Sóng Thần

Sóng Thần tiếng nói của người viễn xứ, gửi về quê hương yêu dấu, niềm tin và hy vọng Dân Chủ Đa Nguyên

 
 
     Dân Chủ Đa Nguyên
 

Những ǵ sẽ đến sau cuộc khủng hoảng này ?

Nguyễn Gia Kiểng

    Chúng ta đang sống một trong những cuộc khủng hoảng kinh tế lớn nhất trong lịch sử thế giới mà có thể nhiều thế hệ mai sau sẽ không được biết.

Nhiều chuyên gia nói rằng đây là cuộc khủng hoảng lớn nhất từ 1929. Sự so sánh này hơi khập khiễng. Cuộc khủng hoảng 1929 – 1932 đă dữ dội và gây nhiều thảm kịch bởi v́ nó không được dự trù, các cơ cấu tài chính c̣n quá sơ sài và các chính phủ, đặc biệt là Hoa Kỳ, đă không phản ứng thích đáng và kịp thời. Và nó cũng chỉ giới hạn trong một số nước phát triển, chủ yếu là Hoa Kỳ và Tây Âu. Cuộc khủng hoảng hiện nay lớn hơn và phức tạp hơn nhiều. Nó đă tới mặc dù người ta đă biết trước và cố gắng ngăn ngừa, nó tiếp tục gia tăng mặc dầu những biện pháp cứu nguy rất quả quyết, và lan ra khắp thế giới. Sự khác biệt cơ bản giữa hai trường hợp là năm 1929 thế giới đă lâm vào khủng hoảng v́ tổ chức tài chính quá sơ sài, lần này lư do ngược lại là v́ tổ chức tài chính quá phức tạp. Điểm giống nhau là cả hai cuộc khủng hoảng đều đ̣i xét lại một cách sâu rộng các cơ cấu và các quan hệ trong và giữa các quốc gia.

Điều nổi bật là tất cả những nhân vật có uy tín và có thẩm quyền trên thế ǵới đều đă lầm. Từ hơn hai năm nay họ đă thấy có nguy cơ khủng hoảng và đều nói là cần những biện pháp để kinh tế có thể "hạ cánh an toàn", nhưng họ đều đồng ư là khó khăn sẽ được vượt qua. Sau này khi cuôc khủng hoảng đă thực sư ló dạng họ đều khẳng định là nó sẽ được khắc phục nhanh chóng. Họ là những chuyên gia kinh tế tài chính lừng danh, những giáo sư các trường đại học đầy uy tín, những chủ tịch tổng giám đốc các công ty, ngân hàng, định chế tài chính lớn, bộ trưởng tài chính các nước lớn. Họ không những uyên bác mà c̣n có kinh nghiệm và mọi phương tiện để nắm vững t́nh h́nh. Nếu những nhân vật "không thể sai" như vậy mà đều nhận định sai, nhiều khi sai hoàn toàn, th́ phải kết luận rằng cuộc khủng hoảng này không phải chỉ là một cuộc khủng hoảng tài chính, ngay cả một cuộc khủng hoảng kinh tế, mà có nguyên do sâu xa hơn nhiều.

Cuộc khủng hoảng này có chứng tỏ sự phá sản của chủ thuyết kinh tế tự do không? Chắc chắn là không nếu ta hiểu chủ kinh tế tự do một cách đúng đắn như nó phải được hiểu. Đó là một cách tổ chức sinh hoạt kinh tế trong đó nước không kinh doanh, không làm chủ những ngân hàng, công ty may, khách sạn v.v., không quyết định các công ty phải sản xuất những ǵ, sản xuất bao nhiêu và bán với giá nào; vai tṛ của nhà nước là ấn định luật chơi, bảo đảm sự tôn trọng luật pháp, trọng tài những tranh tụng và chế tài những sai phạm; nó hoàn toàn không có nghĩa là nhà nước phải để mặc ai muốn làm ǵ th́ làm. Vai tṛ qui định và kiểm soát của nhà nước là yếu tố cốt lơi trong một nền kinh tế thị trường: qui định thế nào để đừng tạo ra mâu thuẫn và có thể áp dụng được, để đừng trói tay doanh nhân mà vẫn ngăn chặn được những thái quá và những bất công. Tự do đi lại không có nghĩa là không có luật đi đường.

