Sóng Thần

Sóng Thần tiếng nói của người viễn xứ, gửi về quê hương yêu dấu, niềm tin và hy vọng Dân Chủ Đa Nguyên

 
 
 
      Vấn Nạn Đất Nước
 

Hàng Trung Quốc: Thời giá rẻ đă qua?

Kiều Oanh

 

Cách đây 20 năm, doanh nhân Tim Hsu thành lập một c ng ty sản xuất bóng đèn ở Đài Loan. Giống như nhiều doanh nghiệp khác ở Đài Loan, Hồng Kông và Macau, công ty của ông Hsu sau đó đă chuyển nhà máy sang khu vực đồng bằng sông Châu Giang ở tỉnh Quảng Đông để tiết kiệm chi phí.

Khu vực c̣n lạc hậu này sau đó đă phát triển thành trung tâm sản xuất lớn nhất thế giới, với rất nhiều ngành công nghiệp, từ sản xuất hàng điện tử, giày dép, đồ chơi, hàng nội thất, tới các loại thiết bị chiếu sáng.

Đóng cửa hàng loạt

Sự kết hợp giữa giá nhân công rẻ, quy định pháp lư lỏng lẻo và đồng Nhân dân tệ được định giá thấp so với các đồng tiền khác đă tạo ra một sức hấp dẫn không thể cưỡng lại. Ông Hsu cách đây không lâu c̣n rất tin tưởng vào t0ơng lai của Quảng Đông với tư cách là công xưởng của thế giới, và ông đă chi 7 triệu USD để xây dựng thêm một nhà máy có quy mô lớn.

Nhưng mọi cái đă không diễn ra đúng như những ǵ ông Hsu dự kiến. Nhiều doanh nghiệp Trung Quốc, trong đó có công ty của ông, hiện đang phải đối mặt với những thay đổi rất lớn.

Nhu cầu từ thị trường Mỹ - thị trường lớn nhất cho mọi loại hàng hóa Trung Quốc, từ chăn ga gối đệm cho tới thiết bị nhà vệ sinh - đă sụt giảm mạnh. Luật lao động mới của Trung Quốc có hiệu lực từ ngày 1/1 năm nay đă buộc các doanh nghiệp phải tăng đáng kể chi phí lao động giữa lúc nguồn cung lao động trên thị trường không c̣n dồi dào như trước. Giá nguyên vật liệu đầu vào, nhất l à giá nhiên liệu, tăng vọt.

Thêm vào đó, việc Chính phủ Trung Quốc dừng chính sách ưu đăi đối với các nhà xuất khẩu cũng khiến nhiều doanh nghiệp lao đao. Sự lên giá của Nhân dân tệ khiến tỷ suất lợi nhuận của họ đă mỏng lại càng mỏng thêm.

Kết quả, hàng ngh́n nhà sản xuất Trung Quốc đang đứng bên bờ vực phá sản, đồng thời vai tṛ của Trung Quốc với tư cách là nước xuất khẩu hàng đầu các mặt hàng giá rẻ cũng bị đe dọa nghiêm trọng.

Nhà máy mới của ông Hsu chỉ hoạt động cầm chừng ở mức 60% công suất và ông dự báo, sẽ có một nửa số nhà máy sản xuất các thiết bị chiếu sáng ở Trung Quốc, chủ yếu tập trung ở Quảng Đông, sẽ phải đóng cửa trong năm nay. Nhiều nhà máy sản xuA 5t giày dép, quần áo, đồ chơi… cũng đang phải đóng cửa.

Ông Philip Cheng, Chủ tịch công ty sản xuất đồ thể thao Strategic Sports với 17 nhà máy ở đồng bằng sông Châu Giang cho biết: “Chúng tôi đă mất 20 năm để đi từ con số 0 đến chỗ xây dựng được một trong những công ty sản xuất hàng thể thao lớn nhất thế giới. Nhưng chúng tôi đang chết dần”. Cũng theo ông Cheng, tỷ suất lợi nhuận của công ty ông trước đây có lúc là 8%, nhưng hiện nay gần như bằng 0.

