Sóng Thần

Sóng Thần tiếng nói của người viễn xứ, gửi về quê hương yêu dấu, niềm tin và hy vọng Dân Chủ Đa Nguyên

 
 
 
            Câu Lạc Bộ Dân Chủ
 

Quảng Châu - thành phố của những chứng tích

Phan Thế Hải 

 

Lần đầu tiên tôi đặt chân đến Quảng Châu là vào tháng 9 năm 2006. Trong chuyến bay từ Hà Nội đi Bắc Kinh năm ấy, máy bay transit qua sân bay Bạch Vân thuộc thành phố Quảng Châu. Có dịp quan sát thành phố này từ độ cao 12 ngàn mét quả thực là một sự hùng vĩ

    Là thành phố thủ phủ của tỉnh Quảng Đông, với dân số 10 triệu người, Quảng Châu đồ sộ hơn Băng Cốc, hiện đại hơn Sài G̣n, đông đúc hơn Singapore. Nhưng đó là cảm giác của tôi ở vào thời điểm đó. C̣n khi từ Hồng Kông qua Thẩm Quyến đến Quảng Châu th́ những ấn tượng ban đầu về thành phố này cứ mờ dần.

    Ḥn ngọc phương Nam

    Được đánh giá là trung tâm kinh tế của đồng bằng châu thổ Châu Giang, Quảng Châu là trái tim của vùng kinh tế chế xuất vùng hạ lưu sông Châu. Có thể nói, Quảng Châu với Trung Quốc như Sài G̣n với Việt Nam vậy. Năm 2006, GDP của thành phố đạt khoảng hơn 600 tỷ nhân dân tệ (tương đương 76,8 tỷ USD). GDP b́nh quân đầu người của Quảng Châu vào khoảng 85.000 nhân dân tệ (xấp xỉ 11.000 USD) thuộc vào hàng cao nhất Trung Hoa đại lục.

    Được coi là “ḥn ngọc phương Nam” của Trung Quốc, nhưng về mặt sầm uất, Quảng Châu kém xa Hồng Kông. Về mặt quy hoạch đô thị, Quảng Châu kém xa Thẩm Quyến. Tuy nhiên về chứng tích lịch sử th́ Quảng Châu phong phú hơn nhiều lần.

    Đoàn chúng tôi nghỉ lại khách sạn Ly Jiang ở trung tâm thành phố. Người Trung Quốc có câu: ăn Quảng Châu, mặc Tô Châu, chơi Hàng Châu, chết ở Liễu Châu. Theo đó, Quảng Châu là địa danh nổi tiếng bởi các món ăn ngon, không chỉ mang phong cách Trung Hoa mà c̣n có cả các món ăn các dân tộc khác như Việt, Hàn, Nhật…

    Sông Châu là con sông lớn thứ tư ở Trung Quốc, chảy xuyên qua thành phố Quảng Châu. Gần ra đến biển, ḍng sông rộng mênh mông tạo ra vùng nước mênh mang sóng vỗ. Tại đây, sinh viên Phạm Hồng Thái của Việt Nam đă gieo ḿnh tự tử sau khi liều ḿnh đánh bom toàn quyền Đông Dương ở Sa Điện vào năm 1924.

    Năm 1982, Quảng Châu được Quốc hội Trung Hoa phê chuẩn là 1 trong 24 thành phố lịch sử văn hóa, và tháng 3 năm 1984 có tên trong 14 thành phố mở cửa ven biển. Do vị trí địa lư được thiên nhiên ưu đăi. Đặc biệt chỉ cách Hồng Kông có 120 km, giao thông thuận lợi nên Quảng Châu hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài. Nếu tính cả nguồn vốn từ Hồng Kông, Quảng Châu có vốn đầu tư nước ngoài đứng đầu Trung Quốc.

    Một số ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động đă từng bước chuyển dịch từ Hồng Kông sang Quảng Châu. Quảng Châu nghiễm nhiên trở thành trung tâm công nghiệp miền Hoa Nam. Một số ngành CN đang dẫn đầu TQ gồm: chế tạo thiết bị giao thông vận tải, chế tạo vật dụng điện khí, thiết bị điện tử thông tin, sản xuất ô tô, máy móc, nguyên liệu và sản phẩm hóa học, chế xuất y dược, thực phẩm, may mặc, chế phẩm cao su, plastic...

    Trong những lần tản bộ trên các đường phố Quảng Châu, cùng với những xa lộ hai tầng, hệ thống cầu vượt và những ṭa nhà hiện đại, Quảng Châu vẫn c̣n những phố cũ nhỏ hẹp, với những chung cư tập thể cũ nát. Cùng với những “chuồng chim” “chuồng gà” không khác mấy chung cư Kim Liên hay Trung Tự ở Hà Nội.

    Ấn tượng Tôn Trung Sơn và Hoàng Hoa Cương

    Một trong những địa danh mà chúng tôi tham quan khi khi đến Quảng Châu là nhà tưởng niệm Tôn Trung Sơn. Thực ra th́ tên khai sinh của ông là Tôn Văn. Trung Sơn là tên hiệu, bởi ông được sinh ra ở huyện Trung Sơn, tỉnh Quảng Đông. Ông là nhà lănh đạo Quốc Dân Đảng, thủ lĩnh cách mạng dân chủ Trung Hoa.

    Tôn chỉ vận động cách mạng của Tôn Trung Sơn là: khôi phục Trung Hoa, diệt trừ Măn Thanh, lập dân quốc. Với khẩu hiệu: Dân tộc độc lập - Dân quyền tự do - Dân sinh hạnh phúc.

