Sóng Thần

Sóng Thần tiếng nói của người viễn xứ, gửi về quê hương yêu dấu, niềm tin và hy vọng Dân Chủ Đa Nguyên

 
 
 
               Dân Chủ Đa Nguyên
 

Việt Nam và toàn cầu hóa

Đào Như 

 

Con người được ngàn xưa quan niệm như là trung tâm của vũ trụ, hạt nhân của thế giới. Chính con người phát triển và tạo ra thế giới ngày nay. Trong xuyên suốt mấy ngh́n năm lịch sử tiến hóa, con người không ngừng nghiên cứu, t́m hiểu, thế giới quanh ḿnh. Với sự bùng nổ khoa học và kinh tế của thời Hiện Đại, con người đi sâu vào ḷng trái đất, rừng hoang, núi cao và biển cả, thám hiểm địa cầu; bay sâu vào không gian, t́m hiểu vũ trụ. Con người đă đi bộ trên Mặt Trăng, thám hiểm Sao Hỏa, đang xây thêm nhiều vệ tinh, con thuyền vũ trụ, trạm không gian, trung tâm du lịch trong không gian v.v… Nhưng những sự t́m hiểu về bản thân ḿnh, về nội tâm, về vũ trụ bên trong của chính ḿnh th́ lại chưa được con người nghiên cứu đầy đủ. Cũng bởi v́ nhân loại vào thời ấy, phương tiện đối thoại (communication) c̣n nghèo, do đó nhân loại có cách nh́n khác nhau về nội tâm của ḿnh, cách nh́n ấy tùy thuộc vào mỗi đặc trưng văn hóa của từng xă hội, quốc gia, tôn giáo, thời đại.

    Tự do là hạt nhân phát triển con người

    Một trào lưu có tính chất bứt phá vừa xảy ra ở cuối thế kỷ thứ XX và đầu thế kỷ XXI như một nhận thức mới về thế giới và con người, một hiện tượng xă hội, kinh tế, chính trị mới, một xu thế mới đang làm thay đổi bộ mặt địa cầu - Đó là Toàn Cầu Hóa. Tư tưởng Toàn Cầu Hóa (TCH) đă thật sự phá vỡ các lớp vỏ “khu trú”, “cục bộ”, “tự bảo hộ” của các nền văn hóa và tạo điều kiện cho nhân loại ngồi lại với nhau hầu tiến tới thống nhất những giá trị về con người. Trước kia, các nền văn hóa nhân loại có nhiều mâu thuẩn đối kháng. Nhân loại không có nhiều cơ hội để đối thoại (communication) để giải tỏa những bế tắc. Những nền văn minh nhân loại lúc ấy vẫn là những chiếc bè lớn trôi theo trong một ḍng. Những va chạm, mâu thuẩn, đối kháng là những hậu quả không thể tránh được. Những cuộc chiến, những Thánh chiến xa xưa, hai cuộc Đại Chiến Thế Giới I và II và cuộc Chiến Tranh Lạnh của thế kỷ trước là những điển h́nh. Để tránh khỏi sự tái diễn những va chạm khốc liệt ấy, những chiếc bè lớn này, những mâu thuẩn đối kháng này sẽ được điều chỉnh lại bởi tư tưởng, trào lưu TCH. Như vậy TCH trước hết là cống hiến cho nhân loạn cơ hội đối thoại - đối thoại toàn cầu - global communication - hầu tiến tới thống nhất và xúc tiến việc hóa giải. Quá tŕnh TCH làm nổi bật vai tṛ con người. TCH tùy thuộc vào sức cạnh tranh của con người. Khi sức cạnh tranh của con người càng cao th́ TCH càng nhanh, càng bền vững. Con người ở đây phải được hiểu là cá nhân. Đó là cá nhân trong các cộng đồng, cá nhân trong mọi xă hội, cá nhân trong mọi quốc gia. Khả năng cạnh tranh của con người chỉ phát triển tốt khi nào con người có tự do. Con người càng nhiều tự do, sức cạnh tranh càng cao. Như vậy, tự do là hạt nhân phát triển con người. Con người là hạt nhân của TCH. Không gian tự do của con người cần được nới rộng, quyền lợi con người, phẩm cách con người, cần phải được tôn trọng, bảo vệ và phát triển không ngừng. Tạo điều kiện và cơ hội cho con người được tự do là triết lư sâu sắc của TCH. Tự do có 3 chiều: Tự do Kinh tế, Tự do Chính trị, Tự do Văn hóa. Đó cũng là 3 nhóm cơ bản của Nhân quyền. Như vậy TCH làm nẩy bật vai tṛ Nhân quyền trong thế giới hiện đại. Thật vậy, qua quá tŕnh TCH, nhân lọai nhận thấy ở đâu có Tự do, ở đó có Nhân quyền, ở đó có tiến bộ về mọi mặt từ kinh tế, chính trị, nhân văn và khoa học. Cứu cánh của Tự do là mang lại vinh dự và hạnh phúc cho con người.