Nguyên nhân trực tiếp của cuộc khủng hoảng này, một mặt là sự thiếu cảnh giác với các sản phẩm tài chính (financial products, produits financiers) được tung ra một cách bừa băi hầu như không có kiểm soát. Mặt khác nó cũng là chính sách kích thích tăng trưởng bằng tiêu thụ quá lạc quan của các chính quyền Mỹ từ thời tổng thống Clinton. Đây là sai lầm của con người chứ không phải của hệ thống.

Tôi đang ở Mỹ trung tuần tháng 7 vừa qua khi cuộc khủng hoảng đột ngột trở thành trầm trọng với sự phá sản của hai ngân hàng Freddie Mac và Fannie Mae, hai ngân hàng chiết khấu – nghĩa là những ngân hàng mà vai tṛ chính là mua lại những khoản cho vay của các ngân hàng thương mại khi các ngân hàng này thiếu tiền mặt- giữ trong tay một nửa tổng số tín dụng nhà đất của Mỹ. Chính phủ Mỹ đă phải can thiệp bằng cách bảo trợ cho các ngân hàng này. Đây là biện pháp can thiệp chưa từng có và không tưởng tượng đuợc vài tuần trước đó ở Mỹ (và sẽ c̣n được tiếp theo bởi những biện pháp can thiệp mạnh mẽ hơn). Một người bạn hỏi tôi có nên tin tưởng ở chủ nghĩa kinh tế tự do nữa hay không? Vấn đề là hai ngân hàng Freddie Mac và Fannie Mae đă là những ngoại lệ tại Mỹ, chúng do nhà nước thành lập ra và bảo trợ và chúng đă góp phần quyết định tạo ra chiếc bong bóng subprime. Chính quyền liên bang Mỹ đă phải can thiệp để sửa chữa một sai lầm trước đó là lập ra và lạm dụng hai ngân hàng này. Chính quyền Clinton đă sử dụng hai ngân hàng này như một vũ khí chíến lược của chính sách tăng trưởng. Các ngân hàng thương mại được khuyến khích cho công chúng vay tối đa để mua nhà v́ một huyền thoại về xây cất : khi nghành xây dựng phát đạt th́ mọi ngành đều phát đạt, xây nhà cần rất nhiều vật liệu và khi có nhà mới người ta sẽ mua xe hơi mới, tivi mới v.v. Có cả những nghiên cứu kết luận rằng một khi có nhà người ta sẽ yêu nước hơn và ứng xử có trách nhiệm hơn. Tất cả những nhận xét này đều đúng cả, nhưng chúng chỉ đúng trong chừng mực mà các ngành khác theo kịp. Xây dựng đă được sử dụng như một thuốc kích thích cho kinh tế Mỹ dưới chính quyền Clinton và rất được ḷng dân, chính quyền Bush đă không dám đảo ngược khuynh hướng này. Nhưng cũng như trong thể thao có một lúc mà cơ thể không chịu đựng nổi thuốc kích thích nữa. Để tiếp tục, người ta dùng những thủ thuật mà một người b́nh thường cũng phải thấy là phiêu lưu: cho vay không cần bảo đảm có khả năng hoàn trả, cho vay với lăi xuất điều chỉnh theo thời gian, và cho vay thêm nữa theo thời giá của căn nhà. Nói một cách giản di: anh không có tiền và thu nhập cũng không cao, nhưng tôi vẫn cho anh vay tiền để mua nhà với lăi xuất ban đầu thật thấp, có thể cho anh hoăn trả tiền trong một hai năm đầu, rồi sau đó anh sẽ bắt đầu trả tiền vay với lăi xuất ngày càng cao. Cách làm ăn này chỉ có thể tiếp tục với hai điều kiện: một là lợi tức của người vay, nghĩa là đa số dân chúng, tiếp tục gia tăng nhanh chóng; hai là giá nhà đất tiếp tục gia tăng. Cả hai điều kiện này đều không thể có một cách lâu dài. Nhưng không sao, đă có sáng kiến credit default swaps (chuyển nhượng rủi ro nợ mất) để các ngân hàng đầu tư -như Bear Stearns, Lehman Brothers v.v. và dĩ nhiên Fannie và Freddie- lănh nợ giùm. Và cuộc vui cứ tiếp tục. Cho đến khi mà chính các ngân hàng đầu tư cũng đứng trước nguy cơ phá sản chắc chắn.