Theo dự báo của Liên đoàn Công nghiệp Hồng Kông, sẽ có khoảng 10% trong tổng số 60.000 - 70.000 nhà máy của Hồng Kông đang hoạt động tại vùng đồng bằng sông Châu Giang sẽ phải đóng cửa trong năm nay. Theo Hiệp hội Giày dép châu Á, trong ṿng 12 tháng qua đă có 150 nhà máy giày ở vùng này p hải đóng cửa và thời gian tới sẽ có thêm nhiều nhà máy nữa phải ngừng hoạt động. Một số dự báo cho rằng, tăng trưởng xuất khẩu của Trung Quốc trong năm nay sẽ chỉ ở mức 5% hoặc thấp hơn.

Tuy nhiên, t́nh h́nh trên lại không khiến các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc quá lo ngại. Phần lớn các nhà máy bị đóng cửa đều là những cơ sở sản xuất những mặt hàng giá trị thấp, hàm lượng lao động cao, gây nhiều ô nhiễm và sử dụng nhiên liệu thiếu hiệu quả. Bắc Kinh hiện muốn thúc đẩy những ngành công nghiệp sạch hơn, sản xuất những mặt hàng chất lượng cao cho thị trường trong nước như ô tô, máy bay, các sản phẩm công nghệ sinh học và phần mềm.

Trọng tâm này không chỉ giúp thúc đẩy tiêu dùng trong nước - một mục ti=C 3u chủ chốt của Trung Quốc - mà c̣n giúp làm dịu bớt những căng thẳng trong quan hệ thương mại quốc tế do thặng dư thương mại khổng lồ của Trung Quốc. “Chúng tôi không bỏ rơi các nhà xuất khẩu. Nhưng sản xuất hàng để tiêu thụ trong nước là tốt cho Trung Quốc, tốt cho tập thể và tốt cho nhân dân”, Chủ tịch tỉnh Quảng Đông, ông Huang Huahua, nói.

Tuy nhiên, xu hướng này có lẽ sẽ gây ra tác động lớn hơn những ǵ mà các cơ quan chức năng Trung Quốc dự tính. Khi hơn 100 nhà máy Hàn Quốc đóng cửa sau dịp Tết Nguyên Đán vừa qua ở tỉnh Sơn Đông, hàng ngàn công nhân đă mất việc và vẫn c̣n bị nợ lương.

Ngổn ngang khó khăn

Có lẽ lúc này, nhiều công ty đa quốc gia lớn đang nuôi ư 9 1ịnh chuyển nhà máy khỏi Trung Quốc. Pḥng Thương mại Mỹ tại Thượng Hải cho biết, có khoảng hơn một nửa các công ty nước ngoài đang làm ăn tại Trung Quốc tin rằng, Trung Quốc đang mất đi lợi thế cạnh tranh so với các nước như Việt Nam và Ấn Độ. Một cuộc điều tra cho thấy, có khoảng 1/5 số công ty được hỏi đang tính đến chuyện chuyển khỏi Trung Quốc.

Sự lên giá của đồng Nhân dân tệ có lẽ là lư do lớn nhất thúc đẩy các công ty chuyển địa điểm sản xuất. Tuy nhiên, các chính sách của Chính phủ cũng đă góp phần dẫn tới xu thế này. Năm ngoái, Chính phủ Trung Quốc quyết định cắt giảm ưu đăi thuế đối với 2.000 mặt hàng sử dụng để sản xuất hàng xuất khẩu. Kết quả, chi phí sản xuất nhiều sản phẩm đă tă ng 14 - 17%.

Luật lao động mới của Trung Quốc quy định các công ty phải đảm bảo nhiều lợi ích cho người lao động như lương hưu, quyền đàm phán tập thể, quyền được thuê dài hạn… Những quy định này đă đẩy chi phí hoạt động của các doanh nghiệp thêm 40%.

Trong t́nh h́nh như vậy, giải pháp của nhiều công ty là chuyển ra bên ngoài. Đầu tháng 3 này, công ty dây cáp Yong Jin ở tỉnh Hà Bắc của Trung Quốc đă mở một nhà máy ở tỉnh Tây Ninh, Việt Nam. Người đứng đầu dự án này, ông Qu Huijung cho biết, lương b́nh quân của một công nhân làm công việc giản đơn ở Trung Quốc là hơn 1.000 Nhân dân tệ, nhưng ở Việt Nam, mức lương này chỉ là 500 Nhân dân tệ.