     Từ thế kỷ thứ XV đến thế kỷ thứ XVIII, Việt Nam là một nước c̣n trôi giạt ngoài ḍng thời đại quốc tế. Việt Nam đă đánh mất cơ hội tham gia Toàn Cầu Hóa lần thứ I vào năm 1496, khi Christopher Colombus t́m ra Tân Thế Giới - châu Mỹ. Và TCH lần thứ II vào năm 1789 sau cuộc Cách mạng Tư sản Pháp. Măi đến năm 1991, TCH hóa lần thứ III, sau khi bức tường Đông Bá Linh sụp đổ (1989), sau đó là Chế độ Cộng sản bị xóa số ở Nga và châu Âu năm 1991, VN mới mạnh dạn tham gia bước vào TCH cùng với nhân loại trong đó có những nước XHCN cũ, gồm có các quốc gia Đông Âu, Nga và Tàu…

     Khi gia nhập TCH vấn đề quan trọng là làm thế nào để có đầy đủ khả năng tham gia vào sức cạnh tranh toàn cầu. Muốn có được năng lực cạnh tranh người dân phải có đầy đủ tự do. Có tự do người dân mới có đủ khả năng mở rộng không gian hiểu biết và quyền làm chủ của ḿnh để phát triển, mới đủ khả năng nâng cao năng lực cạnh tranh của ḿnh. Con người có tự do là con người chịu trách nhiệm chính ḿnh, tự làm chủ của ḿnh. Cùng với xu thế TCH, Xă Hội Dân Sự trở thành một bức thiết cho mọi quốc gia. Trong Xă Hội Dân Sự-XHDS- con người độc lập với nhà nước càng nhiều càng tốt. Con người phải có đầy đủ bản lỉnh để xác quyết chỗ đứng của ḿnh, thân phận của ḿnh trong tương quan với cộng đồng. Trong XHDS, mực độ Dân chủ của người dân là tiêu chuẩn đo lường tính hợp pháp của chính phủ; mực độ phát triển Tự do của người dân nói lên bản chất lănh đạo của chính phủ.

     Trong quá tŕnh TCH, Tự do là một khái niệm cần được luôn luôn cảnh thức, cần được luôn luôn soi sáng, chiếu rọi, cần được thường xuyên làm mới, làm phong phú hơn. Trong quá tŕnh TCH sự cạnh tranh vô cùng khốc liệt, con người sẽ thấy rằng nếu ḿnh không đầy đủ tự do th́ sẽ thiếu năng lực cạnh tranh, ḿnh sẽ thua cuộc. TCH là môi trường lư tưởng để rèn luyện h́nh thành phẩm chất con người. Mỗi khi con người Tự do làm chủ lấy ḿnh, th́ không ai có thể ép buộc ḿnh phải sống với một vùng đất nước hay một chế độ mà họ không hỗ trợ hạnh phúc của ḿnh, con người có quyền lựa chọn nơi cư trú thích hợp với ḿnh, có quyền di cư, có quyền tị nạn. Con Người Tự Do làm chủ lấy ḿnh c̣n có thể hiểu con người có quyền sở hữu tài sản đất đai, của cải vật chất và trí tuệ. 