Tài chính cho đến một ngày gần đây vẫn được coi là một môn dễ học, lương khá và công việc bảo đảm nhưng không được sinh viên ưa chuộng v́ hơi tẻ nhạt. Sự thận trọng là cốt lơi của nó. Từ hơn mười năm qua t́nh thế đảo ngược hẳn, tài chính trở thành một hoạt động phiêu lưu. Các sinh viên tốt nghiệp những trường đại học danh tiếng được trả lương rất cao để phát minh và sử dụng những công thức toán học phức tạp trong thị trường chứng khoán. Một bộ môn trở thành thời thượng: môn toán tài chính (financial maths, mathématiques financières). Công viêc của họ, ngoài việc theo dơi những biểu đồ thống kê để mua hoặc bán cổ phiếu, là chế tạo sản phẩm tài chính như các phó sản (derivatives, produits dérivés), hay tích sản hoá (securitization, titrisation) các khoản nợ và đem bán trên thị trường chứng khoán giống như những cổ phiếu.

Đằng sau những từ ngữ chuyên môn có vẻ huyền bí này chẳng có ǵ là cao siêu. Những phát minh tài chính này hoàn toàn không chứa đựng một ư kiến mới nào về kinh tế, và về toán chúng cũng chỉ ở mức độ rất thấp. Chúng chỉ phức tạp v́ có nhiều tính toán nhưng trong nguyên tắc chúng rất sơ sài. Các derivatives chủ yếu là cờ bạc, là đánh cuộc trên một diễn biến nào đó, thí dụ như cổ phiếu của Microsoft sẽ tăng (hay giảm) 10% trong ba tháng sắp tới; chúng có công dụng kinh tế, thí dụ như các options có thể sử dụng để giới hạn rủi ro đầu tư, nhưng chúng đă bị sử dụng ngoài mục đích ban đầu. Securitization có mục đích sau cùng là đem bán những khoản cho vay của các ngân hàng cho một công chúng không đủ thông tin để biết các khoản cho vay đó rủi ro đến mức nào. Từ nhiều năm nay các hoạt động gọi là "tài chính đầu tư" này hoàn toàn không có ích lợi cho sinh hoạt kinh tế và cho xă hội cả, dù chúng huy động những thanh niên xuất sắc nhất. Sự thiếu cảnh giác hoặc thiếu trách nhiệm của các cấp lănh đạo chính trị và các định chế tài chính đă khiến các sản phẩm tài chính này phát triển một cách không tưởng tượng nổi. Trong số những người đáng bị phê phán phải kể Bill Clinton và Alan Greenspan. Clinton và bộ tham mưu kinh tế đă quá tin tưởng hoặc, đúng hơn, đă quá lạm dụng, khả năng lôi kéo của ngành xây cất. Họ đă làm tất cả để khuyến khích tín dụng nhà đất. Hai ngân hàng Freddie va Fannie, do nhà nước giám sát, đă bảo lănh một cách dễ dăi mọi khoản cho vay nhà đất của các ngân hàng thương mại. Freddie và Fannie kéo theo các ngân hàng đầu tư khác, và trái bong bóng đầu cơ nhà đất cứ ph́nh lên. Sau đó đầu cơ lan ra mọi ngành. Sự bành trướng của nó càng nhanh nhờ những máy tính hiện đại và mạng Internet. Người ta thường trách Alan Greenspan đă giữ lăi xuất cơ bản quá lâu ở mức độ thấp nhưng sai lầm nghiêm trọng nhất của ông là đă bảo vệ tối đa các sản phẩm tài chính nguy hiểm, chống lại những khuyến cáo của những nhà kinh tế thận trọng. Năm 2000 ông đă dùng uy tín rất lớn của ḿnh để thuyết phục quốc hội Mỹ ra một đạo luật cấm mọi ngăn cấm đối với các derivatives. Được hỗ trợ bởi mạng Internet các "sản phẩm" này, mà nhà đầu tư chứng khoán lớn nhất thế giới Warren Buffet gọi là "các vũ khí giết người hàng loạt", phát triển một cách không tưởng tượng nổi.

