể, trong đó có cả những người Khmer "thân VN". Người dân Biển Hồ đă từng hứng chịu thảm cảnh tàn sát man rợ đó. Cả Lon Nol (Lâm Non) và Pol Pot (Pôn Pốt) đều là những tên đồ tể ra lệnh bắn giết người Việt rất tàn bạo. Một đêm ở ngay Phnom Pênh, đă có 7.000 người Việt bị giết. C̣n ở Biển Hồ, một ông già kể với tôi:

– Cứ tối đến là tụi Pôn Pốt nhảy lên bất cứ thuyền nào. Hỏi đúng người Việt là bắn sạch. Già trẻ lớn bé ǵ cũng giết. Có nhiều thanh niên đêm đến là phải trốn. Hồi đó người Việt ḿnh vắng hẳn đi. Nhưng chẳng bao lâu sau lại đầy. Lớp sinh ra sau này, lớp ở miền biên giới lần sang. Mỗi gia đ́nh ở đây có 6-7 con là thường.

Tôi hỏi đến những đứa trẻ được học hành ra sao. Một bà lăo cho biết, ở đây cũng có trường Việt và trường Miên, muốn học trường nào cũng được. Nhưng nhiều đứa trẻ học măi mà chẳng biết chữ nào nên cho nghỉ luôn. Cho nên ở đây rất ít trẻ con biết chữ. Cuộc sống trên sông nước, trẻ con biết bơi trước khi biết đi, nhưng cũng không tránh khỏi những tai nạn thương tâm thường xuyên xảy ra. Mỗi năm mất chừng 5-7 bảy em cho sông nước là chuyện b́nh thường.

Những đứa con gái th́ chưa đầy 13 tuổi đă được cha mẹ chúng bán đi, hầu hết chúng bị bán cho những nhà điếm. Chưa trả hết nợ này, cha mẹ chúng đă ṃ lên mượn món nợ khác, nên suốt đời chúng không thoát ra được, trừ khi thân tàn ma dại hoặc nhờ cái bệnh AID mang đi. 

Sưu cao thuế nặng cho người Việt ngay trên biển

Bữa cơm trưa hôm đó do các "sơ" đăi, trải chiếu ngồi ngay trên sàn gỗ của nhà thờ. Món ăn đạm bạc, song cũng có đặc sản cá lóc Biển Hồ vắt chanh, ngon tuyệt.

Tôi quay sang hỏi chuyện anh Minh, một tay chài lưới lớn của vùng này. Anh lắc đầu than thở: "Bây giờ lượng cá chỉ c̣n khoảng 40% so với những năm trước. Đă vậy, thuế lại đánh rất cao đối với người Việt. Một lần anh phải đóng thuế từ 6 đến 7 triệu cho 3 tháng được phép đánh bắt. C̣n thời kỳ cấm th́ thuế lên tới 1 triệu 500 ngàn cho một ngày đánh bắt. Nếu đi qua 3 tỉnh th́ phải đóng cả ba nơi. Như vậy dù có trúng 10 tấn cá, mỗi tấn trung b́nh bán được 400 ngàn cũng lỗ. Lỗ cũng phải làm. Không làm th́ c̣n những anh em đi cùng lấy ǵ mà ăn. Ḿnh đành chịu lép vế vậy. Dù sao đây cũng là đất nước người ta.

– Vậy người Miên có phải đóng thuế không?

Anh Minh lắc đầu:

– Người Miên được miễn nhiều thứ. Không b́ với họ được. Dù tôi ở đây đă ba đời vẫn cứ là dân "duồn". Chính quyền Miên vẫn không công nhận tôi là dân Canmpuchia. Mọi quyền lợi công dân đều bị tước đoạt.

Đúng như thế, cuộc sống khốn khổ của người dân, bữa đói bữa no, sống chết bệnh tật cũng chỉ trong ḷng mấy con thuyền nát, chẳng ai buồn đoái hoài tới. Tương lai của người dân Biên Hồ quá mờ mịt. Tôi nghĩ đă đến lúc hai chính phủ Việt Nam và Campuchia phải cho họ một con đường thoát. Lập những khu định cư trên đất Việt và đưa những con dân này về. Không thể thờ ơ măi được.