    Hai mặt thực và ảo của Toàn Cầu hóa

    TCH là sức ép, buộc các quốc gia phải mở cửa đón nhận cơ hội lớn để phát triển con người, để nâng cao sức cạnh tranh của ḿnh trong toàn cầu, để cùng sinh tồn trong b́nh đẳng cùng nhân loại. TCH là một hiện tượng cạnh tranh toàn cầu để phát triển. Nếu không tham gia vào quá tŕnh này th́ dân tộc, cộng đồng sẽ bị loại ra khỏi ḍng chủ lưu của thời đại. Lộ tŕnh TCH có hai giai đoạn: TCH Kinh tế và sau đó là TCH Văn hóa.

    A - TCH Kinh tế đă và đang là một xu thế lớn có sức cuốn hút phần lớn các quốc gia. Sự chuyển vận các nguồn năng lực, các ḍng vốn đầu tư, ḍng công nghệ, ḍng tài nguyên… trên cùng khắp thế giới từ quốc gia này đến quốc gia khác, từ vùng này đến vùng khác trên khắp địa cầu là một h́nh thức TCH Kinh tế. Sự luân lưu dịch chuyển này phá vỡ biên giới quốc gia. Xuất khẩu lao động, xuất khẩu chuyên gia, là những bức thiết của những quốc gia đông dân mà không có đủ cở sở công nghệ để tiêu thụ họ như Ấn Độ và Việt Nam hôm nay. Các nguồn vốn đầu tư sẽ đổ vào các quốc gia có sức lao động cao và rẻ, có tay nghề giỏi và cỏ đủ nguồn tài nguyên và công nghệ tạo ra những sản phẩm có sức cạnh tranh cao như Ấn Độ, TQ, Hoa Kỳ… Các quốc gia có nguồn tài nguyên rộng lớn như năng lượng, dầu khí, than đá, gỗ, kim khí, uranium v.v… xuất khẩu nguồn nguyên liệu là một nhu cầu bức thiết cho họ. Thế giới TCH là một thế giới cộng sinh, mọi người cùng có lợi. Bên cạnh đó là sức cạnh tranh bắt buộc gây gắt các thanh viên TCH phải luôn luôn phát triển, phải luôn tạo môi trường thống thoáng nhất là Tự Do cho mỗi con người, cho mỗi nghành nghề. ”Thị trường Tư do, Thương mại Tư do, con người Tự do”,(1) là ba yếu tố cần thiết cho phát triển kinh tế. Các quốc gia, các xă hội, có không gian chính trị thống thoáng, tự do, có sức thu hút mạnh mẻ những ḍng năng lực chính trí, những nhà tư tưởng, như Mỹ đă từng thu hút Albert Einstein, Arthur Koestler, Henry Kissinger, Mikhail Gorbachev…

    B-TCH Văn hóa là sự giao lưu văn hóa. Tất cả các nền văn hóa, các dân tộc t́m cách chung sống với nhau, cùng trao đổi với nhau, cùng có lợi, cùng có cơ hội so sánh, hóa giải, cùng phát triển bản sắc văn hóa riêng của ḿnh. Về phương diện TCH văn hóa, các quốc gia nếu không chủ động, sẽ bị sức ép, buộc phải mở rộng cửa tiếp thu, trao đổi những nền văn hóa, những luồng văn hóa, những phong trào văn hóa mới… Nhưng phải hiểu đó cũng là cơ hội để phát triển con người, để phát triển người dân. Du lịch là một cách thức điển h́nh để con người tạo ra giao lưu văn hóa. Qua tốc độ TCH, các dân tộc, các quốc gia, các xă hội, giao lưu với nhau chủ yếu thông qua các hệ giá trị đặc biệt của nhiều nền văn hóa, con người càng ngày càng nhận ra được những giá trị văn hóa chung mà con người cần vươn tới. Đó là những tiêu chuẩn văn hóa có giá trị phổ quát toàn cầu. Do đó việc xây dựng một hệ tư tưởng có giá trị toàn cầu đă trở thành một nhu cầu tất yếu. Các hệ tư tưởng lạc hậu, được kiên tŕ bảo vệ qua các lớp vỏ “khu trú”, ”cục bộ”, “tự bảo hộ”… khó đứng vững trước trào lưu TCH hiện đại. Các hệ tư tưởng này phải chấp nhận một quá tŕnh thanh toán vô cùng gay gắt trước khi bước vào thế giới TCH. Chỉ qua quá tŕnh này, họ mới hy vọng tồn tại, và cuối cùng là phát triển trên những cơ sở của giá trị thật của họ.