Một vài con số: tổng số các derivatives lên tới gần 700.000 tỉ USD, hơn 12 lần tổng sản lượng kinh tế thế giới, nghĩa là tổng sản lượng của tất cả các quốc gia cộng lại. Tổng số các trao đổi tài chính lên tới trên hai triệu tỉ USD, cao gấp 45 lần tổng số các thanh toán sản phẩm và dịch vụ trên thế giới, nghĩa là các trao đổi của kinh tế thực. Nếu nh́n sát hơn th́ trong những con số kinh khủng này – 700.000 tỉ USD và 2.000.000 tỉ USD- chỉ có một phần thực sự đe doạ sinh hoạt kinh tế, các derivatives nguy hiểm "chỉ" ở mức 15.000 tỉ USD nhưng cũng cao hơn tổng sản lượng (GDP) của Hoa Kỳ, các credit default swaps "chỉ" ở mức 55.000 tỉ USD nhưng cũng cao hơn tổng sản lượng của cả thế giới.

Tài chính thế giới tách rời khỏi hoạt động kinh tế và trở thành không hiểu nổi, ngay cả cho các chuyên gia và các cấp lănh đạo. Mỗi lần họ tuyên bố băo táp đă qua th́ một cơn băo mới, mạnh hơn, lại sập đến. Họ thở phào nhẹ nhơm khi các chính quyền Mỹ và Châu Âu đưa ra những biện pháp cứu văn mạnh mẽ, nhưng rồi khủng hoảng tài chính vẫn tiếp tục, lan rộng và trở thành khủng hoảng kinh tế v́ một phản xạ tâm lư: người ta hành động dựa trên dự đoán kinh tế sẽ suy thoái. Và chúng ta đi vào ṿng xoắn độc hại của khủng hoảng.

Một cách tự nhiên người ta đặt câu hỏi phải xét lại và cải tổ những ǵ? Nhưng đừng nên quên là không thể quyết định những biện pháp cải tổ đúng đắn nào giữa cơn khủng hoảng. Phải chữa chạy trước đă rồi sau đó mới có thể cải tổ, cũng như khi cháy nhà th́ phải chữa lửa trước khi xét lại kiến trúc căn nhà. Không thể khác. Chúng ta đều đă thấy là các chính quyền đều đă phải làm những ǵ đă bị coi là nguyên nhân gây ra khủng hoảng, thí dụ như mọi người đều đồng ư rằng việc duy tŕ lăi xuất cơ bản quá thấp đă tạo ra trái bong bóng subprime, nhưng các ngân hàng trung ương đă làm ǵ? Họ đă phải hạ lăi xuất hai lần trong thời gian không đầy một tháng. Chữa cháy đă, xét lại sau.