Suốt một ngày rong ruổi trên mặt Biển Hồ dưới trời nắng nóng, tôi quên rằng ḿnh đă quá cái thời "xông pha trận mạc". Về đến khách sạn Pnom Pênh, tôi lăn ra ngủ như chết. Thậm chí năm bảy anh em gơ cửa, bấm chuông, gọi điện thoại tôi cũng không hề hay biết. Anh em phải xuống nhờ pḥng lễ tân của khách sạn mang ch́a khoá khác lên mở cửa pḥng mới đánh thức được tôi dậy. Quả là nói như kịch của Vũ Khắc Khoan: "Đại hăn già rồi". Nhưng dù thế nào tôi cũng rất hài ḷng với chuyến đi này. H́nh ảnh những bà cụ già lưng c̣ng lom khom trên chiếc ghe mỏng manh, những đứa trẻ con người Việt tháo láo mắt nh́n khách lạ, những gia đ́nh 7-8 đứa con sống lúc nhúc trên chiếc ghe rách tơi tả c̣n bám theo tôi măi.

Kỹ nghệ t́nh dục và cờ bạc sẽ làm giàu cho Campuchia?

Hôm sau, chúng tôi có dịp đi thăm ngôi nhà trưng bày tội ác của Pôn Pốt. Một ngôi tháp cao vút, mái cong đúng kiểu văn hoá Campuchia. Ngôi nhà như ngôi đền, có nhiều tầng. Trong những chiếc lồng kính chỉ chứa toàn sọ người trắng hếu. Tự nó nói lên tất cả tội ác diệt chủng của Pôn Pốt và cũng không thể không kể đến ông Lâm Non, mặc dù ngoài mặt ông ta vẫn nhận Việt Nam là đồng minh của ḿnh, nhưng giết vẫn cứ giết. Không thể biết hết trong số hàng ngàn cái sọ người kia có bao nhiêu người Việt?

Buổi chiều có th́ giờ đi phố, anh Thanh nói với tôi một nhận xét :

– Anh có thấy Thành phố Phnom Pênh hơn Sài G̣n cái ǵ không?

Tôi chưa kịp trả lời Thanh đă tiếp:

– Đó là kỹ nghệ t́nh dục và cờ bạc. Gái điếm đủ mọi loại, Thái Lan, Tàu, Việt Nam, Campuchia, đôi khi có cả gái "Tây" tự do đi lại trong khách sạn, hồn nhiên chui vào pḥng khách. C̣n Casino, ṣng bài th́ mỗi tỉnh đều có một nơi đánh bạc. Trong các khách sạn lớn nơi nào cũng có một pḥng cờ bạc, một dịch vụ massage.

Ở Sài G̣n ḿnh th́ không có cái khoản công khai này. Nhưng phía sau ánh đèn thành phố Sài G̣n lại đầy rẫy những ổ mại dâm lén lút, những ṣng cờ bạc chui, cá độ bóng đá, lô đề nhan nhản. Nhà nước chẳng thu được đồng thuế nào.

Nhận xét của anh Thanh có phần đúng. Nhưng tôi chẳng c̣n th́ giờ đâu mà "chiêm nghiệm" điều này. Sáng hôm sau, chúng tôi từ giă đất Miên trở lại Sài G̣n.

Viết về những chuyện loanh quanh trên đất Miên chắc phải năm mười kỳ mới hết. Nhưng năm hết tết đến rồi xin tóm gọn lại một kỳ tường tŕnh với bạn đọc những nét chính  trong chuyến đi làm từ  thiện vừa qua và đôi nét về người dân Việt sống trên Biển Hồ bi đát như thế nào.

Về việc tặng quà Tết cho anh em Thương Phế Binh

Đến đây tôi xin thông tin về việc tặng quà Tết cho anh em TPB VNCH. Trong thời gian qua, chúng tôi đă nhận được khá nhiều sự giúp đỡ của bạn đọc gửi về giúp anh em TPB và người nghèo khổ. Một lần nữa, xin nói rơ rằng chúng tôi không hề liên lạc với bất cứ một hội đoàn hay một tổ chức nào ở trong nước hay ở nước ngoài. Chúng tôi làm với tính cách cá nhân và chỉ có thể giúp những người mà chúng tôi đă xác minh chính xác là TPB của QĐVNCH đang sống cơ cực ở khắp nơi trên đất nước VN. Phần giúp người nghèo do anh Đoàn Dự và cô Hàm Anh  phụ trách. Ở đây tôi chỉ tường tŕnh việc giúp anh em TPB.

Trong tháng vừa qua, anh Đoàn Dự đă nhận được của độc giả Thời Báo Canada, do Thời Báo Canada chuyển, 2 lần.