Chi phí sản xuất tăng cao ở Trung Quốc cũng đang ảnh hưởng đến quyết định t huê ngoài của các thương hiệu đồ may mặc và giày dép lớn. Hăng Adidas đă đề nghị các nhà cung cấp của ḿnh ở Quảng Đông t́m đến những khu vực có chi phí rẻ hơn ở Trung Quốc cũng như ở những nước khác. Hăng Apache Footwear, một nhà cung cấp của Adidas, của Đài Loan gần đây đă mở một nhà máy mới ở Ấn Độ.

Mặc dù vậy, việc chuyển nhà máy ra nước ngoài cũng khiến các doanh nghiệp tốn nhiều thời gian và tiền bạc. Những hệ thống hậu cần phức tạp đă phát triển hơn một thập kỷ nay để hỗ trợ các ngành công nghiệp từ sản xuất máy tính tới sản xuất giày da cũng phải di chuyển theo.

Thậm chí ở những quốc gia khác như Việt Nam, chi phí nhân công cũng đang tăng mạnh và t́nh trạng thiếu hụt nhân công cũng đang diễn ra. Nhiều loE1i chi phí khác thậm chí c̣n vượt mức ở Trung Quốc. Chi phí xây dựng nhà máy của công ty Apache ở Ấn Độ gần gấp 3 lần ở Trung Quốc do Chính phủ Ấn Độ yêu cầu phải tuân thủ các tiêu chuẩn của Anh về vật liệu xây dựng. Ngoài ra, t́nh trạng mất điện mất nước thường xuyên xảy ra ở Ấn Độ cũng là một trở ngại lớn.

Do đó, nhiều doanh nghiệp đă chọn con đường ở lại Trung Quốc, nhưng tăng hiệu quả hoạt động của nhà máy. Một số doanh nghiệp đă thúc đẩy việc tự động hóa, một số khác hạn chế việc thay thế nhân công. Công ty Apache đă thu hút công nhân ở lại làm việc lâu dài trong công ty bằng cách xây nhà trẻ và tổ chức trại hè tiếng Anh cho con em công nhân, xây nhà chung cư giá rẻ để bán cho các cặp vợ chồng công nhân…

Vậy những nỗ lực như thế này liệu sẽ giúp hạn chế sự tăng giá của các sản phẩm do Trung Quốc sản xuất? Có lẽ là không. Nhiều năm qua, các nhà sản xuất Trung Quốc đă đáp ứng yêu cầu của các hăng bán lẻ Mỹ trong việc hạ giá sản phẩm, nhưng lúc này họ khó có thể hạ thêm nữa. Nhiều doanh nghiệp Trung Quốc vừa qua đă phải từ chối những đơn hàng trị giá hàng triệu USD v́ nếu nhận họ sẽ lỗ.
Nhiều công ty trung gian giữa các nhà sản xuất Trung Quốc và các hăng bán lẻ Mỹ dự báo, thời gian tới, giá giày dép, hàng may mặc và mọi sản phẩm gia dụng do Trung Quốc sản xuất sẽ c̣n tăng tiếp. Trong năm ngoái, giá đồ chơi trẻ em và quần áo sản xuất ở Quảng Đông đă tăng 25%.

Nhiều doanh nghiệp đă lựa chọn giải pháp chuyển sâu vào bên trong Trung Quốc đại lục, tới những nơi như Tứ Xuyên, Hồ Nam, nhưng cho dù ở đâu họ cũng phải đối mặt với những vấn đề giống nhau: luật lao động mới, giá đầu vào tăng cao, đồng Nhân dân tệ lên giá. Và điều này cũng có ảnh hưởng đến kinh tế toàn cầu.

Theo giới phân tích, 20 năm vừa qua, Trung Quốc “xuất khẩu” thiểu phát, nhưng giờ đây Trung Quốc “xuất khẩu” lạm phát. Và người tiêu dùng thế giới không c̣n lựa chọn nào khác mà sẽ phải chấp nhận thực tế mới này.

(Theo Business Week)

 

Trang Nhà  :

 

Tiếp nhận thư tín :