Và nếu xét lại một cách b́nh tĩnh th́ cuộc khủng hoảng mà chúng ta đang sống không phải là do sai lầm của hệ thống mà là do sai lầm của con người. Kiến trúc căn nhà không sai nhưng người ta đă nấu ăn một cách không thận trọng và gây hoả hoạn. Đây là một sai lầm trong cách sinh hoạt, điều cần xét lại là cái văn hoá kinh tế đă bị xuống cấp trong hơn hai thập niên qua. Sau cơn khủng hoảng này, mà những hậu quả tai hại sẽ c̣n kéo dài, người ta sẽ khám phá lại là chủ thuyết kinh tế tự do phải đặt nền tảng trên những qui luật chính xác và nghiêm khắc. Điều này là hiển nhiên, người ta đă chỉ quên đi trong một lúc tâm thần không b́nh thường. Không ǵ vô lư bằng việc không kiểm soát các sản phẩm tài chính nguy hiểm. Một viện bào chế muốn đưa ra thị trường một dược phẩm mới phải tŕnh một cơ quan kiểm soát để bảo đảm dược phẩm không độc hại; ngay cả một ống nước muốn bán trên thị trường xây cất cũng phải qua kiểm soát để bảo đảm hợp tiêu chuẩn. Tại sao những sản phẩm tài chính lại không có kiểm soát?

Sau một vài tuần xôn xao chỉ c̣n rất ít người nói về những cải tổ cần thiết bởi v́ chúng khá hiển nhiên: chỉ cho vay những người có khả năng hoàn trả, chỉ được lấy những rủi ro vừa phải; các ngân hàng thương mại chỉ được cho vay tới một tỉ lệ nào đó của tiền gửi, các công ty bảo hiểm tín dụng không thể cũng đồng thời là chủ nhân các ngân hàng thương mại mà ḿnh nhận bảo hiểm tín dụng (nếu không th́ cũng không khác ǵ ḿnh bảo hiểm cho chính ḿnh), các ngân hàng đầu tư và chiết khấu có vai tṛ cung cấp thanh khoản chứ không có chức năng nhận lănh giùm rủi ro của những món nợ phiêu lưu; sự chuyển nhượng nguy cơ mất nợ phải được xét trong từng trường hợp; việc tích sản hoá các khoản nợ phải theo những tiêu chuẩn minh bạch để một công dân Nhật không vô t́nh trở thành chủ một món nợ do một ngân hàng Mỹ cho vay một cách thiếu thận trọng v.v. Nói chung đó chỉ là sự áp dụng đúng đắn những kiến thức kinh tế cơ bản.

Sự tái lập trật tự này cần thiết cho kinh tế, để tránh những tai họa như thế giới đang phải chịu đựng nhưng cũng để đem tài chính về vai tṛ thực –nghĩa là khiêm tốn- của nó và để sử dụng đúng chỗ những chất xám quí hiếm. Quá nhiều thanh niên ưu tú với kiến thức khoa học cao bị lợi nhuận lôi kéo vào ngành tài chính ngân hàng để làm những chuyện vô bổ, họ cần được trả lại cho hoạt động kinh tế, kỹ thuật, khảo cứu. Nó cũng cần thiết về mặt triết lư chính trị. Sự hống hách của tài chính là một xúc phạm đối với dân chủ. Câu hỏi nền tảng đặt ra từ ngàn xưa là "ai lănh đạo?". Các chế độ quân chủ và chuyên chính trả lời "kẻ có bạo lực lănh đạo!". Platon trả lời: "kẻ xứng đáng nhất lănh đạo!", nhưng những kẻ có bạo lực cũng có thể tự xưng là xứng đáng nhất. Trong dân chủ người lănh đạo do dân bầu ra, nhưng những quyết định tài chính quan trọng có ảnh hưởng lớn đến đời sống dân chúng lại thuộc những ngân hàng trung ương hoạt động một cách độc lập với chính quyền, tài chính gần như do các chuyên gia lănh đạo theo quan điểm của Platon. Đây là một điểm lấn cấn chưa có giải đáp của các chế độ dân chủ và khi tài chính trở thành quá áp đảo th́ sự lấn cấn càng nhức nhối hơn.

