Sóng Thần

Sóng Thần tiếng nói của người viễn xứ, gửi về quê hương yêu dấu, niềm tin và hy vọng Dân Chủ Đa Nguyên

 
 
Dân Chủ Đa Nguyên
 

Cảnh giác nhưng đừng gieo nghi ngờ hoang mang

Như Hà

Việc nhận xét về khả năng cộng sản cài cắm người vào nội bộ phong trào dân chủ, qua hai ngả là cán bộ an ninh chuyên nghiêp lâu năm và những "đặc t́nh" là những nhà dân chủ bị khống chế, để làm việc cho chế độ, vô t́nh tác giả lại gieo vào ḷng phong trào dân chủ những hoài nghi, nghị kỵ không đáng có, không được cân nhắc ![*] Tuy tác giả Nguyễn Vũ B́nh đă có lời xin lỗi những ai không phải là đặc t́nh, dân chủ cuội, nhưng lời xin lỗi phỏng có ích ǵ, khi đọc những nhận xét của tác giả, người ta rất dễ hoang mang, dao động không biết ai thật ai là giả, "tôi nh́n ông, ông nh́n tôi", nghi kị lẫn nhau không biết đâu mà lần. Thậm chí để tăng tính nghi kỵ cao hơn, tác giả c̣n thừa nhận là rất khó t́m ra kẻ ẩn danh hai mặt và chỉ ra một điều hết sức tai hại cho phong trào dân chủ khi nhân định là cần cảnh giác với chính những kẻ tích cực nhất, v́ những kẻ đó cần phải lập công để tạo vỏ bọc chui cao luồn sâu vào các tổ chức của phong trào dân chủ.

Nhận định theo kiểu này đă tạo nên môt tâm lư rất xấu. Chính từ cái nhận định này mà nhiều nhà dân chủ sẽ đặt câu hỏi cho những cá nhân nào có động thái tích cực tham gia thúc đẩy phong trào dân chủ đi lên. Nghi vấn này đă được dịp nảy mầm khi nhận định của tác giả trùng với ư nghĩ của rất nhiều người, đă vô t́nh làm tê liệt phong trào dân chủ, làm nản chí các nhà dân chủ tích cực, v́ nghi án dân chủ "cuội".
Tại sao tác giả không chịu đào sâu bới kỹ vấn đề rất quan trọng này ? Nó nguy hiểm v́ có sức phá vỡ tổ chức, phá vỡ ḷng tin, phá vỡ kế hoạch khi trong nội bộ phong trào dân chủ, người ta không c̣n tin nhau nữa.
Nhân nói đến ḷng tin, tôi xin hỏi tác giả, liệu tác giả có tin được người hàng xóm cận kề ngay cạnh, hay một đồng nghiệp cùng cơ quan đă quen biết nhau năm bảy năm, nhưng không nắm được thời gian hoạt động và hành tung của anh ta ra sao, sinh hoạt của anh ta như thế nào ? Liệu người đó có đáng tin cậy khi có sự so sánh sau: cái người hàng xóm mà ḿnh biết mặt biết tên đó, mang tiếng là đấu tranh dân chủ, nhưng thực chất chỉ bàn những chuyện xem xét người này, đánh giá người kia; khi bàn đến chuyện tổ chức đấu tranh, anh ta chỉ bàn vẩn vơ chẳng có ư nghĩa ǵ; việc anh ta tham gia đấu tranh th́ hay lắm, anh ta chủ yếu ḍ t́m kết bạn với những người dân chủ hoạt động bí mật và luôn có mặt trong những điểm nóng, sự kiện nóng, để hiện diện như nhà dân chủ đấu tranh tích cực. C̣n một người chưa biết mặt biết tên, chỉ biết nhau qua giọng nói, qua những lần trao đổi email, nhưng ông ta luôn vạch ra những cái đúng, luôn có những bài viết hay góp ư mách bảo cho mọi người, tuy có thể là quan điểm cá nhân của ông ta, nhưng thường là đối lập và có hại cho nhà nước độc tài, tất nhiên là có lợi cho phong trào dân chủ. Vậy xin hỏi tác giả hai mẫu người trên tác giả chọn và tin tưởng người nào hơn ? Nếu thử đặt ḿnh vào vị trí cán bộ lănh đạo công an, th́ tác giả sẽ cài người theo kiểu nào ?