    Sau cách mạng Tân Hợi (1911), Tôn Trung Sơn nhận chức Tổng Thống, đóng đô ở Nam Kinh. Ông mất tại Bắc Kinh năm 1925, đến năm 1929 hài cốt được đưa về an táng tại núi Tử Kim

    Nhà tưởng niệm Tôn Trung Sơn được xây dựng trên một khuôn viên đẹp rộng khoảng 4 ha. Đây là công tŕnh khá đồ sộ, kiến trúc h́nh chóp lục lăng cao vút. Phía trong được thiết kế như một nhà hát, nơi có sức chứa hàng ngàn người hội họp. Riêng phía chính diện có bức đại hoành phi “Thiên hạ vi công” và trước sân có pho tượng Tôn Trung Sơn đứng trên đài, bên dưới ghi tạc tiểu sử và công trạng.

    Hoàng Hoa Cương là nghĩa trang danh dự ở chân núi Bạch Vân, Thành phố Quảng Châu, nơi yên nghỉ của 72 liệt sĩ Trung Hoa đă hy sinh trong cuộc Cách mạng Tân Hợi (1911). Hoàng Hoa Cương cũng là nơi an nghỉ của Phạm Hồng Thái. Mộ của ông chiếm một diện tích khá rộng trong Hoang Hoa Cương. Cùng với ḍng chữ Hán phía dưới, bên trên là chữ Việt “Mộ Liệt sĩ Phạm Hồng Thái”.

    Khu vực Hoàng Hoa Cương rộng lớn, lối đi lát đá viền bồn hoa tươi thắm, lẩn khuất dưới rừng cây xanh là những ngôi mộ có ghi tiểu sử đứng cạnh pho tượng trầm mặc của một anh hùng đă hiến thân cho đất nước.

    Đáng chú ư ở Hoàng Hoa Cương là tượng Nữ thần tự do được đặt trên chóp cao của bức tường nơi hậu điện. Tay cầm bó đuốc tượng trưng cho khát vọng tự do. Đây cũng là phiên bản của tượng Nữ thần tự do đặt ở thành phố New York, cũng là biểu tượng của Hoa Kỳ.

    Người Quảng Đông thành đạt ở Hồng Kông

    Quảng Đông là quê hương của Tôn Trung Sơn. Nhà cách mạng đầu thế kỷ với những tư tưởng nhân văn cho đến nay cũng không hề lạc hậu.

    Quảng Đông cũng là quê hương của Lư Gia Thành người Hoa được coi là giàu nhất thế giới. Trong thời gian ở Hồng Kông, cái tên Hutchison Whampoa Limited (Ḥa Kư Hoàng Phố) và Cheung Kong Holdings (Trường Giang Thực Nghiệp) xuất hiện ở nhiều nơi, đặc biệt là một số ṭa nhà sang trọng ở các vị trí đắc địa mang cái tên này.

    Hỏi anh bạn người Hồng Kông đi cùng, anh cho biết: Đó là những tập đoàn của Lư Gia Thành, một trong những nhân vật quyền lực nhất Hồng Kông. Ông này sinh năm 1928 tại Triều Châu, tỉnh Quảng Đông. Năm ông 14 tuổi, chiến tranh loạn lạc, gia đ́nh phải chạy đến Hồng Kông.

    Ông Lư kinh doanh ở nhiều lĩnh vực và bất cứ ngành nghề nào ông cũng thành công. Người ta gọi ông là người thâu tóm nền kinh tế Hồng Kông. Người kinh doanh bến cảng lớn nhất thế giới. Người có năng lực vô song trong kinh doanh bán lẻ và bất động sản...

    Trước khi Hồng Kông được chuyển giao cho Trung Quốc, ông tuy giàu nhưng chưa mấy nổi tiếng. Khi thời điểm chuyển giao đến gần, bóng ma của cuộc cải cách ruộng đất ám ảnh, khiến không ít người Hồng Kông bán tháo tài sản, t́m cách định cư ở nước thứ ba. Trước cơ hội đó, Lư Gia Thành đă dốc hết vốn liếng, mua hàng loạt bất động sản với giá rẻ.

    Tháng 7 năm 1997, việc chuyển Hồng Kông diễn ra khá suôn sẻ. Chính quyền Bắc Kinh đă giữ đúng lời hứa là tôn trọng quyền tự quyết của người Hồng Kông. Sau một thời gian, những người Hồng Kông bỏ chạy đă quay lại. Đó cũng là lúc mà Lư Gia Thành tiêu thụ những bất động sản đă gom trước đó với giá cao hơn nhiều lần.

    Tháng 3 năm 2007, tạp chí Forbes đă xếp ông vào vị trí thứ chín trong danh sách những người giàu nhất thế giới, với tài sản khoảng 23 tỉ USD. Lư Gia Thành cũng là người Hoa duy nhất lọt vào top 10 người giàu nhất thế giới trong nhiều năm liền.

    Đó là những ấn tượng c̣n lưu lại trong chuyến đi thăm xứ Quảng, một vùng đất từng là nơi cư trú của người bộ tộc Lạc Việt từ trước công nguyên. Chuyến đi được thực hiện vào hạ tuần tháng 10/2007. Đoàn chúng tôi có 9 người. Trong đó có doanh nhân, có quan chức, có nhà khoa học. Trong đó ai cũng có chút máu nghệ sỹ. Do bị cuốn hút vào những việc khác cấp bách, hơn một năm sau, tôi mới giành ra ba buổi tối để chép lại một vài kỷ niệm của chuyến đi.

    Đây cũng là cách để chia sẻ với bạn đọc, những người thân chiêm nghiệm về đời sống ngày hôm nay.

Phan Thế Hải

 

Trang Nhà  :

 

Tiếp nhận thư tín :