Cuộc khủng hoảng này có gốc rễ từ một văn hoá kinh tế sai. Sai lầm quan trọng nhất cần được xét lại là sự phân công vô lư vai tṛ của các quốc gia, theo đó các nước giầu có vai tṛ tiêu thụ c̣n các nước nghèo có nhiệm vụ sản xuất hàng hoá và nếu cần cho các nước giầu vay tiền để họ mua sản phẩm của ḿnh. Hàng hoá không được tiêu thụ ở nước sản xuất ra chúng và người nghèo cho người giầu vay tiền. T́nh trạng này không khác bao nhiêu so với chế độ thực dân trước đây, điều khác là thực dân không cần sang thuộc địa để bóc lột. Mô h́nh này sai cả về kinh tế lẫn đạo đức. Về mặt kinh tế nó bỏ lơ thị trường nội địa tại các nước đang phát triển. Đây là một sai lầm lớn. Xây dựng thị trường nội địa đ̣i hỏi một cố gắng lớn nhưng là điều kiện bắt buộc cho một phát triển lành mạnh; thị trường nội địa vừa là kho trái độn để đương đầu với những biến thiên đột ngột trên thị trường thế giới vừa là nơi thử nghiệm cho hàng xuất khẩu. Vả lại các nước giầu cũng không thể vay tiền các nước nghèo để tiêu thụ măi được. Về mặt đạo đức nó biến công nhân các nước nghèo thành những người nô lệ mới, làm ra các thực phẩm ngon mà họ không được ăn, may những quần áo đẹp mà họ không được mặc. Như mọi chính sách vô lư, chính sách hướng ngoại này không hề được thảo luận một cách nghiêm chỉnh, nó là một thực trạng h́nh thành với thời gian, hậu quả của cái nh́n ngắn hạn và sự coi thường con người. Và tại sao các chế độ độc tài không phát triển thị trường nội địa? Đó là v́ sự phát triển kinh tế nội địa tăng cường sức mạnh của người dân và xă hội dân sự và đe dọa các chế độ độc tài. Chúng muốn xă hội dân sự yếu để không có sức đề kháng. Và khi ngay cả con người đă bị khinh thường th́ môi trường c̣n được nể nang ǵ? Các chế độ đặt trọng tâm vào xuất khẩu đều là những thảm kịch cho môi trường.

Sở dĩ mô h́nh quái đản này không bị lên án là v́ trong vài thập niên qua thế giới đă quá đề cao tăng trưởng kinh tế, lẫn lộn tăng trưởng với phát triển, lấy lượng thay cho phẩm, lấy phương tiện làm cứu cánh. Chính v́ thế Trung Quốc đă được nh́n với sự thán phục v́ tăng trưởng trên 10% mặc dù nhân quyền bị vi phạm một cách rất thô bạo và môi trường bị tàn phá một cách khủng khiếp. Cuộc khủng hoảng này buộc thế giới xét lại triết lư phát triển. Tỉ lệ tăng trưởng không phải là tất cả, cũng không phải là điều quan trọng nhất. Một tăng trưởng 5% mỗi năm trong đó con người, xă hội và môi trường được tôn trọng phải được coi là nhiều lần tốt hơn một tăng trưởng hoang dại 15%.