    Tất nhiên tất cả các trào lưu đều có những mặt sáng và tối của chúng. Tự do là hạt nhân trong quá tŕnh phát triển con người. Tự do cũng là bà mụ đỡ đầu của Nhân quyền. Không có Tự do, Nhân quyền không tồn tại. Trong quá tŕnh TCH, Tự do và Nhân quyền có những giá trị tương quan với nhau, có những hệ lụy với nhau. Tự do và Nhân quyền đóng vai tṛ then chốt trong TCH. Do vậy, Tự do và Nhân quyền thường hay bị cố ư lạm dụng. Trong quá khứ Nhân quyền nhiều lúc được các quốc gia “cá lớn” sử dụng như một “chiêu”, như một thứ vũ khí để xen vào nội bộ của các nước “cá bé”, các nước yếu hơn. Tuy nhiên sự “lạm dụng ư nghĩa của nhân quyền” cũng phải được hiểu trong nhiều chiều hướng khác nhau. Có lúc cũng có những kẻ yếu hơn, dùng nhân quyền như cái thuẩn để bảo vệ ḿnh, để bảo vệ tư tưởng ḿnh: thời cổ Hy Lạp, triết gia Diogène, (thế kỷ thứ IV trước J.C), phản đối Alexandre Đại Đế đứng chắn mất ánh sáng mặt trời lẽ ra ông ta được hưởng khi Alexandre Đại Đế đến thăm ông và ban phát bổng lộc cho ông. Diogène vẫn tố cáo Alexandre Đại Đế đă vi phạm nhân quyền. Gần 2000 năm sau, Michelangelo, (nhà điêu khắc Ư 1475-1564), trong lúc ông đang tạc tượng Piéta, Hồng Y giáo chủ Villier De La Groslaye lân la đến hỏi ông tại sao ông tạc tượng Đức Mẹ Maria trẻ thế? Lập tức Michelangelo cho rằng Hồng Y Giáo chủ vi phạm nhân quyền khi ông can thiệp vào chuyện riêng tư của nghệ thuật! Theo Michelangelo sáng tạo của nghệ sĩ là điều không ai có thể ra lệnh chỉ đạo một cách trực tiếp hay thô bạo được. Trong lịch sử thế giới, có những chính phủ, những chế độ hoàn toàn ư thức được giá trị của Nhân quyền, nhưng họ không thể để cho người dân của họ được hoàn toàn tự do, được hưởng nhân quyền đúng theo ư nghĩa lịch sử của nó. Như Ôn Gia Bảo, Thủ tướng Trung quốc, đă thối thác về vấn đề Nhân quyền, Tự do, Dân chủ với Thủ tướng Anh, Gordon Brown tại Bắc Kinh hồi tháng 1/2008, Ôn Gia Bảo phát biểu: “ Dân chủ, Tự do, B́nh đẳng, t́nh Bằng hữu luôn luôn là những giá trị chung mà nhân loại cùng chia sẻ. Nhưng con đường thực hiện Dân chủ tại các nước khác nhau gắn liền với điều kiện lịch sử và tinh thần của các