Đúng như nhận định của tác giả, việc dùng khổ nhục kế chưa đủ để ta tin tưởng. Chỉ cần được đào tạo nghiệp vụ trong thời gian ngắn khoảng một tuần, rồi thỉnh thoảng được bố trí cho đi học lớp bồi dưỡng nghiệp vụ thông qua các kênh ngoại tuyến, th́ có đến thượng đế cũng dành bó tay !
Vậy tiêu chí nào để ta nhận biết được đâu là ta, đâu là địch? Nếu theo tiêu chí của tác giả th́ những người đấu tranh "vừa phải" mới là dân chủ "xịn". Và theo tác giả th́ tiêu chí nào là dân chủ vừa phải? Thế nào là dân chủ "thứ thiệt" ? Nếu không đưa ra được những tiêu chí để chuẩn hóa, chỉ rơ tiêu chuẩn nào là dân chủ "thứ thiệt", thế nào là dân chủ "cuội", "đặc t́nh" th́ vô t́nh tác giả đă gieo vào ḷng nội bộ dân chủ một sự hoài nghi không hạn định, người ta có thể xem bất cứ ư kiến hay hoạt động nào có vẻ tích cực như một chỉ dấu đặc t́nh của cộng sản.
Theo như nhận định và dựa trên những dẫn chứng có cơ sở của tác giả th́ việc cộng sản cài đặc t́nh vào với mục đích tập hợp những người mới tham gia dân chủ vào một tổ chức để dẫn dắt phong trào dân chủ đi theo hướng "mềm". Hướng mềm có nghĩa là thỏa hiệp dẫn tới những tổ chức dân chủ "cuội" được lập nên nhưng thực chất vẫn do đảng cộng sản thao túng, như mô h́nh của Trung Quốc và Nga hiện nay, mà sau đây tôi xin tạm gọi là dân chủ "nửa vời".

Đây cũng có thể là một phát hiện mới và cũng có thể là mục tiêu mà cộng sản Việt Nam đề ra trong lộ tŕnh dân chủ hóa và chúng ta cũng đặt giả thiết nhất trí với nhận định của tác giả. Vậy chúng hăy chọn hai giải pháp chấp nhận lộ tŕnh dân chủ "nửa vời" đó trong tương lai gần hay chấp nhận t́nh trạng độc tài toàn trị hiện nay ?

Dù sao dân chủ "nửa vời" (hay có thể đảng cộng sản sẽ lấy một cái tên mĩ miều khác) c̣n dễ thở hơn và c̣n có đất sống và là cơ hội nảy mầm cho dân chủ hiện nay rất nhiều, khi đó báo chí được tự do ngôn luận, các tổ chức chính trị được phép hoạt động công khai, quyền lực nhà nước sẽ không bị đảng cộng sản thao túng như hiện nay, công quĩ ngân sách nhà nước không phải trả tiền nuôi đảng cộng sản. Như thế cũng là đáng mừng lắm rồi. Mơ ước về một xă hội dân chủ của chúng ta hiện nay cũng nên hướng tới sự từ từ của hiện thực như nước Nga hiện nay. Điều đặc biệt quan trọng là khi đó những nhà dân chủ thứ thiệt chẳng lẽ lại khoanh tay rũ áo đứng nh́n ? Ngay cả trong điều kiện khắc nghiệt bây giờ họ c̣n đấu tranh kiên cường. Chẳng lẽ môi trường dân chủ nửa vời lại không tốt hơn môi trường độc tài hiện nay ?

Rơ ràng môi trường dân chủ nửa vời c̣n hơn trong t́nh trạng độc tài toàn trị ngày nay rất nhiều. Chúng ta hăy thử h́nh dung nếu những nhà dân chủ được dành cho một khoảng sân dân chủ như Trung Quốc hay Nga hiện nay, cũng là tốt lắm rồi. Hiện nay chúng ta thậm chí không được một không gian nhỏ hẹp, chỉ lên tiếng đ̣i dân chủ thôi cũng đă liền bị vùi dập, th́ hăy nên có cái nh́n thực tiễn. Và điều quan trong hơn cả, chúng ta chưa đứng ở vị thế nào, chưa có sự đối xứng về mọi mặt với nhà nước cộng sản Việt Nam, th́ hăy nên xét đến thực tế để chấp nhận cho một sân chơi dân chủ "nửa vời" c̣n hơn trong t́nh trạng hiện nay. Tôi cho rằng việc có được một chế độ dân chủ "nửa vời" đă khó xảy ra, nói chi đến chuyện chúng ta có chấp nhận hay không. Bởi như mọi người đă biết, dù chỉ là dân chủ nửa vời th́ đảng cộng sản cũng mất đi 50% quyền lực và lợi ích, điều mà họ không muốn.