Một nguyên nhân quan trọng khác đă đóng góp đưa đến cuộc khủng hoảng này là trào lưu toàn cầu hoá đă không đi đôi với sự h́nh thành của một lănh đạo chung cho cả thế giới. Liên Hiệp Quốc không đảm nhiệm được vai tṛ này v́ nó phải đảm nhiệm một vai tṛ cần thiết khác: làm nơi gặp gỡ và thảo luận cho mọi nước bất kể chế độ chính trị. Hoa Kỳ do sức mạnh kinh tế và quân sự trở thành nước lănh đạo thế giới một cách tự nhiên, nhưng vai tṛ lănh đạo của Hoa Kỳ chỉ được chấp nhận một cách rất miễn cưỡng và chính Hoa Kỳ cũng không quan tâm tới thế giới, trừ khi bị bắt buộc. Các cấp lănh đạo dân cử của Hoa Kỳ hầu như chỉ được chọn lựa trên những issues thuần túy nội bộ. Sự hiểu biết về thế giới của các chính trị gia Mỹ, trừ một vài ngoại lệ rất hiếm hoi, không bằng một sinh viên đại học năm thứ nhất về sử địa. Ở một khía cạnh sự thành công của xă hội Mỹ chứng tỏ phúc lợi ghê gớm của dân chủ : không có dân chủ th́ một nước như Hoa Kỳ không thể hơn Mexico và cũng chưa chắc đă tồn tại được. Sự thiếu vắng lănh đạo càng rơ rệt trong sinh hoạt kinh tế, nhất là gần đây khi trọng lượng kinh tế tương đối của Hoa Kỳ sút giảm trên thế giới. Ngân hàng trung ương Mỹ thay đổi lăi xuất một cách đơn phương không cần biết ư kiến của các quốc gia khác, và khi Mỹ cắt lăi xuất th́ Châu Âu không theo mà c̣n phản đối gián tiếp bằng cách bày tỏ lo âu về nguy cơ lạm phát. Những lủng củng đó dần dần tạo ra niềm tin là kinh tế thế giới không lành mạnh và khi cuộc khủng hoảng xẩy ra nó đă gây hốt hoảng. Thế giới thực sự cần một lănh đạo chung, ít nhất một ngân hàng thế giới đúng nghĩa. Điều này cũng không có ǵ là cao siêu.

*

Nhiều người đă nghĩ hơi vội là cuộc khủng hoảng này chứng chủ nghĩa kinh tế tự do đă phá sản và cần được xét lại. Thực ra cái đă phá sản và cần được xét lại là "chủ nghĩa kinh tế tự do mới" (neo-liberalism). Xét lại để trở về với chủ nghĩa kinh tế tự do đúng nghĩa, như nó đă được giảng dạy. Một nhận xét: cái gọi là "chủ nghĩa kinh tế tự do mới" thực ra không phải là một lư thuyết. Nó chưa bao giờ được tŕnh bày một cách có hệ thống, nó chỉ là tên gọi của một sự áp dụng phóng đăng của chủ nghĩa kinh tế tự do.

Thế giới sẽ ra sao sau cuộc khủng hoảng này ?

Chúng ta có thể yên tâm là sẽ không có những hậu quả nghiêm trọng như cuộc khủng hoảng 1929 -1932. Chúng ta không lo sợ nhiều dân tộc bị lâm vào đói khổ cùng cực, mất ḷng tin vào tự do dân chủ và bị cám dỗ bởi các chủ thuyết cực đoan phát xít, nazi, cộng sản. Những thảm kịch đó đă xẩy ra và dẫn đến thế chiến II v́ các chính quyền đă không có phản ứng phối hợp thích đáng. Lần này các nước giầu mạnh đă bén nhậy và sáng suốt hơn nhiều và thế giới cũng đă tiến bộ hơn nhiều so với thập niên 1930. Chắc chắn là sẽ có nhiều khó khăn nhưng thế giới cũng sẽ rút được nhiều bài học quư báu. Kinh tế và tài chính sẽ được quản lư một cách chừng mực và hợp lư hơn, trào lưu toàn cầu hoá sẽ lành mạnh hơn.

 C̣n Việt Nam?

