Muôn dặm xa xăm, quan san nghìn trùng cách trở, cho nên anh chị em chúng tôi tưởng nhớ quê hương, mượn nghệ thuật truyền thông bắt nhịp cầu liên lạc về Tổ Quốc.

 

 

     Trang Nhà

 

Mục Lục

 

Rừng Người Lao Động
Những Sự Kiện
Vấn Nạn Đất Nước
Dân Chủ Đa Nguyên
Câu Lạc Bộ Dân Chủ
Văn Học Nghệ Thuật
Trung Tâm Việt Học
   

   
    Tiểu Thuyết Giả Sử

 

 

Anh Hùng Nam Việt
   

   

Télévision

Ước Vọng Toàn Dân

Lật Lại Hồ Sơ Đen

Việt Nam Trung Hoa

Hôm Nay Mai Sau

Dặm Trường Quê Hương

Đất Nước Lưu Danh

Dân Tộc Sinh Tồn
   

 

Thảo Luận

Bình Luận

Ý Kiến

Báo Lưu Trữ
   

 

Tiếp nhận thư tín :

 

Trang Nhà  :

 

   

Chủ Nhiệm : Viên Dung

Tổng B.T : Sông Dinh

Ban Biên Tập :

Trần Đại Trường, Nguyễn Trung Châu, Nguyễn Giang Thành, Mai Hòa Hiệp, Lê Bình Định, Cổ Hoa Trà, Chu Hậu Hạp, Đinh Tứ Hải, Phạm Thiên Bình, La Hối, Huỳnh Thiện Nam, Phan Ngọc Linh.

 
   
   
   
   
   
   
   
   
   

 

 

 

 

Google
Saigonbao.com
Thông Luận
Tổ Quốc
Nhân Ái

Đất Việt

Photoht

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

     31
Phạm Quế Dương
Nguyễn Thanh Giang
Phạm Hồng Sơn
Lê Chí Quang
Nguyễn Vũ Bình
Vi Đức Hồi
Nguyễn Thượng Long
Nguyễn Gia Kiểng
Nguyễn Văn Lý
Trần Khải Thanh Thủy
Lê Thị Công Nhân
Nguyễn Văn Đài
Hà Sĩ Phu
Nguyễn Đan Quế
T.T.Thích Quảng Độ
Trần Dũng Tiến
Tiêu Giao Bảo Cự
Bùi Ngọc Tấn
Bùi Minh Quốc
LM  Chân Tín
Lê Quốc Quân
Nguyễn Xuân Nghĩa
Phạm Văn Trội
Lê Hồng Hà
Vũ Văn Hùng
Trần Kim Anh
Nguyễn Đan Quế
Nguyễn Phương Anh
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
“Bức tử” lòng đất: Quặng ngày

 đêm chảy sang Trung Quốc

  Cao Bắc

5 giờ chiều, quặng đã bắt đầu được chuyển qua biên giới - Ảnh: Cao Bắc

Những người già của xã Tri Phương, huyện Trà Lĩnh (Cao Bằng) cũng không nhớ chính xác từ bao giờ người ta bắt đầu đào quặng sắt đem bán sang Trung Quốc. Chỉ biết rằng đã từ lâu, lâu lắm rồi, từ những năm 80 của thế kỷ trước người ta đã rầm rộ kéo nhau đi đào quặng. Từ đó đến nay, hằng ngày hằng giờ, quặng âm thầm chảy, chảy mãi về bên kia biên giới.

Nấm mồ 300 nhân mạng

Đường vào Tri Phương xuyên qua những cánh rừng mới tái sinh, cỏ cây lúp xúp, xuyên qua những thung lũng, bãi đất canh tác bỏ hoang lâu ngày. Đi ngang qua Bãi Sập - nấm mồ khủng khiếp chôn hơn 300 người đào quặng năm 1992 - cảm giác ớn lạnh trùm lấy chúng tôi. Người dân Cao Bằng khi nhắc đến thảm họa sập mỏ Kép Ky (xã Tri Phương, huyện Trà Lĩnh) vẫn chưa hết bàng hoàng. Mùa hè năm đó, việc khai thác quặng nơi này diễn ra tự do. Hàng nghìn người từ khắp các tỉnh tập trung về đây đào quặng. Họ dựng hàng trăm lều lán dưới chân đồi.

Một đêm mưa to gió lớn, cả một mảng đồi lớn ập xuống khu lán trại, tất cả đều không còn. Gần nửa tháng trời tỉnh huy động quân đội, công an, dân quân và người dân địa phương đi đào bới nhưng cũng chỉ tìm được hơn 100 xác người. Có người ước tính vụ sập làm chết hơn 300 người, có người lại khẳng định khu lán trại rộng lớn như vậy phải có đến 500 người. Bãi quặng tự do không ai quản lý nên không ai biết chính xác con số đó là bao nhiêu.