quốc gia đó. Mỗi nước đều có con đường khác nhau để tiến đến Dân chủ…”. Mỹ, một trường hợp điển h́nh khác: vào ngày 4/7/1776, đúng 233 năm về trước, các nhà lănh đạo chính trị của Hợp Chủng Quốc, trong Bản Tuyên Ngôn Độc Lập đă xác quyết: “Con người được sinh ra b́nh đẳng, có quyền sống, có quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc…” Ấy thế mà phải đến năm 1920, nghĩa là 144 năm sau, Chính phủ Mỹ mới cho phụ nữ Mỹ được quyền bầu cử, nếu không th́ sợ phải vi phạm nhân quyền. Trong khi đó người phụ nữ Âu Châu được quyền bầu cử từ năm 1840! Trong thế giới TCH, sự lạc hậu về kinh tế, sự kém cỏi về khoa học kỹ thuật ở các quốc gia chậm tiến cũng bị lợi dụng cũng bị triệt để khai thác. Một nhà sử học vào giữa thế kỷ XX, đă nói một câu bất hủ: “Nếu anh là một quốc gia châm tiến lạc hậu về khoa học kỹ thuật, mà anh muốn hưởng những lợi ích của khoa học kỷ thuật hiện đại th́ anh phải chấp nhận lệ thuộc. C̣n nếu anh muốn bảo vệ Độc lập, tự do và b́nh đẳng th́ phải tiếp tục sống trong t́nh trạng, nghèo khó đói kém và lạc hậu ”. Thế giới TCH không phải là thế giới phẳng như Thomas Friedman quan niệm The World is Flat, thật sự nó cũng lồi lơm, cũng có những gốc khuất, nhưng tất cả đều phải được đưa ra đối thoại trên diện toàn cầu. Cho nên chúng ta cũng phải hiểu TCH là một quá tŕnh thương mại, đổi chác (Trading). Dù vậy, con người người không thể tách ḿnh ra khỏi quá tŕnh TCH. Toàn cầu hóa là cơ hội lớn để các dân tộc nh́n vào sư thật về ḿnh bằng các so sánh, bằng cách quyết liệt cạnh tranh với những dân tộc bên cạnh ḿnh, cùng hoàn cảnh lịch sử và xă hội giống ḿnh. Tự nhiên mọi dân tộc tự đặt ḿnh trong những tương quan so sánh, họ phải nh́n thấy những nhược điểm của ḿnh để phấn đấu vươn lên. TCH là bài học cần có để nâng cao nhận thức của ḿnh, là cơ hội để ta so sánh ta cùng với các đối tác. Khi đă có được những ư thức chân chính như vậy về TCH, con người mới làm chủ được ḿnh. Có thế, những thất bại mà con người gặp phải trong quá tŕnh TCH mới được xem như những bài học học cần thiết để nâng cao năng lực nhận thức về cuộc sống cộng hưởng và cộng sinh trong thế giới TCH.