Lần thứ nhất ngày 14-11-2008 số tiền 12.598 đô la Canada (Cad) giúp cả TPB và người nghèo. Tiền giúp người nghèo là 5.848 Cnd. Do anh Đoàn Dự phụ trách.

- C̣n lại Tiền giúp TPB là 6.750 Cad

Lần thứ hai ngày 10-11-2008 7.736 Cad, giúp cả TPB và người nghèo. Tiền giúp người nghèo là 5.311 Cad.

- Tiền giúp TPB là 2.425 Cad

         Sau cả hai lần chúng tôi đă trao số tiền này cho anh Trần Văn Giáo Trưởng làng TPB và đại diện anh em TPB có các anh Trần Văn Bảo và Lê Văn Đẹp. Cùng với số tiền độc giả gửi lẻ tẻ cho tôi và anh Đoàn Dự bao giờ cũng được chuyển ngay cho anh Giáo. Trừ khi độc giả yêu cầu tôi chuyển đích danh cho một anh TPB nào, tôi đă chuyển ngay và thông báo đến vị độc giả yêu cầu.

Chúng tôi đă đồng ư gửi tiền giúp đỡ ngay các anh em TPB có hoàn cảnh khó khăn hoặc gặp trường hợp khẩn cấp phải đi bệnh viện cấp cứu hoặc tang ma. Trường hợp này khá nhiều. Đôi khi cũng gặp trường hợp có những anh em TPB chưa hề nhận được sự giúp đỡ nào bao giờ, họ gọi điện thoại trực tiếp cho tôi hoặc các anh Đoàn Dự, Anh Giáo, cô Hàm Anh. Chúng tôi rất sẵn sàng giúp đỡ.

Số tiền c̣n lại, kể cả Đô la Mỹ, Canada, Úc để làm quà Tết này cho anh em TPB đổi thành tiền VN được 195 triệu 780 ngàn đồng VN. Chúng tôi cố gắng để phần quà Tết mỗi anh em được một triệu đồng. Một số anh em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, có thể nhận được hơn (tṛn một trăm đô Mỹ hoặc đô Canada).

         Chúng tôi đă lập danh sách 210 anh em TPB để tặng quà Tết. Những anh em ở xa sẽ nhận được quà trước, anh em ở gần Sài G̣n sẽ nhận được sau. Trong hoàn cảnh khó khăn, chúng tôi đang tiếp tục nhờ anh em TPB đi đến Quảng Trị, Huế  và Đồng bằng sông Cửu Long đưa quà đến tận tay từng anh em. Tiền phí tổn chuyến đi này là tiền của những vị độc giả v́ t́nh cảm đă tặng riêng cho tôi, khoảng 500 USD. Nhưng tôi đă dùng làm lộ phí cho anh em đi xa. Khi tôi viết bài này, các anh em vẫn c̣n tiếp tục đi đến các vùng xa gặp những anh em cùng khổ ở sâu trong rừng trong rẫy.

Xin chân thành cảm ơn tất cả quư vị độc giả đă có ḷng hảo tấm giúp đỡ những anh em TPB đă và đang chịu nhiều thiệt tḥi, nghèo khổ ở quê nhà.

Văn Quang

H́nh ảnh:

Một xóm nhỏ của người Việt ở Biển Hồ

Người dân xă Cờ Hô kéo nháu chèo thuyền đi nhận quà

Người dân tập trung trước khu nhà thờ chờ đợi.

Nhà tang lễ trên biển, nơi dân làng tụ họp tiễn đưa người chết.

Những đứa trẻ trên thuyền hầu hết không biết chữ và không có tương lai.

Con thuyền rách nát này chứa một gia đ́nh có đến 7 người con và chưa biết c̣n thêm bao nhiêu miệng ăn nữa.

Bà Lầu Thị Lê 90 tuổi, sống cô đơn một ḿnh, không ai nuôi dưỡng.

Bà Giảo Sử  nhà có 2 vợ chồng già, ông chồng 77, bà 67, từ ngày đến Biển Hồ có 6 người con, nay 3 người đă ra ở riêng. Cuộc sống chỉ trông cậy vào tấm lưới cá.

Một đồn Cảnh Sát Miên giữa biển.

Hàng ngàn chiếc sọ người được trưng bày, trong đó có bao nhiêu sọ người Việt ?

 

Trang Nhà  :

 

Tiếp nhận thư tín :