Tác giả thử tưởng tượng ḿnh là nhà độc tài quyền lực, chắc chắn tác giả cũng sẽ chọn giải pháp nào, lối thoát nào tối ưu. Chuyển đổi sang chế độ dân chủ mà vẫn tồn tại, mà không sợ bất kỳ đổ máu, xáo trộn nào cho xă hội. Hoặc họ chẳng có lư do ǵ phải thay đổi chế độ khi t́nh h́nh vẫn chưa đến nỗi nào, dân t́nh đa số vẫn ngoan ngoăn, phe dân chủ chỉ là thiểu số, chưa gây ảnh hưởng đáng kể, áp lực quốc tế vẫn chỉ là vấn đề ngoại giao, so với quá khứ trong thời gian bị cấm vận c̣n dễ thở chán.
Nếu có phải động cơ v́ lương tâm th́ họ cũng phải tính những phương án khả thi nhất, sao cho êm dịu, mềm mỏng. V́ vậy họ chỉ mở rộng dân chủ khi có những áp lực cần thiết theo hướng dung ḥa, đó cũng là điều phù hợp với tinh h́nh hiện nay. Họ chẳng có lư do ǵ để có ư định đầu hàng dân chủ và họ cũng h́nh dung ra hậu quả phải gánh chịu khi chính quyền về tay nhân dân.

Một vấn đề nữa là tác giả đă không xét đến vấn đề con người và tổ chức. Cứ cho là những nhân vật «tích cực» kia dựng lên cái tổ chức dân chủ "cuội" để làm "mềm" đi các vấn đề mâu thuẫn, xung đột và nằm trong lộ tŕnh dân chủ hóa của cộng sản. Vậy xin hỏi tác giả, cái tổ chức mà tác giả tưởng tượng ra nó mang bản chất là tổ chức ǵ ? Nếu là tổ chức dân chủ th́ trong đó đa số các thành viên sẽ quyết định chủ trương đường lối. Liệu họ có chấp nhận ư kiến hay quyết định của của nhà lănh đạo "tích cực" kia đi ngược lại lợi ích hay quan điểm ư kiến của đa số mọi người không ? Cái tổ chức dân chủ "cuội" đó liệu có sống được trong sự lựa chọn khắc nghiệt của môi trường dân chủ không, khi mà nó đi ngược lại lợi ích và nguyện vọng của nhân dân ?

Những chứng minh trên cho ta thấy và trong thực tế cộng sản đă nhiều lần đoạn tuyệt với cái gọi là "tṛ chơi dân chủ", cũng như chưa có chứng cứ khẳng định có một tổ chức "dân chủ cuội" tồn tại, tất cả chỉ là suy đoán. Một điều chắc chắn là đảng cộng sản không dại ǵ chọn giải pháp "dân chủ cuội" trong khi họ có quá nhiều phương án có tính khả thi hơn là lập ra các tổ chức "dân chủ cuội" c̣n quá sớm so với yêu cầu.
Nhận định dựa theo cảm tính của tác giả đă không có tính thực tiễn, nó sẽ có tác dụng ngược khi mọi người lầm tưởng và "sợ" cái mô h́nh dân chủ nửa vời kia diễn ra sẽ gây nguy hại cho phong trào dân chủ. Ngay như việc suy đoán của tác giả về việc cài cắm đặc t́nh chỉ điểm, người ta dễ tưởng tượng ra lực lượng dân chủ ở trong nước hiện nay bị đặc t́nh xâm nhập quá đông đúc, dồi dào. Nhưng kỳ thực cái lực lượng đó hiện nay có thực sự đông đảo như tác giả nghĩ hay không là một dấu hỏi lớn.
Tác giả Nguyễn Vũ B́nh đánh giá cao âm mưu và thủ đoạn của Hà Nội, điều đó được ghi nhận, nhưng đừng quá đề cao họ. Tuy họ rất mạnh về mọi mặt, nhưng không phải không có điểm yếu. Điểm yếu đó chính là điểm yếu về lư luận chính trị, dù cho có thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng chính trị cho cán bộ đảng viên, nhưng kỳ thực họ thừa biết đó chỉ là sự vá víu tư tưởng, họ biết rằng những viên chức nhà nước, những cán bộ công an, hay đặc t́nh, làm việc hiện nay duy nhất với mục đích là dựa dẫm để tồn tại và ổn định cuộc sống, nhờ vào những đồng lương, đồng lậu do đặc ân của nhà nước. Chứ thực ra trong thâm tâm của những cán bộ đảng viên đó đă biết được mặt thật của cái gọi là chủ nghĩa Marx này như thế nào. Nếu cơ trời xoay chuyển họ sẵn sàng từ bỏ cái đỉnh cao trí tuệ này chỉ trong nháy mắt.