     Có một số quốc gia c̣n mang nặng tính chất khu trú, cục bộ, tự bảo hộ, chuyên chính, độc tài theo kiểu XHCN cuối mùa như Cuba, Venezuella, Bolivia... hay một ít lực lượng chính trị trên thế giới cảm thấy chắc chắn ḿnh thất bại trong quá tŕnh TCH, như El Qaeda, hay các quốc gia thuộc Khối Thứ III, người dân ở đó sống thiếu tự do, thường xuyên chống lại, phản bác trào lưu TCH. Chủ Nghĩa Khủng Bố thể hiện sự thất vọng của một lực lượng chính trị đối với quá tŕnh TCH. Cuộc chiến chống lại bọn khủng bố là cuộc chiến toàn cầu, bảo vệ tự do của con người, bảo vệ TCH. 

    Việt Nam hội nhập và phát triển

    Có người bảo nhờ ở sự may mắn của lịch sử mà Việt Nam có cơ hội tích cực tham gia TCH lần thứ III. Có thể là như thế. Trên thực tế, Việt Nam đă mạnh dạn tham gia TCH III đó là kết quả tất yếu của các cuộc dấn thân đấu tranh của dân tộc ta, quyết tâm đi vào ḍng chủ lưu của thời đại. Hơn thế nữa, Việt Nam, sau năm 1991 mạnh dạn tham gia TCH cũng là nhờ sự xoay chiều chuyển hướng và ư chí phấn đấu, giác ngộ quyền lợi dân tộc của cố Thủ tướng Vơ văn Kiệt và hai vị kế nhiệm ông là nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Cố Thủ tướng Vơ văn Kiệt được xem như người thầy kiệt xuất “Đổi Mới” Việt Nam. Dưới thời của ông nền kinh tế VN chuyển đổi mạnh từ tập trung bao cáp sang cơ chế thị trường. Nhân dân lần đầu tiên được hưởng tự do làm ăn. Ông đẩy mạnh quan hệ đối ngoại đa dạng hóa, đa phương hóa, làm cho VN thêm bạn bớt thù. Cố Thủ tướng Vơ văn Kiệt đă tạo được một không gian chính trị, kinh tế thống thoáng và cởi mở. Dưới thời của ông, Tổng thống Mỹ, Bill Clinton, v́ thế đă không ngần ngại chấp nhận tái lập bang giao với VN trên cấp bậc đại sứ vào năm 1995. Để có cái nh́n chính xác và để Việt Nam biết ḿnh là ai, đang ở đâu trong cộng đồng nhân loại, cố Thủ tướng Vơ văn Kiệt đă mạnh dạn đưa Việt Nam vào TCH, đưa Việt Nam vào sức cạnh tranh toàn cầu, làm thức tỉnh phần nào nhóm tả khuynh cực đoan trong hàng ngũ CSVN.

    Tiếp nối tư tưởng “Đổi Mới” của bậc tiền nhiệm, Nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải tiếp tục khuếch trương quan hệ ngoai giao theo chiều hướng đa dạng hóa, đa phương hóa thêm bạn bớt thù, và tiếp tục đẩy mạnh phát triển kinh tế theo cơ chế thị trường. Không gian tự do buôn bán được nới rộng hơn, khả năng cạnh trạnh toàn cầu của VN được hoàn thiện phần nào. Trong cuộc thương lượng với Tổng thống Hoa Kỳ, Geoge W. Bush, tại Ṭa Bạch Ốc, tháng 6/2005, Nguyên Thủ tướng Phan văn Khải quyết tâm đưa Viet Nam gia nhập Tổ Chức Mậu Dịch Thế Giới, WTO.

    Tại lễ nhậm chức vào ngày 2-8-2007 tại Hà Nội, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu:

    “…thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự do rộng mở đa diện hóa, đa phương hóa. Việt Nam là bạn, là đối tác tin cậy của các quốc gia, các dân tộc trong cộng đồng quốc tế tốt đẹp và mong rằng sẽ tiếp tục nhận được sự ủng hộ và hợp tác của chính phủ các nước, các tổ chức quốc tế, các chính giới, các nhà khoa học, các nhà kinh doanh nước ngoài, v́ mục tiêu ḥa b́nh, ổn định, hợp tác, b́nh đẳng cùng phát triển cùng phồn vinh cho mỗi quốc gia trong khu vực và trên thế giới…” (2)

     Trước Khóa họp lần 62, Đại Hội Đồng LHQ, hôm 27/9/2007, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu:

    “ Việt Nam kiên tŕ thực hiện chủ trương là bạn là đối tác tin cậy của các quốc gia phấn đấu v́ ḥa b́nh độc lập và phát triển…Việt Nam đă là thành viên thứ 150 của TCMDQT-WTO…”

    Và trong dịp này, chính Thủ tướng Dũng đă đưa Việt Nam thành một thành viên không thường trực của tổ chức HĐBA - LHQ…(3).

    Đó là quá tŕnh hội nhâp TCH và phát triển của Việt Nam qua quyết tâm của 3 đời Thủ tướng, mà Cố Thủ tướng Vơ văn Kiệt là người thầy kiệt xuất trong Đổi Mới đất nước, người đă biết giác ngộ không ǵ quí hơn quyền lợi tổ quốc, lợi ích dân tộc.

Ông Phong Lê viết trên báo Văn Nghệ tháng 12/08:

“ …Ra khỏi chiến tranh, Việt Nam với nhiều thương tích, lại hướng theo một mô h́nh xă hội sai lầm không thuận với qui luật, nên bước đi của dân tộc bị chậm rất nhiều so với khu vực. C̣n so với các nước tiền tiến tư bản th́ sự thấp thua là nhiều trăm năm…”.