Sau thảm họa khủng khiếp, suốt một thời gian dài không ai dám lại gần bãi sập đào quặng. Thế nhưng gần đây, xung quanh bãi sập bắt đầu xuất hiện những kẻ "điếc không sợ súng" mon men đào quặng. Không ai biết liệu thảm họa năm 1992 có lặp lại?

Dọc theo con đường vào xã, hai bên là những bãi khai thác quặng, nhìn xa như những chiếc tổ mối khổng lồ chi chít những hố, đất đỏ đùn ra miệng hố, theo dòng nước chảy xuống chân đồi đỏ quạch như những dòng máu của núi rừng. Lại gần ngó xuống một miệng hố đã bỏ hoang, chúng tôi giật mình lạnh toát sống lưng, hố sâu hun hút không thấy đáy. Miệng hố, đất có thể sụt xuống bất cứ lúc nào. Chỉ một cái sẩy chân, người ta có thể mất mạng ngay lập tức.

Nhìn xa, bãi quặng như đã bỏ hoang, lại gần, nhìn kỹ mới thấy dưới những bụi cây lớn, dưới những hốc đá, khe đồi, chỗ nào cũng có lán trại của người khai thác quặng. Họ phủ lá cây lên mái, nguỵ trang cực khéo.

Một thầy giáo công tác ở xã Tri Phương cho biết, đã 7 năm từ ngày anh nhận công tác tại xã, chuyện khai thác vận chuyển quặng trái phép chưa bao giờ dừng lại. Hiện nay có hàng nghìn người khai thác quặng trái phép. Mỗi đêm có hàng trăm con la, con ngựa chuyển quặng, mỗi con vận chuyển trung bình 2 tạ quặng. Ước tính mỗi đêm hàng trăm tấn quặng bị chảy sang Trung Quốc. Mỗi khi chính quyền địa phương tổ chức giải tỏa, ngăn chặn thì những người đào quặng tạm dừng hoạt động, được mấy hôm họ làm tiếp tục. Huyện không đủ lực lượng để duy trì chiến dịch giải tỏa nên việc ngăn chặn hầu như không có hiệu quả. Những người đi đào quặng thường là dân tứ xứ. Đông nhất là Thái Nguyên, Bắc Kạn và một số ở các huyện, các xã khác. Còn người dân Tri Phương chủ yếu là đi buôn quặng. Buổi chiều, họ mang xe máy đến các điểm tập kết và thu mua của người đào, chở về nhà đợi đêm xuống thì chở ra gần biên giới tập kết. Sau đó dùng lừa, ngựa thồ qua đường mòn sang biên giới tập kết tại bãi quặng của người Trung Quốc. Xe máy dùng vận chuyển toàn xe Trung Quốc không có biển số. Giá mỗi chiếc xe thế này chừng 2-3 triệu đồng. Khi xe máy bị công an chặn, họ bỏ cả xe chạy, hôm sau đi mua cái mới. Nhiều người mua cả xe tải, xe công nông, xe U-oát để buôn quặng. Mỗi ngày, một người buôn quặng có thể kiếm được vài trăm nghìn, thậm chí có thể kiếm tiền triệu mà không tốn bao nhiêu công sức.

Rời Tri Phương về thị trấn Trà Lĩnh, chúng tôi nghỉ chân uống nước tại chợ xã Quang Trung, bà chủ quán nước kể về một người đàn ông có tên là Hồ, dân tộc Tày vừa xây một căn nhà 3 tầng to nhất chợ xong đã mua liền 2 chiếc ô tô. Chiếc xe tải gần 400 triệu để chở quặng, buôn quặng sang biên giới và chiếc xe con gần 1 tỉ đồng để đi chơi. Người ta giàu có như thế vì buôn quặng thì chắc chắn rằng việc đào quặng trái phép, buôn quặng sang biên giới sẽ còn tiếp diễn dài dài chừng nào tỉnh Cao Bằng chưa có một giải pháp hữu hiệu để ngăn ngừa.

Đường đi của quặng

Cách trung tâm xã Tri Phương chừng 2 km, giữa núi rừng hoang vắng có một bãi đất bằng phẳng chừng 1.000m2 người ta dùng làm chợ quặng. Nói là chợ nhưng thực ra chỉ có duy nhất một căn nhà (đúng hơn là căn lều) xây bằng gạch ba vanh rộng chừng 20m2. Nơi này nguyên là bãi tập kết xe cộ của một doanh nghiệp khai thác quặng. Từ khi doanh nghiệp rút đi, người dân biến nó thành một chợ tự phát. Chợ đông nhất vào buổi chiều khi đoàn người đào quặng gánh sản phẩm đào được từ trên núi xuống. Họ gặp nhau hớn hở, nói cười líu ríu rồi hối hả cân quặng, tính tiền đếm soàn soạt rồi hò nhau ném bao quặng lên ô tô, buộc lên xe máy và phóng vèo đi. Tất cả chuyến mua bán diễn ra chưa đầy 5 phút. Con đường đất bụi tung mù mịt bởi những chiếc xe chở quặng phóng ào ạt.