Như vậy việc lập ra tổ chức "dân chủ cuội", với điều kiện phải rót vốn vào để đầu tư nhằm duy tŕ được cái tổ chức đó, không phải là chuyện dễ, thậm chí phải tính cả chi phí "lậu" cho các cán bộ "dân chủ" đó mới mong giữ vững được tổ chức ngoại vi "cuội". Hăy suy xét vấn đề trên cơ sở khách quan, mới có được những nhận định đúng đắn.
Rơ ràng tác giả đă đứng trên góc độ t́nh trạng "phi dân chủ" của các tổ chức "dân chủ" hiện nay để áp đặt, suy đoán. Đa số các tổ chức dân chủ hiện nay đang rơi vào t́nh trạng "phi dân chủ" trong khâu tổ chức và trong nhận thức, cho nên lẽ đương nhiên quan điểm của họ sẽ xuất phát từ tư tưởng "phi dân chủ" mà ra và có lẽ chính tác giả cũng không là trường hợp ngoại lệ.

Tác giả đă không có được cái nh́n và vị thế tự tin của một người đang đứng trong hàng ngũ phong trào dân chủ. Chúng ta đại diện cho chính nghĩa, vị thế của chúng ta là đấu tranh cho những điều tốt đẹp, chúng ta phải thông suốt tư tưởng chính nghĩa, đối lập với chính nghĩa là phi nghĩa, mọi hành động của chúng ta đều sáng ngời chính nghĩa, nếu có v́ phải hoạt động bí mật là do tính đặc thù của công việc đ̣i hỏi chúng ta phải bí mật. Đối phó với cái gọi là nội t́nh của cộng sản, tôi cho rằng nếu chúng ta có được thứ vũ khí chính nghĩa, được trau dồi bằng lư luận chính trị, chúng ta sẽ cảm hóa, địch vận được những đối tượng đặc t́nh, đưa họ về với chính nghĩa, với dân tộc. Chắc chắn họ cũng là con người, họ sẽ biết được đâu là sáng tối. Tác giả đă quá lo âu do không ư thức được sức mạnh của chính nghĩa, nên đă đánh đồng bản chất của hai thế lực dân chủ và cộng sản. Cho dù cộng sản hiện đang mạnh hơn, nhưng chỉ là tạm thời trong hiện tại. C̣n dân chủ tuy hiện tại c̣n yếu nhưng lại có tính bền vững trong tương lai. V́ vậy, những quan điểm và nhận xét của nhà dân chủ Nguyễn Vũ B́nh do chưa đủ độ chín muồi cần thiết đă vô t́nh gieo vào ḷng dân chủ những nghi kỵ và hoang mang, gây xáo trộn không đáng có cho một phong trào dân chủ vốn đă không mấy b́nh yên. Phong trào dân chủ vốn chưa t́m được lối thoát khả dĩ, nay vẫn lẩn quẩn trong lối ṃn tư duy, bế tắc trong tư tưởng lư luận, rối loạn trong việc t́m ra con đường đúng, những bài viết như thế này lại càng khiến cho bức tranh dân chủ Việt Nam thêm u ám.

Nhận định của tác giả về điểm yếu của phong trào dân chủ hiện nay là chưa tập hợp, thống nhất được lực lượng hay nói cách khác là các tổ chức dân chủ đă chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc đoàn kết, liên minh, liên kết các tổ chức để tạo lên sức mạnh tổng hợp. Về vấn đề này, trước kia tôi cũng có quan điểm như vậy, nhưng sau một thời gian nghiền ngẫm nghiên cứu trên cơ sở thực tế, tôi thấy điều này rất khó thực hiện, bởi không phải mọi người không nhận thức được sự cần thiết của kết hợp. Đă có nhiều cố gắng để liên minh liên kết nhưng tất cả đều đă thất bại.

Vậy đâu là mấu chốt của vấn đề ? Do đâu lại không tập hợp được các lực lượng lại với nhau ? Và mô h́nh nào có tính khả dĩ nhất ? Theo tôi, giải pháp là xây dựng nên một tổ chức chính trị mạnh, có đủ phẩm chất, có đủ tiêu chuẩn để đảm nhiệm vai tṛ của một tổ chức đầu tầu đi tiên phong, cầm chắc lá cờ đầu, dẫn dắt cách mạng dân chủ Việt Nam đi lên.

Như Hà
(Hà Nội)
Nguồn: theo báo Tổ Quốc, số 44 (01/07/2008)


[*] Xem: Nguyễn Vũ B́nh, “Tương lai nào cho phong trào dân chủ Việt Nam?”, Thông Luận, ngày 28/02/2008.

 

Trang Nhà  :

 

Tiếp nhận thư tín :