    Và Việt Nam được gia nhập TCH lần III, với ông Phong Lê:

    “ Đó là một may mắn của lịch sử. Để không được chậm trễ và bỏ lỡ cơ hội, ta phải biết cách làm bạn với tất cả thế giới và phải biết cách đi tắt đón đầu…”

    Và ông cũng lên tiếng cảnh giác:

    ”Đó là điều khó tránh vi phạm những bước tiến theo qui luật tự nhiên của lịch sử. Kinh nghiệm của những Bứt Phá, những Đại Nhảy Vọt, những cuộc cách mạng với những cái tên rất kêu và cả một hệ thống lư thuyết nằm trong các đường lới cương lĩnh, nghị quyết đậm đặc ư chí luận, đă gây ra biết bao đứt gẫy với truyền thống và mất gốc rễ lịch sử.” (4)

    Cả nước đang lo ngại, trước áp lực của Chuyên chính vô sản, ĐCSVN c̣n nắm giử Công an và Bộ đội, Đảng c̣n chỉ huy súng, th́ những tư tưởng “đổi mới” của cố Thủ tướng Vơ văn Kiệt sẽ đi vào tàn lụi, những tiếng kêu gọi của Thủ Tướng Phan Văn Khải, những thông điệp về Hội nhập và phát triển của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, cũng như những lời cảnh cáo của ông Phong Lê… tất cả sẽ rơi vào hoang mạc! Sự hiện hữu của Chuyên Chính vô sản như một nỗi đe dọa cho những ai muốn đổi mới, muốn đưa đất nước đi sâu vào hội nhập cùng thế giới để cùng phát triển. Trước t́nh thế Tự do báo chí, tự do thông tin, tự do ngôn luận, đều bị bóp nghẹt, tham nhũng ngày một lộng hành, hàng loạt Tổng Biên Tập, phóng viên của các báo chí bị kiểm điểm, cho thôi việc, bị tù đầy, học tập cải tạo, nền kinh tê đang ở trong gọng kềm của lạm phát ở cấp hai con số, sức cạnh tranh sẽ chịu ảnh hưởng tiêu cực nghiêm trọng… Việt Nam sẽ đi về đâu? Vấn đề tốc độ Việt Nam hội nhập TCH trong suốt gần hai thập kỷ vừa qua, là một bận tâm của những ai c̣n quan tâm đến vận mệnh tương lai của đất nước. Có lẽ v́ ư thức vấn đề Việt Nam Hội nhập và Phát triển c̣n là một vùng nhạy cảm của thời hiện tại, cho nên trong suốt thời gian của diễn đàn “Việt Nam Học”  tổ chức tại Hà Nội vào 12/2008, không thấy có bài tham luận nào liên quan đến vấn đề trên được đem ra mỗ xẻ và phổ biến.

    Cũng v́ lư do ấy, tôi mạo muội viết bài tham luận ngắn này để hầu quí vị, những ai c̣n quan tâm dến vấn đề hội nhâp và phát triển của đất nước,/.

13/1/2009

Đào Như

BS Đào Trọng Thể

Thetrongdao2000@yahoo.com

Oak park,Illinois,USA

Chú thích:

Phát biểu của TT Bush trong hội nghị APEC-16 tại Lema-Peru

(1)http://www.voanews.com/vietnamese/2008-11-22-voa22.cfm

Phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại lễ nhậm chức 2-8-07

(2)http://www.mofa.gov.vn/vi/cs_doingoai/pbld/ns070802150433

Diễn văn của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đọc tại khóa hơp thứ 62-Đại Hội Đồng LHQ

(3)http://www.chinhphu.vn//portal/page?_pageid=33,128127&_dad=portal&_schema=PORTAL&item

Việt Nam Đang Ở Đâu- Đào Như

(4)http://www.diendan.org/viet-nam/vietnam-dang-o-dau/

Về Cái Thời Chúng Ta Đang Sống- Phong Lê

(5)http://www.chungta.com/Desktop.aspx/ChungTa-SuyNgam/Van-Hoa/Ve_cai_thoi_ chung

 

 

Trang Nhà  :

 

Tiếp nhận thư tín :