Mới cách đây vài tuần vẫn c̣n có những chuyên gia và các cấp lănh đạo cho rằng các nước đang tăng trưởng sẽ không bị ảnh hưởng nhiều v́ cuộc khủng hoảng này và hơn nữa c̣n có triển vọng tiếp tay giúp các nước giầu mạnh sớm ra khỏi khủng hoảng. Thực tế đă chứng tỏ họ lầm to. Cuộc khủng hoảng đă không giới hạn ở Hoa Kỳ, Châu Âu và Nhật. Các nước đang tăng trưởng c̣n khốn đốn hơn, các thị trường chứng khoán của họ suy sụp nặng hơn. Không thể khác được, họ quá lệ thuộc vào thị trường các nước phát triển trong một tương quan lực lượng quá chênh lệch. Hiệu ứng nhân rất nguy hiểm cho họ trong giai đoạn khủng hoảng. Khi nhập khẩu ở các nước giầu giảm 1% th́ xuất khẩu ở các nước đang tăng trưởng có thể giảm 10% hay hơn nữa. Trong lúc này ít ai c̣n cho vay, phần lớn các công ty đa quốc gia đều thiếu thanh khoản và bị bắt buộc phải rút vốn về, giảm thiểu, băi bỏ hay hoăn lại các dự án đầu tư. Với hiệu ứng nhân một mức độ triệt thoái nhỏ của các nước giầu cũng có thể là một thảm kịch đối với các nước nghèo. Các nước đang tăng trưởng thiếu dự trữ tiền mặt, nợ nhiều, lệ thuộc nhiều vào đầu tư nước ngoài sẽ là những nước khốn đốn nhất. Đây là t́nh trạng của Việt Nam. Khác với Trung Quốc, Việt Nam tuy cũng đặt trọng tâm vào xuất khẩu nhưng lại nhập siêu. Cán cân thương mại của Việt Nam luôn luôn thâm thủng và mức độ thâm thủng ngày càng nghiêm trọng hơn. Chúng ta phải chờ đợi những ngày sắp tới rất vất vả. Toàn dân sẽ phải trả giá đắt cho sự thiển cận của những người lănh đạo.

Và cuộc đấu tranh cho dân chủ sẽ ra sao? Có người nói rằng phong trào dân chủ sẽ gặp khó khăn bởi v́ Hoa Kỳ, cường quốc quan tâm nhất tới dân chủ và nhân quyền, đang bối rối cứu nguy cho chính ḿnh và cũng không c̣n tư cách để cho các nước khác những bài học sau những ǵ vừa xảy ra. Các nước phương Tây khác vốn đă chẳng quan tâm ǵ mấy sẽ lại càng ít quan tâm hơn trong giai đoạn này. Tôi không thể chia sẻ quan điểm này. Chẳng bao giờ có chuyện Hoa Kỳ, hay phương Tây nói chung, áp đặt dân chủ trên một nước khác cả. Dân chủ hoá là một vấn đề nội bộ của mỗi quốc gia và chủ yếu tuỳ thuộc vào cố gắng, quyết tâm và hy sinh của từng dân tộc. Không ai đem dân chủ ban phát cho chúng ta cả. Đồng minh của các lực lượng dân chủ là dư luận thế giới và các tổ chức nhân quyền. Những đồng minh này vẫn c̣n nguyên vẹn. Chúng ta thực sự có thể mất cái ǵ trong trường hợp xấu nhất? Sự quan tâm tới dân chủ của Hoa Kỳ và các nước phương Tây đă không ngăn cản Việt Nam được bầu vào Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc mà không bị một phiếu chống nào, cũng không ngăn cản các tổng thống Clinton, Bush, Chirac và nhiều thủ tướng các nước dân chủ khác tươi cười thăm viếng Bắc Kinh và Hà Nội. Cái mà những người dân chủ có thể mất là ảo tượng có thể nhờ cậy nhiều vào Hoa Kỳ và Châu Âu. Đó chính là ảo tưởng nên mất. Có như thế chúng ta mới khá lên được.

Trái lại cuộc khủng hoảng này, giữa những khó khăn không tránh khỏi cho xă hội, cũng mang những hạt giống đầy hứa hẹn cho tương lai. Cái mô thức phát triển bằng cách bóc lột tối đa, tập trung vào xuất khẩu, bỏ rơi thị trường nội địa, bất chấp môi trường, bất chấp chênh lệch giầu nghèo sẽ hiện nguyên h́nh như một sự nhảm nhí trước mắt toàn dân và ngay cả trước mắt một số đông đảng viên cộng sản. Hào quang tăng trưởng không c̣n, và cũng không c̣n ǵ để biện minh cho sự tồn tại của một chế độ độc tài tham nhũng. Ư chí đổi đời sẽ mạnh hơn rất nhiều. Lạc quan là thái độ đúng, rất đúng.

Nguyễn Gia Kiểng

 

Trang Nhà  :

 

Tiếp nhận thư tín :