Bám sát theo sau một xe máy chở quặng, chúng tôi đến gần trụ sở UBND xã Tri Phương. Lúc này là hơn 3 giờ chiều, cửa ủy ban xã mở, cán bộ làm việc bình thường, xe chở quặng vẫn đi qua lại bình thường trước cổng ủy ban xã. Xe chạy chừng 3 km rồi dừng lại trước cổng một ngôi nhà cấp 4 xây bằng gạch ba vanh. Phía trước nhà, một chiếc xe Minsk cũ nát, tháo mất bánh trước dựng đó. Có vẻ như chiếc xe đã hoàn thành xuất sắc sứ mệnh thồ quặng của mình. Cạnh đó là mấy chiếc xe cũ nát không biển số. Hơn chục chiếc bao tải cáu bẩn rách nát lòi cả những cục quặng đen xì ra ngoài vứt lổng chổng đầu hồi nhà. Người điều khiển xe là thanh niên dáng người thấp nhỏ, áo quần lấm lem bùn đất, không rõ da trắng hay đen vì bụi đất quặng bám đầy mặt. Cậu thanh niên nhanh chóng cởi dây chun buộc, lẳng mấy bao quặng xuống sân rồi rồ máy quay lại phía chợ quặng. Chừng 30 phút sau, chiếc xe lại oằn mình cõng thêm 4 bao tải quặng về nhà. Cơn mưa chiều rải rác cũng không đủ sức ngăn những chiếc xe chở quặng lầm lũi cõng quặng từ bãi thu mua về nhà.

5 giờ chiều, con đường nhỏ dẫn ra cột mốc 757 bắt đầu lác đác người dắt ngựa thồ quặng qua biên giới. 8 giờ tối, từng đoàn xe máy ì ạch chở quặng đến tập trung tại một địa điểm gần đường, thuộc xóm Nà Dốc, cách khu nhà của Tổ biên phòng vài trăm mét. Hàng trăm con lừa (dân địa phương gọi là lồ), ngựa và chủ của chúng đang khẩn trương chuẩn bị cho chuyến hành trình. Những bao tải quặng xếp hàng loạt ven đường. Ánh đèn pin, đèn xe máy loang loáng. Tiếng bước chân người, chân ngựa lộp cộp trên đường. Đoàn người đông, nhưng không ồn ào, ai nấy lặng lẽ và nhanh chóng thực hiện công việc của mình. Quặng được đặt lên những chiếc giá hàng gắn trên lưng lừa, ngựa, chằng buộc bằng dây chun rồi rồi hối hả tiến về phía  trước. Ngựa, lừa đi trước, người nối gót theo sau. Có hai con đường vận chuyển quặng sang biên giới. Một đường qua xóm Koỏng Kẹo, rộng rãi, trải bê tông, ô tô có thể chở quặng đi được, nhưng lại đi qua trước cửa khu nhà của bộ đội biên phòng. Chỉ thỉnh thoảng khi bộ đội không ở nhà hoặc lơ là không để ý, người ta mới dám chuyển quặng qua đường này. Một đường khác nhỏ hơn, gập ghềnh toàn đá hộc đi qua xóm Đông Căm (xóm di dân ra biên giới) đi khoảng nửa km là sang đến đất Trung Quốc.

Đêm tối mù mịt, mưa lất phất, đoàn người ngựa âm thầm hối hả tiến về phía trước. Kẻ xuôi người ngược chen chúc trên con đường ngoằn ngoèo lúc thì men theo sườn núi, đá hộc trồ ra đường, lúc xuyên qua đám rẫy ngô ướt rượt. Đường lầy lội trơn trượt chỉ rộng chừng 30 cm nhưng đoàn người, ngựa vẫn bình thản đi lại. Dường như tất cả đã quá quen thuộc với con đường đêm nào cũng đi lại mấy lượt. Vượt qua cột mốc 757 vài trăm mét, bóng tối loãng ra bởi những ánh đèn điện hắt ra từ một khu nhà cấp 4 xây bằng gạch ba vanh nằm chênh chếch dưới chân núi, gần bãi ngô. Đoàn lừa, ngựa dừng trước sân nhà, người ta dỡ quặng, đưa vào kho và trả tiền Trung Quốc cho các phu chở quặng. Tiền công cho phu quặng giá 20 tệ/tạ (khoảng 50 nghìn đồng). Mỗi chuyến, một con lừa, ngựa thồ được 2 tạ. Mỗi phu quặng có từ 2 - 4 con lừa, ngựa tính ra mỗi chuyến cũng kiếm được 200 - 400 nghìn đồng một chuyến. Mỗi đêm tùy số lượng quặng nhiều hoặc ít mà phu quặng có thể kiếm từ vài trăm nghìn đến hơn 1 triệu đồng. Đoàn người ngựa cứ thế túc tắc vận chuyển đến khoảng 3 giờ sáng. Như thế, hành trình của quặng bắt đầu từ chiều và kết thúc vào 3 giờ sáng.

Cao Bắc

 

  31